Mâu thuẫn trong gia đình

Một phần của tài liệu Tinh ben vung trong hon nhan TCG_DPT (Trang 79 - 85)

8. Khung phân tích

3.5. Mâu thuẫn trong gia đình

Chúng ta đều biết rằng, mâu thuẫn (xung đột) là hiện tượng tồn tại trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo…. Đời sống gia đình cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hôn nhân là nơi để chúng ta chia sẻ hạnh phúc nhưng cũng đồng thời là "cơ hội" nảy sinh nhiều mâu thẫu, kể cả trong các gia đình êm ấm nhất. Trong gia đình thường xảy ra những mâu thuẫn gì? Mâu thuẫn thường xảy ra giữa những ai? Cách giải quyết các mâu thuẫn đó như thế nào?

80

Xã hội thay đổi, con người thay đổi, lối sống của họ thay đổi... và liền theo đó là bao vấn đề khác liên quan đến con người cũng thay đổi. Vấn đề mâu thuẫn gia đình tất nhiên không nằm ngoài phạm vi ấy.

Mâu thuẫn gia đình là một vấn đề muôn thuở, con người sống với nhau không ít thì nhiều bao giờ cũng có mâu thuẫn. Khi hai người chung sống với nhau, điều gì đã liên kết họ lại và điều gì làm cho họ rời xa nhau? Mâu thuẫn gia đình bao giờ cũng là vấn đề xảy ra với đa số người và được nhiều người quan tâm. Mỗi con người đều muốn giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân của mình, sự giải quyết này có thể làm cho người ta gần nhau hơn hoặc làm cho người ta xa nhau. Sự ổn định và phát triển của quan hệ hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào việc giải quyết những mâu thuẫn. Mâu thuẫn thường nhiều chiều và phức tạp. Trong quan hệ hôn nhân, nếu người này không chú ý đến nhu cầu của người kia, mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột liên tục sẽ làm cho hôn nhân trở nên xấu đi.

Mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng thực ra chỉ là một bước đi tự nhiên của lịch sử, để tìm hướng đi mới vào tương lai, đạt đến một trình độ phát triển cao hơn, phù hợp hơn. Gia đình, muốn tồn tại và phát triển bền vững, phải trở thành một thực thể hài hòa, biết chấp nhận và quản lý mâu thuẫn một cách hợp lý. Nếu giải quyết tốt, các mâu thuẫn có thể giúp cho các quan hệ được củng cố.

Trái lại, khi mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột có thể gây nên những chấn thương về tâm lý và gây nên những rạn nứt trong hôn nhân. Tuy nhiên, nếu biết cách giải quyết, chúng sẽ là cơ hội giúp hai vợ chồng hiểu nhau hơn và tình yêu mỗi ngày một thêm lớn hơn.

Những xung đột giữa vợ chồng xảy ra do rất nhiều lý do, trong đó thường là do: Sự khác biệt về tâm sinh lý giữa nam – nữ. Sự khác biệt về cá tính của mỗi người. Sự khác biệt về cách nhận thức, về quan điểm, về sở thích đối với

81

các vấn đề trong cuộc sống, nhất là về bậc thang giá trị. Sự khác biệt về nền giáo dục mà mỗi người đã nhận được, nhất là nền giáo dục trong gia đình. Những trục trặc trong đời sống chăn gối. Bất đồng về giáo dục con cái. Thiếu tổ chức trong gia đình: thiếu phân công, thiếu chia sẻ, thiếu quan tâm đến nhau, thiếu trật tự hay chính từ sự bất đồng trong việc quản lý và chi tiêu.

Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những mâu thuẫn dù lớn hay nhỏ đặc biệt là trong đời sống gia đình. Theo kết quả điều tra 100% các cặp vợ chồng đều có mẫu thuẫn xảy ra dù ít hay nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bất đồng ý kiến tạo ra những mâu thuẫn trong gia đình. Trong nghiên cứu này tôi quan tâm đến những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hàng ngày đến các mối quan hệ trong gia đình. Những mâu thuẫn, bất đồng ý kiến được quy về những tiêu chí cụ thể gồm: quản lý chi tiêu, nuôi dạy con cái, sự phân công công việc trong gia đình, nghề nghiệp của vợ/chồng, quan hệ giữa vợ/chồng với bạn bè, hàng xóm. Những bất đồng ý kiến đó xảy ra trong mọi gia đình tuy nhiên mức độ xảy ra lại không giống nhau.

82

Các cặp vợ chồng xảy ra bất đồng ý kiến với mức độ ít khi chiếm tỉ lệ cao nhất 66% tương ứng với 132 người. Mức độ thỉnh thoảng chiếm tỉ lệ ít hơn 32%, mức độ xảy ra bất đồng ý kiến thường xuyên chiếm một tỉ lệ nhỏ không đáng kể 2%. Như vậy hầu hết các gia đình đều có những mâu thuẫn, nhưng bất đồng ý kiến nhưng mức độ là không cao và có thể kiểm soát cũng như giải quyết được. Cụ thể hơn chúng tôi đi vào tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn đến sự bất đồng ý kiến, mâu thuẫn nhiều nhất trong các gia đình. Họ giải quyết các mâu thuẫn đó như thế nào? Đồng thời cũng xem xét những mâu thuẫn đó có ảnh hưởng như thế nào đến tính bền vững trong hôn nhân của các gia đình.

