8. Khung phân tích
2.1.2. Thời gian tìm hiểu trước khi kết hôn
Kết hôn là mốc đánh dấu mối quan hệ xã hội trong đời sống gia đình của vợ chồng. Tìm hiểu trước khi kết hôn có lẽ không còn là một điều xa lạ với
33
mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại. Trước khi bước vào đời sống gia đình các cặp đôi thường có một thời gian nhất định để tìm hiểu lẫn nhau. Chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến mối quan hệ giữa thời gian tìm hiểu trước khi kết hôn và tính bền vững của hôn nhân. Song trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã từng đề cập đến vấn đề này. Chẳng hạn, theo tờ Journal of Mar- riage and the Family (Tập san hôn nhân và gia đình) số ra tháng 5-1980 chỉ ra kết quả của một nhóm nghiên cứu cho rằng: “Hôn nhân dường như có cơ hội tồn tại và phát triển hơn nếu trước khi lập gia đình, người ta hiểu biết tương đối đầy đủ về con người bên trong của nhau” [58].
Trong xã hội vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có người cho rằng thời gian tìm hiểu quá nhanh khi chưa kịp hiểu có thể dẫn đến sự đổ vỡ sau này, song một số khác lại cho rằng tìm hiểu nhau quá lâu sẽ dẫn đến nhàm chán, cuộc sống hôn nhân sau này không còn mới mẻ. Trong nghiên cứu này tôi cũng đặt ra câu hỏi liệu thời gian tìm hiểu của người theo đạo Thiên Chúa giáo như thế nào.
Căn cứ vào kết quả khảo sát thu được tôi chia khoảng thời gian tìm hiểu thành 4 nhóm cụ thể gồm: dưới 1 năm, 1 năm, từ 1 đến 2 năm và trên 2 năm. Dưới 1 năm được xem xét là thời gian tìm hiểu nhau chưa dài cụ thể là 3 tháng, 4 tháng. Thời gian tìm hiểu 1 năm là phương án được nhiều người đưa ra nhất do đó tôi sẽ để thành một phương án riêng. Từ 1 đến 2 năm là thời gian tìm hiểu khá dài giữa hai người. Kết quả khảo sát cụ thể:
34
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Thời gian tìm hiểu nhau trước khi kết hôn ngày càng được mọi người quan tâm và đánh giá cao vai trò của nó. “Việc tìm hiểu giữa nam và nữ là một điều quan trọng để giúp họ hiểu đối phương của mình. Để cùng phấn đấu, cùng chia sẻ rồi đi tới quyết định có gắn bó với nhau suốt đời hay không. Trong quá trình giảng dạy Giáo lý tiền hôn nhân đây cũng là một điều được tôi nhấn mạnh rất nhiều.” (PVS 9, nam 45 tuổi, Giáo viên).
Đa số các cặp vợ chồng có thời gian tìm hiểu nhau nhiều nhất là 1 năm chiếm tỉ lệ 48%. Thời gian tìm hiểu nhau từ 1 đến 2 năm chiếm tỉ lệ 29% và thấp nhất là thời gian tìm hiểu nhau dưới 1 năm mà cụ thể ở đây là 3 tháng, 4 tháng trước khi tiến tới kết hôn chiếm tỉ lệ 4%. Thời gian tìm hiểu có sự khác biệt nhau như thế liệu có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống hôn nhân của họ không vẫn là một câu hỏi có nhiều ý kiến trái chiều. “Theo anh thì thời gian tìm hiểu cần lâu một chút có thể là trên 1 năm để cả hai có thể hiểu nhau một cách kỹ hơn cả về bản thân người mình tìm hiểu, gia đình của họ và nhiều yếu tố khác có tác động đến gia đình mình sau này” (PVS 4, nam 32
35
tuổi, Tài xế). Khoảng thời gian được các cặp vợ chồng tìm hiểu nhau lâu nhất là 6 năm chiếm tỉ lệ 0,5% và có cặp vợ chồng không tìm hiểu nhau chiếm 1%. Nguyên nhân của sự khác biệt về số năm như thế đó là do hoàn cảnh và môi trường sống của mỗi người. “Anh và vợ anh học cùng nhau từ hồi cấp 3 nên cũng có tình cảm với nhau. Lên đại học thì học khác khoa nhưng cùng trường và cứ thế thời gian bên nhau kéo dài 6 năm, yêu nhau lâu như thế rồi mới tính đến chuyện kết hôn. Lúc đó 2 đứa đã xác định kỹ càng và cũng ổn định về công việc, kinh tế.” (PVS 4, nam 32 tuổi, Tài xế). Cũng không ít trường hợp thời gian tìm hiểu nhau ít hơn rất nhiều: “Chị đi xuất khẩu lao động về, lúc đó tuổi cũng không còn trẻ nữa nên ở nhà ai cũng giục, ai cũng bảo mai mối giới thiệu. Nghe mọi người nói nhiều quá nên thôi thì cứ gật đầu. Từ lúc gặp mặt nhau đến khi quyết định lập gia đình nhanh lắm em ạ. Nếu như không phải học lớp học tiền hôn nhân kéo dài có lẽ tính thời gian từ khi được giới thiệu đến khi kết hôn chắc chỉ vài tuần.” (PVS 5, nữ 37 tuổi, Công nhân).
