Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình

Một phần của tài liệu Tinh ben vung trong hon nhan TCG_DPT (Trang 48 - 53)

8. Khung phân tích

2.2.3. Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình

Chức năng sinh sản là một trong những chức năng cơ bản của gia đình. Quan niệm truyền thống coi việc sinh con đẻ cái như một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của gia đình. Việc thực hiện chức năng sinh sản, tái tạo nhằm duy trì và phát triển nòi giống được xem là mục đích xây dựng gia đình và cũng là nhu cầu cần được thoả mãn của các cặp vợ chồng đối với việc làm cha mẹ. Trong Giáo lý hôn nhân thì sinh sản và giáo dục con cái là một trong hai mục đích của hôn nhân. Giáo lý hôn nhân nhằm giới thiệu những giá trị mà Kinh thánh đã ghi lại về hôn nhân và đời sống vợ chồng như “nam nữ lấy nhau là để có con. Hôn nhân một vợ một chồng. Phải ở với nhau mãn đời”, “có con để nối dõi, để thờ kính cha mẹ…” [51].

Một trong những mục đích cơ bản của đời sống vợ chồng là việc sinh sản con cái: "Hôn nhân và tình yêu vợ chồng, tự bản tính qui hướng về sự sinh

49

sản và giáo dục con cái. Con cái là ân huệ cao quí nhất của hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc của cha mẹ… Bổn phận truyền sinh và giáo dục được coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng” [51]. Khi nói như vậy, không có nghĩa là xem thường hay coi nhẹ những giá trị khác trong đời sống hôn nhân. Thực ra, hai mục đích này (và nhiều mục đích khác để phát triển nhân phẩm về mọi phương diện) đều là chính yếu, nghĩa là hôn nhân đòi hỏi quyền lợi để hai bên (vợ chồng) nhờ nhau mà đạt tới mục đích ấy. Lập giao ước hôn nhân, nhưng loại trừ quyền lợi để sinh sản con cái thật là vô lý và giao ước không thành. Do đó, việc thể hiện đích thực tình yêu vợ chồng cũng như toàn thể tổ chức đời sống gia đình phát sinh từ việc sinh sản con cái. Trong cuốn Hôn nhân Kito giáo, lời chúc lành của Thiên Chúa cho cặp vợ chồng đầu tiên của nhân loại trong Sách Sáng Thế ký "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất" [51] đã ban cho đời sống lứa đôi khả năng sinh sản ở tất cả mọi thời và mọi nơi.

Bảng 2.5: Số con của các gia đình theo Thiên Chúa giáo ở giáo xứ Cổ Nhuế

Số con Tần số (Người) Tỉ lệ (%)

1 77 38,5

2 89 44,5

Từ 3 trở lên 34 17

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Kết quả khảo sát cho thấy các gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất 44,5%, tiếp đó là các gia đình có 1 con chiếm tỉ lệ 38,5%. Trường hợp gia đình có nhiều con nhất là 5 người con chiếm tỉ lệ rất thấp 0,5%. Có thể thấy việc nhận thức sinh con ít nhằm đảm bảo có đầy đủ điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng,

50

chăm sóc và giáo dục con cái ngày càng được các gia đình quan tâm. “Nhà chị có 2 cô con gái nhưng không có ý định sinh thêm nữa em ạ. Giờ cuộc sống ngày càng nâng cao, mọi thứ đều đắt đỏ. Lo cho 2 con ăn học cũng vất vả rồi lại còn sinh nữa thì sợ không có điều kiện cho các cháu ăn học đầy đủ được.”

(PVS 2, nữ 33 tuổi, Công nhân). Đối với gia đình có số con nhiều nhất thì họ cũng nhận định rằng như thế là nhiều, “Nhà chú có 5 người con như thế là nhiều nhưng hiện tại thì cô chú cũng hài lòng với các con.”(PVS 1, Nam, 56 tuổi, Buôn bán).

Mặc dù, một số gia đình hôm nay đã giới hạn số con mà họ sẽ có, so với thời gian trước đây, vì những lý do chính đáng và dẫu cho chúng ta hiện tại đang nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh tình yêu tương-trợ và sự ân cần nâng đỡ lẫn nhau trong đời sống lứa đôi hơn so với quá khứ, thì một số đông vợ chồng vẫn tiếp tục khao khát và ước mong có con. Điều này được thể hiện qua các cặp vợ chồng hiếm muộn về việc sinh con. Họ đã nổ lực và đã tìm đủ phương pháp chữa trị hầu có thể thụ thai. “Anh chị lấy nhau cũng lâu nhưng mãi gần 6 năm sau mới sinh được con. Gia đình cũng lo lắm nhưng may mọi chuyện cũng ổn em a. Trước chỉ lo 2 vợ chồng có vấn đề gì cơ”. (PVS 5, nữ 37 tuổi, Công nhân).

