Phương hướng cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI

Một phần của tài liệu Đề án môn học kinh tế đầu tư (Trang 59 - 60)

Thứ nhất, duy trì tình hình ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh, giữ vững

trật tự an toàn xã hội,... trên cơ sở triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xóa bỏ các điểm nóng gây mất ổn định chính trị - xã hội, tấn công trấn áp tội phạm và các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh, sinh mạng cho các nhà đầu tư nước ngoài và dân cư nói chung.

Thứ hai, thường xuyên nắm tình hình và kịp thời giải quyết, tháo gỡ vướng mắc,

khó khăn cho DN, nhất là các dự án lớn có sức lan tỏa, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Đơn giản hóa, công khai thủ tục hành chính; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khuyến khích khởi nghiệp, phát huy tự do sáng tạo của DN, huy động mọi nguồn lực cho phát triển KT-XH.

Thứ ba, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp,

triển khai quyết liệt các thủ tục đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng, sẵn sàng các điều kiện để thu hút làn sóng đầu tư mới, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường, để Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp lớn của đất nước. Phấn đấu đến năm 2025, Hải Phòng có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thực sự đồng bộ, hiện đại, liên hoàn, xứng đáng là trung tâm giao thương quốc tế, là động lực phát triển kinh tế của cả nước. (theo Nghị quyết Đại hội 16 của Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020- 2025)

Thứ tư, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao,

đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, triển khai quyết liệt Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh PCI

của thành phố để nâng vị trí xếp hạng PCI của thành phố nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đề án môn học kinh tế đầu tư (Trang 59 - 60)