2.2.3.1. Trước mổ
Tiến hành ghi các thông tin của BN trước khi phẫu thuật, lấy thông tin, ghi đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu nghiên cứu trước phẫu thuật theo mô hình có sẵn dưới dạng bệnh án.
¾ Đặc điểm đối tượng nghiên cứu : - Tuổi
- Lý do vào viện và thời gian xuất hiện triệu chứng. - Tiền sử ngoại khoa
- Tiền sử phụ khoa - Tiền sử gia đình
¾ Ghi nhận các triệu cơ năng:
Đau bụng, nặng bụng, bụng to lên, sờ thấy u, rối loạn kinh nguyệt, ra máu sau mãn kinh, rối loạn đại tiểu tiện.
Toàn thân: Gầy sút, mệt mỏi, sốt, cổ chướng.
¾ Ghi nhận các triệu chứng thực thể:
- Khối u BT ở một bên hoặc hai bên, kích thước u, bờ rõ hoặc không, bề mặt nhẵn hay gồ ghề, mật độ mềm hay chắc, đau hay không đau, khối u di động hay không, ổ bụng có dịch hay không.
- Thăm khám sự liên quan của khối u với các tạng khác trong ổ bụng như tử cung, trực tràng.
¾ Các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Siêu âm: ghi kết quả siêu âm có u, kích thước u, số lượng u, tính chất âm vang của u, tình trạng dịch ổ bụng, tình trạng hạch, xâm lấn tạng.
- Chụp Xquang phổi: ghi kết quả chụp là bình thường hay có tổn thương dạng di căn.
- Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: đánh giá chính xác kích thước u, số lượng u BT, các tổn thương khác trong ổ bụng.
- CA 12.5: ghi giá trịđịnh lượng trong máu trước mổ.
¾ Chẩn đoán lâm sàng trước phẫu thuật.
2.2.3.2. Ghi nhận trong mổ.
Ghi nhận các đặc điểm sau:
- Vị trí u, kích thước u, số lượng ụ
- Mặt ngoài khối u nhẵn hay xù xì, tình trạng u còn nguyên vẹn hay vỡ vỏ. - U dạng nang hay đặc.
- Tình trạng dịch trong ổ bụng (nếu có).
2.2.3.3. Phương pháp STTT * Chuẩn bị: + Cán bộ chuyên khoa: - Một bác sĩ giải phẫu bệnh có kinh nghiệm; - Một kĩ thuật viên giải phẫu bệnh. + Phương tiện dụng cụ:
- Máy cắt lạnh, thường đặt ở nhiệt độ -250Cđến - 300C; - Chất keo chuyên dụng gắn bệnh phẩm;
- Lam kính, lamen, thuốc nhuộm xanh Toluidin, Hematoxylin và Eosin, cồn, Toluen…
+ Bệnh phẩm: Tổn thương được lấy ra trong lúc phẫu thuật không được cố định mà phải chuyển ngay đến phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh. Bệnh phẩm phải có kích thước tối thiểu 0,5cm đường kính.
* Các bước tiến hành:
+ Bác sĩ giải phẫu bệnh sau khi nhận bệnh phẩm phải xem kỹ đại thể: kích thước, mật độ là u nang hay đặc, màu sắc, chảy máu, tính chất đại thể để có chẩn đoán sơ bộ.
+ Cắt bệnh phẩm;
+ Đặt bệnh phẩm lên giá đỡ bệnh phẩm, nhỏ chất keo xung quanh bệnh phẩm;
+ Đặt giá bệnh phẩm vào vị trí làm lạnh trong máy, đợi 1-2 phút đến khi bệnh phẩm đông cứng;
+ Đặt giá bệnh phẩm vào vị trí, cắt tiêu bản mỏng từ 3-5μm, gắn các lát cắt lên lam kính (làm 2 tiêu bản, 1 để nhuộm xanh Toluidin, 1 để nhuộm HE);
+ Nhuộm xanh Toluidin 10-20 giây, đọc kết quả trên kính hiển vi quang học;
+ Trả lời kết quả.
- Lành;
- Viêm nói chung;
- Viêm lao;
- Ác tính, loại mô học.
2.2.3.4. Kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh thường quy
Phân loại mô bệnh học theo WHO - 2003 [61],[68] gồm các thể chính sau: * Khối u biểu mô lành; * U mô đệm lành; * U quái lành; * U biểu mô ác tính: - Tuyến nang; - Tuyến nhú; - Tuyến nhầy; - Tuyến dạng nội mạc. * U tế bào mầm ác tính: - U quái ác tính; - U nghịch mầm; - U túi noãn hoàng;
- Ung thư biểu mô thể bào thai; - Ung thư biểu mô đệm nuôị * Các khối u đệm sinh dục ác tính:
- U tế bào hạt: - U tế bào vỏ:
2.2.3.5. Tìm mối liên quan giữa mô bệnh học với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
- Liên quan với các triệu chứng cơ năng. - Liên quan với hình ảnh siêu âm.
- Liên quan với chụp cắt lớp vi tính. - Liên quan với nồng độ CA 12.5.