3.4. So sánh thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học
3.5.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha
của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
Các yếu tố khách quan cũng có ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh (ĐTB = 3,09, ĐLC = 1,13). Cụ thể như sau:
Nhóm yếu tố đầu tiên được học sinh đánh giá ảnh hưởng nhất đó chính là phong cách giáo dục của cha mẹ, nội dung đứng ở vị trí thứ nhất “Khi giao
tiếp cha mẹ lắng nghe em, tôn trọng em” (ĐTB = 3,30) và vị trí thứ hai “Cha mẹ thể hiện tình cảm đối với em” (ĐTB = 3,26). Khi giao tiếp, ai cũng mong
nhận được sự lắng nghe từ phía đối phương một cách trọn vẹn và sự tôn trọng. Đặc biệt khi giao tiếp với cha mẹ, học sinh nhận được sự lắng nghe và tình cảm của cha mẹ sẽ tạo cho con cảm xúc vui vẻ, được yêu thương, quan tâm và góp phần giúp cho q trình giao tiếp diễn ra hiệu quả hơn. Em L.Q.B có chia sẻ “Khi giao tiếp với cha mẹ, em rất mong cha mẹ lắng nghe em, chờ
em nói xong cha mẹ hẳn nói, với lại cha mẹ nói chuyện nhỏ nhẹ thơi đừng có lớn tiếng”.
Nhóm yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp đó là bầu khơng
khí gia đình. Thơng qua hai nội dung được học sinh lựa chọn xếp thứ ba và
thứ tư như sau: “Khi cha mẹ vui em muốn nói chuyện với cha mẹ” (ĐTB =
3,19) và “Khi bầu khơng khí gia đình vui vẻ em chủ động nói chuyện với cha
mẹ” (ĐTB = 3,05). Có thể thấy khi tâm trạng, cảm xúc của các thành viên
trong gia đình vui vẻ, thoải mái, mọi người yêu thương nhau sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu muốn nói chuyện, trao đổi thông tin của con cái với cha mẹ. Em L.K.D có chia sẻ “Mỗi lần em thấy ba em mệt, mà mặt ba em không
vui là em khơng dám nói chuyện, đợi ba vui vui lại em mới dám lại nói chuyện với ba”.
Nhóm các yếu tố tác động sau cùng đến nhu cầu giao tiếp đó khoảng
cách thế hệ. Thông qua hai nội dung ở vị trí thứ năm và thứ sáu đó là “Em
nghĩ cha mẹ sống ở thế hệ khác nên một số việc cha mẹ chưa hiểu em nên
em ít giao tiếp với cha mẹ” (ĐTB = 2,90) và “Bạn bè cùng trang lứa hiểu
em hơn nên em muốn nói chuyện với bạn hơn cha mẹ” (ĐTB = 2,86). Việc
cha mẹ sống ở thế hệ khác cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của các em, tuy nhiên, sự ảnh hưởng này chỉ ở mức độ trung bình, có nghĩa là bên cạnh việc học sinh ở độ tuổi này thích giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa hơn nhưng việc giao tiếp với cha mẹ cũng khá quan trọng và cần thiết. Bởi vì cha mẹ chính là người định hướng, giúp đỡ các em, là người gần gũi với các em nhất.
Phụ huynh đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh hoàn toàn tương đồng với sự đánh giá của học sinh về thứ bậc ảnh hưởng của các nhóm yếu tố: Đầu tiên là phong cách giáo dục của cha mẹ, thứ hai là bầu khơng khí gia đình, thứ ba là khoảng cách thế hệ.
Tiểu kết chương 3
Nghiên cứu thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:
Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức cao. Khi xem xét về nội dung nhu cầu giao tiếp thì chúng tơi nhận thấy có sự khác biệt đơi chút về mức độ của từng nội dung nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu trao đổi thơng tin, tình cảm và hiểu biết lẫn nhau có ĐTB cao nhất. Nhu cầu được sử dụng phương tiện giao tiếp khác nhau có ĐTB thấp nhất.
So sánh nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh qua biến số giới tính và khối lớp: Mức độ nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của nam và nữ khơng có sự khác biệt và đều ở mức độ cao. Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 6 cao hơn nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 8 và lớp 9. Nhu cầu giao tiếp của học sinh lớp 6 và học sinh lớp 7 có sự tương đồng với nhau và đều ở mức độ cao.
Có nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, yếu tố động cơ giao tiếp và yếu tố phong cách giáo dục của cha mẹ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Kết luận về lý luận
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở được định nghĩa là sự đòi hỏi tất yếu của học sinh trung học cơ sở thấy cần được thỏa mãn trong thiết lập mối quan hệ với cha mẹ, trao đổi thơng tin, tình cảm, hiểu biết và sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan bao gồm: Tính cách, cảm xúc và hứng thú, động cơ, đặc điểm lứa tuổi. Yếu tố khách quan bao gồm: Phong cách giáo dục của cha mẹ, bầu khơng khí gia đình, khoảng cách thế hệ.
