một số chính sách xã hội chủ yếu
- Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình: Theo tính toán của các nhà khoa học về dân số, thì nếu Đảng và Nhà nước ta không sớm có chính sách dân số đúng đắn ngay từ đầu những
(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2011, tr 43-44.
(4) Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2005, tr 76.
năm 60 của thế kỷ trước, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII tháng 01/1993 (nếu cứ để mỗi cặp vợ chồng có 4 đến 6 con như trước chiến tranh), thì dân số Việt Nam hiện nay đã vào khoảng 112 triệu người (chứ không phải 87,3 triệu như con số thống kê phục vụ cuộc bầu cử đại biểu dân cử bốn cấp vừa qua). Chúng ta thử hình dung xem các khó khăn lúc này khi phải lo toan cuộc sống công bằng mọi mặt cho thêm gần 25 triệu dân nữa (trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế vừa mới tạm qua đi nhưng các “di chứng” thì còn nặng nề, đặc biệt là các cơn “bão giá” vẫn quần đi, đảo lại và nhiều khó khăn, bức xúc khác). Thành tựu to lớn về dân số là từ sau chiến tranh, Nhà nước đã điều hành kiên quyết trên cơ sở đường lối của Đảng để giữ cho được quy mô dân số tương đối phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của một đất nước vừa ra khỏi chiến tranh. “Sau 20 năm (1990- 2010), tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã gấp 4,12 lần nhưng quy mô dân số tăng gấp 1,32 lần, nên GDP bình quân đầu người tăng gấp 3,13 lần. Nếu so sánh với phương án dự báo dân số là 104,4 triệu người thì GDP bình quân đầu người năm 2010 chỉ tăng gấp 2,57 lần so với năm 1990. Như vậy, kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia trong 20 năm qua đã trực tiếp làm tăng GDP đầu người, bình quân tăng
mỗi năm 2%”5. Vì vậy có thể nói, thành tựu về dân số đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới.
- Chính sách tạo việc làm: Trong 5 năm (2006-2010), bằng nhiều biện pháp tích cực, Nhà nước đã tạo được việc làm cho 8,055 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%. Riêng quỹ việc làm trung ương và địa phương hàng năm đã tạo việc làm cho 250.000 - 300.000 lao động và trong 5 năm là 1,5 triệu lao động. Đã có 406.000 lao động được ra nước ngoài làm việc (ở 40 nước hoặc vùng lãnh thổ); hàng năm đã chuyển về nước khoảng 1,8 tỷ đô la Mỹ.
- Chính sách xóa đói, giảm nghèo cũng đem lại kết quả khả quan, dự tính đến hết 2010 tỷ lệ hộ nghèo cả nước chỉ còn 9,45%. Trong 5 năm (2006-2010) có khoảng 6,2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức bình quân 7-8 triệu đồng/lượt/hộ. Đến 2010, khoảng 15 vạn lao động thuộc hộ nghèo được đào tạo nghề miễn phí, trong đó hơn 60% đã tìm hoặc tạo được việc làm. Mô hình hộ giảm nghèo đã thu hút được 27.566 hộ ở 35 tỉnh tham gia. Sau mỗi năm thực hiện mô hình, số hộ nghèo đã tăng thêm được việc làm khoảng 15% ngày công, tăng thu nhập từ 20 đến 25% và 15% số hộ tham gia thoát nghèo.
- Thu nhập của dân cư - tính chung cả nước từ năm 2002 đến năm 2008, là những năm Tổng cục Thống kê có điều tra - tuy chưa tính yếu tố trượt giá, nhưng nhìn chung, thu nhập danh nghĩa có tăng khá, tới 2,79 lần (từ 356,1 nghìn đồng lên 995,2 nghìn đồng/khẩu/tháng), trong đó thành thị tăng 2,58 lần (từ 622,1 nghìn đồng lên 1.605,2 nghìn đồng), nông thôn tăng 2,77 lần (từ 275,1 nghìn đồng lên 762,2 nghìn đồng). Về tiền lương của người lao động, nếu tính từ năm 1993 là năm đầu tiên áp dụng mức lương tối thiểu theo tiến trình cải cách tiền lương, thì Nhà nước đã điều chỉnh 10 lần. Mức lương tối thiểu chung năm 2011 so với năm 2005 đã tăng 2,37 lần (từ 350 nghìn
đồng lên 830 nghìn đồng/người/tháng). So với mười năm trước, mức sống của người dân đã tăng lên rõ rệt. Những năm gần đây, khi nhiều vùng gặp thiên tai lớn, kinh tế cả nước bị suy thoái, tăng trưởng thấp, Nhà nước đã cố gắng giải quyết từng bước tiền lương và thu nhập, giảm bớt phần nào khó khăn về đời sống của nhân dân.
- Các chính sách ưu đãi người có công (liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người tham gia kháng chiến, người bị tù đầy…), chính sách an sinh xã hội nói chung đều có những bước cải thiện đáng trân trọng. Tất cả những nỗ lực đó đều nhằm mục tiêu bảo đảm cho công bằng xã hội có bước tiến triển...