Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đề án môn học kinh tế đầu tư (Trang 64 - 66)

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển cũng như thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao. Xây dựng, củng cố mô hình xã hội học tập; tạo môi trường học tập

mà cần tạo ra một môi trường làm việc đúng nghĩa với cơ chế thông thoáng và có những cầu nối giao lưu, những dự án cụ thể để phát huy khả năng của họ.

Tận dụng mọi nguồn lực, hình thức đào tạo trong và ngoài nước, đẩy mạnh việc xã hội hóa đào tạo (đặc biệt quan tâm và ưu tiên đào tào công nhân có tay nghề cao, lao động quản lý); tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề, cử cán bộ, giáo viên dạy nghề đi học tập, bồi dưỡng kiến thức thực tế ngắn hạn tại Nhật Bản và các nước phát triển; áp dụng chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và năng lực quản lý của Nhật Bản cũng như các nước phát triển.

Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, tạo ngành nghề mà doanh nghiệp cần. Ban hành các chính sách, cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động đào tạo nghề. Thực hiện kết hợp giữa đào tạo tại các trung tâm với chuyển giao công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các đối tác nước ngoài thực hiện các chương trình trao đổi kỹ thuật.

Hỗ trợ người lao động thông qua chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà ở, chung cư cho thuê tại các khu vực gần các dự án lớn, các khu công nghiệp, khu kinh tế; bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, y tế, các hoạt động giải trí cho người lao động.

Đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ cho người lao động, đặc biệt đối với các ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn… bằng cách liên kết giữa các trường Đại học và các doanh nghiệp FDI có nhu cầu; tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo thí điểm tiếng Nhật, tiếng Trung tại Trường cao đẳng Nghề công nghiệp Hải Phòng, Trường cao đẳng Điện tử Viettronics; sớm hoàn thiện Đề án và mở rộng thí điểm đưa tiếng Nhật, tiếng Trung vào giảng dạy trong các trường phổ thông.

Tạo các điều kiện thuận lợi để xây dựng các trường Đại học như Đại học Hàng Hải trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia phục vụ Chiến lược Phát triển kinh tế biển của cả nước. Phát triển các trường cao đẳng nghề: Công nghiệp, Bách nghệ, Duyên hải, Vinashin có các nghề đào tạo đạt trình độ quốc tế và phấn đấu nâng cấp ít nhất một

trường thành trường đại học chuyên ngành kỹ thuật. Tăng nhanh đội ngũ giảng viên có trình độ cao về chuyên môn (cả lý thuyết và thực tiễn) tại các trường đại học. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến, khuyến khích đầu tư quốc tế vào lĩnh vực giáo dục – đào tạo.

Một phần của tài liệu Đề án môn học kinh tế đầu tư (Trang 64 - 66)