1.2. Kết luận về thực tiễn
Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ cao. Bao gồm ba nội dung nhu cầu giao tiếp: Nhu cầu thiết lập mối quan hệ với cha mẹ, nhu cầu trao đổi thơng tin, tình cảm và hiểu biết lẫn nhau, nhu cầu sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau.
Có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 6 và lớp 8, lớp 9. Học sinh lớp 6 có nhu cầu giao tiếp với cha mẹ cao hơn học sinh lớp 8 và lớp 9. Giữa học sinh lớp 6 và lớp 7 có sự tương đồng về nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ giữa học sinh
Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh là yếu tố động cơ giao tiếp và phong cách giáo dục của cha mẹ. Trong đó, về động cơ giao tiếp, cả phụ huynh và học sinh đều lựa chọn Em muốn mối quan hệ của em và cha mẹ tốt đẹp hơn; Khi giao tiếp, cha mẹ sẽ cho em lời khuyên, hướng giải quyết vấn đề. Còn về phong cách giáo dục của cha mẹ, thì nội dung Khi giao tiếp cha mẹ lắng nghe em, tôn trọng em; Cha mẹ thể hiện tình cảm đối với em được lựa chọn nhiều nhất.
Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở có thể là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các bậc cha mẹ đang có con trong độ tuổi trung học cơ sở, là cơ sở để cha mẹ hiểu hơn về đặc điểm tâm lý và nhu cầu giao tiếp của con mình.
2. Khuyến nghị Đối với học sinh
Học sinh cần tìm hiểu về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở để giúp các em có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về bản thân. Từ đó, các em có sự điều chỉnh và có cách ứng xử phù hợp với cha mẹ.
Các em cần hình thành thái độ ứng xử đúng đắn với cha mẹ, tôn trọng, yêu thương cha mẹ và xây dựng lịng biết ơn.
Chủ động nói chuyện, trao đổi với cha mẹ về những suy nghĩ, mong muốn của bản thân giúp cha mẹ hiểu mình hơn và giúp xây dựng tình cảm tốt đẹp với cha mẹ.
Các em cần lựa chọn phương tiện, hình thức giao tiếp với cha mẹ phù hợp và hiệu quả.
Đối với gia đình
Cha mẹ cần cập nhật những kiến thức liên quan đến đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở để có những cách ứng xử phù hợp với
các con, thông qua việc đọc sách, báo, trao đổi với những phụ huynh khác, tham gia các khóa học.
Cha mẹ cần tạo bầu khơng khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái. Các thành viên trong gia đình quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau.
Khi giao tiếp, cha mẹ cần lắng nghe con một cách trọn vẹn. Cha mẹ luôn tạo điều kiện cho con được bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm, mong muốn của bản thân. Cha mẹ tơn trọng những suy nghĩ của con, thể hiện tình cảm yêu thương đối với con. Tránh coi nhẹ những suy nghĩ, mong muốn, nguyện vọng của con.
Cha mẹ dành thời gian bên cạnh tâm sự, nói chuyện, chia sẻ với con về việc học tập và những vấn đề trong cuộc sống, giúp mối quan hệ của con với cha mẹ gần gũi, thân thiết hơn. Cha mẹ quan tâm, giúp đỡ, cho con lời khuyên kịp thời.
Cha mẹ cần trau dồi bản thân để trở thành tấm gương sáng cho con học hỏi và noi theo.
Cha mẹ nên lựa chọn phương tiện, hình thức giao tiếp phù hợp để tạo cho con cái sự thoải mái và cởi mở khi giao tiếp, tâm sự.
Đối với nhà trường
Nhà trường cần tạo nhiều hoạt động ngoại khóa để học sinh rèn luyện bản thân, trải nghiệm để trở nên mạnh dạn và tự tin. Tăng cường những hoạt động sinh hoạt tập thể có sự tham gia của học sinh và cha mẹ, để cha mẹ và con cái có thể trải nghiệm cùng nhau và hiểu nhau hơn.
Nhà trường nên có những buổi sinh hoạt chuyên đề, những buổi tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia tâm lý nói về giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, mối quan hệ cha mẹ với con để cung cấp cho cha mẹ và học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong ứng xử giữa cha mẹ với con.
