FDI vào Hải Phòng phân theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Đề án môn học kinh tế đầu tư (Trang 41 - 43)

Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư phản ánh sự tác động của dòng vốn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Bảng 2.2.2.1a FDI vào Hải Phòng theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2020

STT Ngành nghề Dự án Vốn đăng ký Số dự án Tỷ trọng(%) Số vốn đăngký (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Khai khoáng 9 1,52 23,33 0,15

2 Công nghiệp chế biến, chếtạo 413 69,53 12149,02 76,28 3 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 19 3,2 64,967 0,41

4 Cung cấp nước, hoạt độngquản lý và xử lý rác, nước thải

13 2,19 7,81 0,05

5 Xây dựng 31 5,22 41,956 0,26

6

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

và xe có động cơ khác 41 6,9 213,418 1,34

7 Vận tải, kho bãi 15 2,53 107,99 0,68

8 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 5 0,84 27,721 0,17 9 Hoạt động kinh doanh bất 26 4,38 3113,61 19,55

10 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 12 2,02 151,448 0,95 11 Hoạt động hành chính và

dịch vụ hỗ trợ 2 0,34 17,981 0,11

12 Giáo dục và đào tạo 4 0,67 3,532 0,02

13 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1 0,17 3,21 0,02

14 Hoạt động dịch vụ khác 3 0,51 1,177 0,01

Tổng 594 100 15927,17 100

(theo Tổng cục Thống kê TP Hải Phòng)

Bảng 2.2.2.1b FDI vào Hải Phòng theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2011 – 2020

Lĩnh vực

Dự án Vốn đăng ký

Số dự

án Tỷ trọng(%) Số vốn đăng ký(triệu USD) Tỷ trọng(%)

Công nghiệp 454 76,43 12245.1 76,88

Dịch vụ 80 13,47 525.3 3,3

Xây dựng và bất động sản 57 9,6 3155.6 19,81

Khác 3 0,51 1.17 0,01

Tổng 594 100 15927.17 100

(theo Tổng cục Thống kê TP Hải Phòng)

Cácdự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố. Các dự ánFDI chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp với 76,88% tỷ trọng vốn đăng ký trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 76,28% tổng vốn đầu tư với 413 dự án và số vốn đầu tư lên tới 12149,02 triệu USD; lĩnh vực xây dựng và bất động sản đứng thứ 2 chiếm 57 dự án với tổng vốn là 3155,6 triệu USD. Theo sau là các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng số dự án là 13,47% nhưng số vốn đăng ký chỉ chiếm 3,3%. Còn lĩnh vực nông nghiệp của thành phố thu hút được rất ít vốn đầu tư nước ngoài.

Thực trạngtrên cho thấy, với các chính sách ưu đãi thu hút FDI vào nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn thành phố chưa hấp dẫn các nhà đầu tư vì đây là các lĩnh vực có nhiều rủi ro, phụ thuộc vào thời tiết, lợi nhuận đem lại không cao.

Mặc dù vậy,cơ cấu ngành nghề trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khai thác được lợi thế của thành phố, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Nếu như các giai đoạn trước, các dự án tập trung vào khai thác thị trường trong nước, thì thời gian gần đây, các nhà đầu tư chú ý hơn đến các dự án gia công, chế biến hàng xuất khẩu, nhất là các dự án sử dụng nhiều nhân công, lao động giá rẻ, ít chú ý đến lĩnh vực thương mại, du lịch và dịch vụ.

So sánh với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng 2011 – 2020 cơ cấu ngành nghề trong thu hút vốn FDI đãphản ánh và thực hiện đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng Hải Phòng thành một thành phố Cảng hiện đại, trong đó định hướng tập trung phát triển cho công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng chính trong GDP.

Một phần của tài liệu Đề án môn học kinh tế đầu tư (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w