3.2. Thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở
3.2.2. Thực trạng nhu cầu được trao đổi thơng tin, tình cảm, hiểu biết
mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.3: Thực trạng nhu cầu trao đổi thơng tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ
Chí Minh
STT Nội dung nhu cầu Mức độ (%) ĐTB ĐLC Thứ bậc Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 1 Em mong muốn chia sẻ thông tin về học tập với cha mẹ
2
Em mong muốn chia sẻ thông tin về bạn bè với cha mẹ
5,6 12,7 31,5 26,8 23,4 3,50 1,14 8
3
Em mong muốn chia sẻ thơng tin về gia đình với cha mẹ
1,3 6,4 27,9 31,8 32,6 3,88 0,98 7
4
Em mong muốn chia sẻ thông tin liên quan bản thân (sức khỏe, ý tưởng, nguyện vọng, sở thích, nhu cầu…) với cha mẹ 2,4 4,7 18,0 30,7 44,2 4,10 1,01 5 5 Em mong muốn lắng nghe những chia sẻ từ cha mẹ 1,5 3,9 20,2 30,7 43,8 4,11 0,96 4 6 Em mong muốn cha mẹ quan tâm, giúp đỡ em 1,3 3,9 18,5 30,3 46,1 4,16 0,95 3 7 Em mong muốn tình cảm ngày càng gần gũi, thân thiết với cha mẹ
8
Em mong muốn cha mẹ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của em
1,1 1,5 13,3 24,0 60,1 4,41 0,85 1
ĐTB chung 4,06 0,77
Thông qua số liệu ta nhận thấy nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức cao (ĐTB = 4,06, ĐLC = 0,77) và cao nhất trong 3 nội dung nhu cầu giao tiếp được khảo sát. Điều này cho ta thấy mong muốn của học sinh khi giao tiếp với cha mẹ là trao đổi thơng tin, tình cảm và hiểu biết lẫn nhau, biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh sau đây:
Có đến 72% học sinh đánh giá nhu cầu trao đổi thơng tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ ở mức độ cao. Có 21,1% ở mức độ trung bình và mức độ thấp và rất thấp lần lượt là 4,8% và 2,1%. Khi giao tiếp với cha mẹ, học sinh mong muốn trao đổi thơng tin, tình cảm ngày càng gần gũi và cha mẹ có thể hiểu mình hơn. Do ở lứa tuổi này, các em có những bất đồng trong chính bản thân mình, có những vấn đề cần được giải đáp nên nhu cầu này thể hiện cao nhất.
Chúng tôi khảo sát 8 nội dung để đánh giá thực trạng nhu cầu trao đổi thơng tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, có 2 nội dung thu được đánh giá rất cao từ học sinh, 6 nội dung còn lại đều được học sinh đánh giá ở mức độ cao, cụ thể như sau:
Hai nội dung được đánh giá ở mức độ rất cao là nhu cầu “Em mong
mong muốn tình cảm ngày càng gần gũi, thân thiết với cha mẹ” (ĐTB = 4,38)
thể hiện rằng khi giao tiếp, điều mà học sinh mong muốn nhất đó là cha mẹ có thể hiểu được các em đang có những suy nghĩ, quan điểm, nhu cầu, mong muốn, sở thích như thế nào giúp cha mẹ và học sinh hiểu nhau. Từ đó, tình cảm giữa học sinh và cha mẹ ngày càng gần gũi, thân thiết và gắn bó hơn. Qua chia sẻ của em N.T.Y.V “Điều em mong muốn khi nói chuyện với cha mẹ
em là cha mẹ có thể hiểu những gì em đang suy nghĩ, những điều em muốn làm, cha mẹ có thể hiểu được em như thế nào”.
Nội dung nhu cầu “Em mong muốn cha mẹ quan tâm, giúp đỡ em”
(ĐTB = 4,16) được học sinh đánh giá ở mức cao cho thấy nguyện vọng của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở là vẫn muốn được cha mẹ quan tâm, giúp đỡ. Em N.T.B có chia sẻ “Mẹ là người thân với em nhất, nên có gì em cũng
kể cho mẹ nghe, đặc biệt là những vấn đề em không thể giải quyết được, lúc đó em cần mẹ giúp em”.
Em mong muốn lắng nghe những chia sẻ từ cha mẹ là nội dung được
đánh giá ở mức cao (ĐTB = 4,11). Bên cạnh việc học sinh mong muốn được cha mẹ quan tâm thì học sinh cũng muốn lắng nghe, chia sẻ để thể hiện sự quan tâm của mình với những người thân yêu nhất.
Các nội dung “Em mong muốn chia sẻ thông tin liên quan bản thân”, “Em mong muốn chia sẻ thông tin về học tập với cha mẹ”, “Em mong muốn chia sẻ thơng tin về gia đình với cha mẹ”, “Em mong muốn chia sẻ thông tin về bạn bè với cha mẹ” có ĐTB lần lượt là 4,10, 3,95, 3,88, 3,50. Việc chia sẻ
thông tin về bạn bè được đánh giá ở mức độ thấp hơn trong các nội dung khảo sát nhưng vẫn ở mức cao. Các em muốn chia sẻ thông tin với cha mẹ từ các thơng tin về học tập, bạn bè, gia đình và bản thân các em để cha mẹ hiểu em hơn. Tuy nhiên, ở nội dung em mong muốn chia sẻ thơng tin về bạn bè với cha mẹ có đến 49,8% học sinh đánh giá từ mức độ rất thấp đến trung bình.
Điều này cho thấy là một bộ phận không nhỏ học sinh không muốn cha mẹ biết q nhiều về bạn bè của mình, có thể là do khoảng cách thế hệ hoặc do độ tuổi này các em đang rất quan tâm đến vấn đề bạn bè, những rung cảm đầu đời. Khi được hỏi về nội dung em thường giao tiếp với cha mẹ, em T.T.K có chia sẻ: “Thường em hay kể chuyện học tập cho cha mẹ nghe, còn chuyện bạn
bè em cũng ít kể”.