Như vậy việc sinh con vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm và cũng là thể hiện tình yêu của vợ chồng trong gia đình. Mỗi đứa con chào đời phải củng cố thêm tình yêu và hạnh phúc của vợ chồng, vì đứa con là kết quả của tình yêu tự hiến của họ. Trước khi quyết định sinh con, vợ chồng phải lưu ý đến những yếu tố giúp mang lại hoặc ảnh hưởng đến hạnh phúc của họ, chẳng hạn sức khỏe của người mẹ, tâm lý, ước vọng tương lai... Con cái là ân huệ tốt đẹp nhất của hôn nhân. Sinh một đứa con là tự ý chấp nhận tạo mọi điều kiện để nó có thể sống hạnh phúc, sống xứng đáng với ơn gọi làm người và làm con

51

Thiên Chúa. Do đó, các gia đình luôn cần lưu ý đến khả năng tài chính, nơi ăn chốn ở, những phương cách giáo dục... và tính toán xem nếu sinh thêm một đứa con, liệu mình có thể nuôi dưỡng và giáo dục nó được chu đáo không [52].

Hôn nhân và mái ấm gia đình tạo nên những điều kiện hay môi trường thuận lợi cho việc sinh sản con cái và giáo dục chúng. Quả thực, đời sống hôn nhân và gia đình chuẩn bị một bầu không khí cần thiết cho tình yêu vợ chồng và hoa trái của tình yêu đó là những đứa con. Vì thế các quan hệ về tình dục chỉ hợp pháp trong lãnh vực đời sống hôn nhân.

Quyền và bổn phận giáo dục con cái là cái cốt lõi của việc làm cha làm mẹ, bởi vì nó liên quan đến việc lưu truyền sự sống. So với những người khác, thì vai trò giáo dục của cha mẹ là khởi nguồn và là cơ bản vì tương quan yêu thương độc nhất vô nhị giữa cha mẹ và con cái. Vai trò giáo dục của cha mẹ không ai thay thế được và cũng không nhường cho ai được.Việc giáo dục con cái được các gia đình đánh giá rất cao và nó là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống gia đình. Lớp học tiền hôn nhân cũng đã hướng dẫn rất cụ thể trong việc giáo dục con cái của người cha như thế nào và người mẹ như thế nào nhưng điều quan trọng hơn cả đó là việc giáo dục con cái là bổn phận của cả hai người.

52

Bảng 2.6 : Đánh giá của mức độ hữu ích việc hiểu được bổn phận trong việc giáo dục con cái trong gia đình Thiên Chúa giáo ở giáo xứ Cổ Nhuế

Mức độ Tần số (Người) Tỉ lệ (%)

Bình thường 3 1,5

Hữu ích 73 36,5

Hoàn toàn hữu ích 124 62,0

Tổng số 200 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Theo quan niệm của đạo Thiên Chúa, việc giáo dục con cái vừa là bổn phận vừa là vinh dự lớn lao của bậc làm cha mẹ, bởi vì được cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo nên những con người mới, những người con của Thiên Chúa. Đó là việc trồng người. Không chỉ trồng nên những người hữu ích cho xã hội, cho Hội Thánh mà còn trồng nên những vị thánh. Vì thế, giáo dục con cái không phải là một việc tuỳ hứng, nhưng cần có một đường hướng, một kế hoạch và những phương pháp.

Chính vì thế người ta mới đặt ra việc tại sao phải hiểu bổn phận giáo dục con cái. Đại đa số người ta rất coi trọng bổn phận của họ trong việc giáo dục và chăm sóc con. Đối với họ việc được hiểu rõ về nội dung bổn phận của cha mẹ trong việc giáo dục con cái được đánh giá rất cao về tính hữu ích. Đánh giá ở mức độ hoàn toàn hữu ích chiếm tới 62% tương ứng với 124 người, tiếp theo đó là ở mức hữu ích với tỉ lệ 36,5%. Không có ai đánh giá ở mức điểm 1 và 2 (hoàn toàn không hữu ích và không hữu ích).

53

Uốn cây từ thuở còn non, Dạy con từ thuở con còn đương thơ.

Yếu tố nền tảng cơ bản nhất đánh dấu vai trò giáo dục của cha mẹ là tình phụ tử và mẫu tử. Chính tình yêu thương này, như nguồn mạch xuất phát, trở thành linh hồn và quy tắc để gợi ra những sáng kiến và hướng dẫn cho mọi hoạt động giáo dục cụ thể, làm cho chúng thấm đượm những giá trị của sự dịu dàng, kiên nhẫn, nhân hậu, phục vụ, vô vị lợi, hy sinh, là những hoa trái quý giá nhất của tình yêu.

Con cái là tài sản quý giá nhất trong cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng, là sợi dây liên kết tình yêu thương giữa vợ và chồng. Khi có con cả hai vợ chồng thường dành sự quan tâm chăm sóc đặc biệt cho đứa con, do đó cũng dễ bỏ qua cho nhau mọi việc để cho con có cuộc sống hạnh phúc. Dù cho hai vợ chồng có xảy ra những mâu thuẫn trầm trọng những họ vẫn có thể duy trì cuộc sống gia đình khi nghĩ về đứa con của mình.

Một phần của tài liệu Tinh ben vung trong hon nhan TCG_DPT (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)