Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động cho phạm nhân, học sinh

Một phần của tài liệu So-17-thang-9-2011-2 (Trang 45 - 46)

lao động cho phạm nhân, học sinh

Cùng với việc học văn hóa, lao động, học nghề là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân. Theo quy định tại Điều 29, phạm nhân phải lao

động phù hợp với yêu cầu quản lý, giáo dục và hòa nhập cộng đồng, được nghỉ các ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật theo quy định của pháp luật (thời gian học văn hóa, pháp luật, giáo dục công dân, học nghề, nghe phổ biến thời sự, chính sách được trừ vào thời gian lao động). Tuy nhiên, chế độ lao động của phạm nhân nữ cũng có sự ưu tiên, khác biệt, theo hướng phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp, căn cứ vào giới tính, sức khỏe, độ tuổi; không làm những công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ. Riêng đối với phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.

Ngoài ra, pháp điển hóa các quy định pháp luật hiện hành về sử dụng kết quả lao động của phạm nhân, Điều 30 cũng quy định chi tiết việc sử dụng kết quả lao động của phạm nhân, trong đó một phần kết quả được chi bổ sung mức ăn cho phạm nhân, chi bổ sung vào quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân của trại giam. Riêng đối với phạm nhân lao động có năng suất cao vượt chỉ tiêu, kế hoạch thì được thưởng tính bằng giá trị tiền hoặc hiện vật. Số tiền này trại giam sẽ quản lý và phạm nhân sẽ nhận lại sau khi chấp hành xong hình phạt tù để họ có một khoản tiền nhất định, tìm việc làm, ổn định cuộc sống.

Đối với học sinh, lao động cũng có ý nghĩa quan trọng nhưng việc lao động phải kết hợp với học tập và giáo dục trong thời gian hợp lý để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ và đạo đức của học sinh. Do đó, ngoài việc quy định nghĩa vụ lao động của học sinh, khoản 2 Điều 129 cũng quy định thời gian lao động của học sinh là không quá hai giờ trong một ngày, thời gian học tập và lao động không quá bảy giờ trong một ngày và không quá 35 giờ trong một tuần. Kết quả lao động của học sinh được sử dụng để phục vụ cải thiện đời sống, sinh hoạt và học tập của học sinh. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của học sinh

và không được bố trí học sinh làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Một phần của tài liệu So-17-thang-9-2011-2 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)