Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đề án môn học kinh tế đầu tư (Trang 30 - 31)

Dân số trung bình năm 2020 của thành phố Hải Phòng ước đạt 2.053,5 nghìn người, tăng 20,2 nghìn người, tương đương tăng 1% so với năm 2019. Trong đó: dân số nam 1.015,7 nghìn người, chiếm 49,46%; dân số nữ 1.037,8 nghìn người, chiếm 50,54%. Dân số thành thị 932,6 nghìn người, chiếm 45,41%; dân số nông thôn 1.120,9 nghìn người, chiếm 54,59%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của thành phố Hải Phòng năm 2020 ước đạt 1.113,3 nghìn người, tăng 0,2% so với năm 2019. Tính chung cả năm 2020, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ước đạt 1.081,8 nghìn người, giảm 0,81% so với năm 2019, bao gồm 174,2 nghìn người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 16,10% tổng số (giảm 2,24% so với năm 2019); khu vực công nghiệp và xây dựng 329,9 nghìn người, chiếm 30,50% (tăng 1,52%); khu vực dịch vụ 577,7 nghìn người, chiếm 53,40% (giảm 1,67%).

Thời gian gần đây, nhân lực của TP. Hải Phòng đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH, chuyển nhanh sang các ngành nghề: kinh doanh tài chính, điện tử viễn thông, cơ khí chế tạo, công nghệ vật liệu mới, công nghệ biển, kinh tế biển, logistics...

Số ngườiqua đào tạo có chiều hướng tăng nhanh, chất lượng và trình độ đào tạo được nâng dần đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nhìn chung, nguồn nhân lực Hải Phòng có các ưu điểm: số lượng dồi dào, tuổi đời còn trẻ, cần cù, chịu khó, có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng động, nhạy bén, có khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật,…

Hệ thống giáo dụctại Hải Phòng phát triển hơn các địa phương lân cận. Chỉ số giáo dục đứng thứ 3 toàn quốc với 4 trường đại học, 16 trường cao đẳng, 26 trường trung cấp chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, những hạn chế về nhân lực cho phát triển kinh tế hàng hải ở TP. Hải Phòng cũng thể hiện rất rõ. Nguồn nhân lực hiện nay ở Hải Phòng có các đặc điểm chung: Chất lượng chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp, còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khả năng cạnh tranh còn hạn chế, chưa sẵn sàng cho hội nhập quốc tế, dễ tổn thương trước những biến động của kinh tế quốc tế.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý tuy đông nhưng chưa mạnh; sự am hiểu về luật pháp, hành chính, kinh tế, trình độ ngoại ngữ, tin học... còn hạn chế; cơ cấu, trình độ, độ tuổi còn mất cân đối.

Nhân lực khoa học công nghệ (KHCN) còn mỏng và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu một số vấn đề phức tạp, đòi hỏi hàm lượng KHCN cao; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH-HĐH với yêu cầu phát triển và đặc thù về hàng hải của Thành phố.

Một phần của tài liệu Đề án môn học kinh tế đầu tư (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w