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn quan tâm, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của học sinh, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của học sinh và trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp giúp học sinh giải quyết các vấn đề, góp phần tăng cường phối hợp giáo dục học sinh giữa Nhà trường và gia đình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Hoàng Anh (chủ biên), Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc (2007) Hoạt động giao tiếp nhân cách, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Bùi Thị Vân Anh (2013) Đặc điểm giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà
Nội, Luận án Tiến sỹ Tâm lý học, Viện khoa học xã hội Việt Nam.
3. Nguyễn Ngọc Bích (1998) Tâm lý học nhân cách: Một số vấn đề lý luận, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Bình (1991) “Nhu cầu giao tiếp của sinh viên sư phạm”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số 6 năm 1991.
5. Lê Thị Bừng (chủ biên) (2008) Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6. Vũ Dũng (chủ biên) (2008) Từ điển Tâm lý học, Viện Khoa học xã hội
Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Đồng (2012) Tâm lý học giao tiếp (phần lý thuyết), NXB
Chính trị- Hành chính, Hà Nội.
8. Phạm Song Hà (2012) Đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học cơ sở
dân tộc Mường, Luận văn tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Khoa học xã hội
Việt Nam, Hà Nội.
9. GS. Phạm Minh Hạc, PGS.TS Lê Đức Phúc (2004) Một số vấn đề nghiên
cứu nhân cách, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Lê Thị Hoa (2011) Tâm lý giao tiếp, NXB ĐHQG, TP.HCM
11. Nguyễn Văn Hòa (2017) Nhu cầu giao tiếp của người dân vùng tái định cư tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn tiến sĩ tâm lý học, Học viện khoa học xã hội,
Hà Nội.
chơi không cùng độ tuổi, Luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm tâm lý,
Hà Nội.
13. Lê Duy Hùng (2018) Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tiến sĩ tâm lý học,
Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Nguyễn Sinh Huy – Trần Trọng Thủy (2006) Nhập môn khoa học giao tiếp, NXB GD, Hà Nội.
15. Nguyễn Thu Lành (2018) Hứng thú giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp
12 tại huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
16. Vũ Thị Khánh Linh (2012) Mối tương quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tích cực giao tiếp với cha mẹ của thiếu niên, Luận án
tiến sĩ tâm lý học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Ngọc (2012), Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh
trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn
thạc sĩ tâm lí học, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 18. Đào Thị Oanh (2008) Tâm lý học lao động, NXB ĐHQG, Hà Nội
19. Nguyễn Xuân Phương (2015) Tính tích cực giao tiếp của học sinh cuối tuổi tiểu học trong mối quan hệ với cha mẹ tại thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn thạc sĩ tâm lý học, Đại học sư phạm TP.HCM.
20. Huỳnh Văn Sơn (2011) Giáo trình tâm lý học giao tiếp, NXB ĐHSP,
TPHCM
21. Nguyễn Thạc (2003) Đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
22. Trương Thị Phương Thảo (2016) Nhu cầu tham vấn sức khỏe sinh sản của
học sinh lớp 9, huyện Đức Huệ-Đức Hòa, tỉnh Long An, Luận văn thạc sĩ
23. Vũ Thị Thu (2010) Thực trạng giao tiếp của giáo viên với cha mẹ học sinh trường Tiểu học Khương Đình Thanh Xuân - Hà Nội, Luận văn thạc
sĩ tâm lý học, Đại học quốc gia Hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Thức (1997) Nghiên cứu tính tích cực giao tiếp của trẻ em
mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi, Luận án tiến sĩ tâm lí học,
Đại học sư phạm Hà Nội.
25. Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) (2015) Giáo trình tâm lý học đại cương,
NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
26. ThS. Lý Minh Tiên, TS. Nguyễn Thị Tứ (chủ biên), ThS. Bùi Hồng Hà, ThS. Huỳnh Lâm Anh Chương (2012) Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, TP.HCM
27. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2004) Giáo trình tâm lý học đại cương,
NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Hà Vy (2016) Giao tiếp trong gia đình đơ thị dưới ảnh hưởng của điện thoại thông minh (smartphone), Luận văn thạc sĩ xã hội học, Học
viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
29. Haim Ginott (1965) Between Parent and Child.
30. Thomas Gordon (1970) Parent Effectiveness Training
Tài liệu trên website
31. Thông tư Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Giáo dục
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-19- 2017-TT-BGDDT-He-thong-chi-tieu-thong-ke-nganh-giao-duc-
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Dùng cho học sinh trung học cơ sở)
Chào em!
Cô đang khảo sát về Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung
học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp cha mẹ
hiểu con và có cách giao tiếp phù hợp với con, giúp các em giao tiếp với cha mẹ vui vẻ, thoải mái và mối quan hệ của em với cha mẹ trở nên tốt đẹp hơn.
Kết quả khảo sát chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và được bảo mật tuyệt