TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
và đầy đủ các quy định về quản lý giam giữ phạm nhân, giúp phạm nhân ý thức được về những hậu quả pháp lý đối với họ do có hành vi phạm tội. Phạm nhân được quản lý giam giữ tại các khu giam giữ và các buồng giam riêng để hạn chế, phòng ngừa hành vi phạm tội mới, giảm số lượng phạm nhân trốn trại, bảo vệ tuyệt đối an toàn trại giam. Bên cạnh đó, các buồng giam phải bảo đảm các điều kiện về không gian, ánh sáng, diện tích tối thiểu và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật… Trên cơ sở tổng kết thi hành pháp luật về THAHS, Điều 27 của Luật đã quy định về chế độ quản lý giam giữ phạm nhân theo hướng kết hợp giữa việc phân loại giam giữ theo tính chất, mức độ phạm tội và đặc điểm nhân thân, giới tính cùng với kết quả quá trình chấp hành án của các đối tượng giam giữ. Theo đó, phạm nhân là nữ, phạm nhân là người chưa thành niên được bố trí giam giữ riêng.
Về bảo đảm các quyền công dân cơ bản của phạm nhân, học sinh
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Phạm nhân là người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, bên cạnh việc bị buộc phải chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án phạt tù thì vẫn được hưởng các quyền công dân, trừ những quyền bị pháp luật và toà án tước, cụ thể là: các quyền cơ bản của công dân mà phạm nhân bị tước hoặc bị hạn chế như quyền tự do đi lại, quyền tự do cư trú; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền tự do kinh doanh, quyền bầu cử, ứng cử, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện tín… Phạm nhân vẫn được hưởng các quyền cơ bản của công dân như quyền được sống, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự, nhân phẩm; quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền được khiếu nại, tố cáo; quyền được thông tin, học tập, lao động, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao; quyền không bị tra tấn, đánh đập, trừng trị tàn bạo… Pháp điển hoá các quy định của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm
1993 (sửa đổi, bổ sung năm 2007) và các văn bản hướng dẫn thi hành, các điều 28, 29 và 44 Luật THAHS đã quy định theo hướng bổ sung đầy đủ hơn, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (học sinh) được tôn trọng nhân phẩm, danh dự, được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ và các quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; đồng thời phải chịu sự giám sát, quản lý, giáo dục của cán bộ, giáo viên và phải chấp hành nghiêm chỉnh nội dung của nhà trường nhưng ít nghiêm khắc hơn so với chế độ quản lý giam giữ phạm nhân. Theo đó, Điều 127 và Điều 133 của Luật THAHS đã quy định trường giáo dưỡng phải căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá và tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhưng không phải chịu hình phạt để bố trí học sinh thành các tổ, lớp và phân công giáo viên trực tiếp phụ trách; được sắp xếp chỗ ở, sinh hoạt phù hợp trong các buồng tập thể. Các buồng tập thể này phải bảo đảm thoáng mát, hợp vệ sinh môi trường với diện tích nằm tối thiếu cho mỗi học sinh là 2,5m2.