Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI ở

Một phần của tài liệu Đề án môn học kinh tế đầu tư (Trang 60)

Hải Phòng

Hải Phòng (FDI) với động cơ chính là thu hút công nghệ cao, lao động chất lượng cao, chuyển tư duy thu hút đầu tư theo quy mô vốn sang tiêu chí tăng tối đa hiệu ứng lan tỏa và giá trị gia tăng của dòng vốn FDI.

Thành phố cần có định hướng thu hút FDI một cách có chọn lọc, tập trung vào các dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao từ các tập đoàn quy mô lớn, xuyên quốc gia chứ không phải thu hút FDI ồ ạt, đại trà như những giai đoạn trước. Với sự thay đổi này, có thể khiến dòng vốn FDI không đổ vào ồ ạt như trước, mà chậm hơn, nhưng cũng chất lượng hơn.

Trong đó khuyến khích các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thực phẩm sạch an toàn; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ tài chính, ngân hàng… nhằm huy động có hiệu quả nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội Thành phố theo mô hình tăng trưởng bền vững.

3.2.2 Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thành phố

Hải Phòngđược Chính phủ, Nhà nước đặc biệt quan tâm quy hoạch và xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng có tính kết nối vùng. Thành phố sớm ưu tiên đầu tư, đồng bộ cho các địa bàn trọng điểm nhằm tạo địa điểm đầu tư thích hợp cho các dự án vốn FDI và xây dựng kết cấu hạ tầng cho các địa bàn khác. Đây là yếu tố thuận lợi và cạnh tranh của thành phố Hải Phòng trong thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, trong thời gian tới, thành phố vẫn cần chú trọng các giải pháp phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng.Hải Phòng cần tập trung đầu tư hoàn thiện các tuyến kết nối giao thông đối ngoại, giải quyết

Một phần của tài liệu Đề án môn học kinh tế đầu tư (Trang 60)