Thời gian tìm hiểu cũng chính là thời gian họ cân nhắc thật kỹ trước khi đưa đến quyết định là có kết hôn với đối tượng mình đang tìm hiểu không. Việc tìm hiểu nhau trước khi kết hôn ngày nay đã tự do hơn rất nhiều. Người ta được tự do chọn lựa, không còn chịu áp lực nhiều từ phía gia đình và xã hội. Với xu hướng ngày càng mở rộng hiện nay, bản thân mỗi người có rất nhiều mối quan hệ, bạn bè, đồng nghiệp và những mối quan hệ xã hội khác. Điều đó cho phép người ta được chọn lựa rộng rãi hơn và tiến tới quyết định cuối cùng là kết hôn. Thời gian tìm hiểu của các cặp vợ chồng trước khi kết hôn cũng có ảnh hưởng khá lớn đến đời sống gia đình sau này. “Học hành cùng nhau, lớn lên cùng nhau nên bọn anh rất hiểu nhau. Có thể nói vợ anh là người hiểu anh nhất, nhiều khi mình có chuyện gì căng thẳng, mệt mỏi không nói ra nhưng cô ấy nhìn là biết. Và anh cũng cảm thấy được sự chia sẻ thực sự trong đời sống vợ chồng. Vừa làm vợ chồng, vừa làm bạn. Anh thấy
36
thực sự hài lòng khi lấy được người mình yêu, người đó cũng yêu và hiểu mình đến như thế.” (PVS 4, nam 32 tuổi, Tài xế).
Đối với trường hợp thời gian tìm hiểu ngắn đời sống hôn nhân cũng không có sự khác biệt nhiều: “Chị được giới thiệu nên cũng chỉ biết sơ qua về anh ấy, chỉ biết là tốt bụng và chăm chỉ làm ăn. Thời gian chung sống với nhau hiểu nhau hơn, từ trách nhiệm chuyển sang tình cảm. Ai cũng nói chị may mắn mới lấy được người tốt. Bản thân chị cũng thế, chưa hiểu gì về nhau mà cũng lấy họ còn nói chị liều ấy. (Cười)” (PVS 5, nữ 37 tuổi, Công nhân).
Cho đến nay vẫn chưa có một kết luận nào cho biết một thời thời gian tìm hiểu chính xác có thể thích hợp cho mọi người mà nó chỉ mang tính chất tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như khoảng cách, môi trường sống, môi trường làm việc và cả hoàn cảnh gia đình mà có những thời gian phù hợp cho mỗi người. Riêng đối với những người theo đạo Thiên Chúa giáo, trước khi kết hôn họ có thời gian học Giáo lý hôn nhân. Đây là thời gian được xem là quan trọng trong quá trình tìm hiểu về đời sống hôn nhân. Phải chăng do có sự chuẩn bị tâm thế về đời sống gia đình nên người theo đạo Thiên Chúa sẽ có thời gian tìm hiểu về người bạn đời trước khi kết hôn. Để khẳng định được điều này có thể cần những nghiên cứu tiếp theo.