Bảng 3.10: Nguyên nhân gây ra những bất đồng ý kiến trong gia đình Thiên Chúa giáo ở giáo xứ Cổ Nhuế

Nguyên nhân Tần số(người) Tỉ lệ (%)

Quản lý chi tiêu 172 86.0

Nuôi dạy con cái 156 78.0

Sự phân công công việc trong gia đình

40 20.0

Nghề nghiệp của vợ/chồng 65 32.5

Quan hệ với họ hàng nhà vợ/chồng 99 49.5

Quan hệ giữa vợ/chồng với bạn bè, hàng xóm

52 26.0

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Trong nhóm những nguyên nhân đưa ra thường gây ra sự bất đồng ý kiến, mâu thuẫn giữa vợ/chồng thì có 2 nguyên nhân chủ yếu nhất là vấn đề quản lý chi tiêu và việc nuôi dạy con cái với tỉ lệ tương ứng là: 86% và 78%. Có thể thấy hai nguyên nhân trên là những nguyên nhân liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của các gia đình. Trong số những tranh cãi phổ biến nhất của các cặp vợ chồng thì mâu thuẫn liên quan đến con cái thiên về yếu tố cảm xúc

83

hơn cả. Bắt đầu từ khi có con, những người làm cha làm mẹ luôn quan tâm đến việc làm thế nào để nuôi dạy con một cách tốt nhất. Và cũng chính điều này dẫn đến xung đột khá lớn giữa các cặp vợ chồng. Các bà mẹ và ông bố thường sẽ tranh luận về cách chăm sóc và dạy bảo con. “Hai vợ chồng không cùng quan điểm là việc học thêm của con. Con gái lớn của chị học lớp 3 chị muốn cho cháu đi học thêm nhưng bố nó lại không đồng ý. Anh ấy nói là còn bé không phải đi học thêm học trên lớp và học ở nhà là được rồi. Nhưng mà bây giờ bọn trẻ nó đi học thêm hết em ạ, chỉ sợ con mình không học lại thiệt thòi, bây giờ cũng nhiều kiến thức lắm nên chị vẫn muốn cho cháu đi học thêm” (PVS 2, nữ 33 tuổi, Công nhân).

Đối với các gia đình việc quản lý chi tiêu là việc quan trọng, nhất là trong đời sống hiện nay. Sống tại một thành phố lớn – Hà Nội, nơi đất chật người đông, nơi mà mọi thứ đều được đánh giá là đắt đỏ thì việc chi tiêu hợp lý là một vấn đề lớn đối với các gia đình. Việc quản lý chi tiêu trong gia đình có thể coi là một trong những yếu tố quyết định sự ổn định của gia đình, ảnh hưởng lớn đến sự hài hòa giữa các thành viên trong gia đình nhất là giữa vợ và chồng. Yếu tố kinh tế đã được xem như là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo cho cuộc sống gia đình. Việc quyết định chi tiêu trong gia đình như đã được nêu lên ở phần trên là công việc được cả 2 vợ chồng cùng bàn bạc và quyết định nhiều nhất. Do đó việc xảy ra những bất đồng là cao nhất cũng không có gì là ngoại lệ. Tuy những bất đồng này xảy ra với mức độ nhiều, thường xuyên nhưng lại được giải quyết một cách nhanh chóng. “Nhà chị cũng hay xảy ra bất đồng về kinh tế, về chi tiêu trong gia đình. Nhưng nó không ảnh hưởng nhiều lắm, chủ yếu là khi có công việc mà cần chi tiêu thì 2 vợ chồng hay đưa ra những quan điểm của mình và cùng muốn làm theo ý mình. Tuy nhiên cả 2 đều có bàn bạc, trao đổi với nhau và cũng đưa ra quan điểm chung sao cho phù hợp nhất với kinh tế nhà mình.” (PVS 7, nữ 27 tuổi,

84

Nội trợ). Chính bởi thế cho dù kinh tế gia đình có khá giả hay không thì mọi vấn đề chi tiêu lớn, cần thiết trong gia đình đều nên có sự bàn bạc, thảo luận với người bạn đời của mình.

Đối với những gia đình chưa có một căn nhà do chính mình làm chủ thì việc quản lý chi tiêu lại càng là vấn đề lớn. Ngoài những khoản chi tiêu chính cho gia đình hàng tháng họ còn lo chi trả thêm một khoản tiền về nơi ở là một vấn đề lớn. Có thể chỉ với lý do đó cũng dẫn đến bao nhiêu hệ lụy ảnh hưởng đến những vấn đề khác trong gia đình như con cái, bên nội, bên ngoại… “Anh chị chưa có đủ điều kiện để mua nhà nên cuộc sống cũng còn nhiều vất vả. Nhất là lúc chị sinh con, nhà cửa chật nên không đón bố mẹ lên được. Rồi đến khi con lớn hơn một chút cả hai đều đi làm không có điều kiện chăm sóc con nên lại phải gửi về ông bà chăm. Nói chung bất tiện và cũng nảy sinh nhiều vấn đề lắm em ạ”.(PVS 7, nữ, 27 tuổi, Nội trợ).

Mâu thuẫn trong quan hệ với họ hàng bên gia đình vợ/chồng cũng khá cao chiếm tỉ lệ 49,5%. Sự phân công công việc trong gia đình có ảnh hưởng ít nhất đến việc xảy ra các mâu thuẫn trong gia đình chiếm tỉ lệ 20%. Việc giải quyết những xung đột trong gia đình là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng và thiện chí của cả hai. Nếu khi mới bước vào cuộc sống hôn nhân và gia đình, hai vợ chồng tập thói quen ngồi lại với nhau để giải quyết các vấn đề nhỏ thì sau này sẽ có nhiều kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề to lớn hơn. Những dịp như thế sẽ giúp hai vợ chồng hiểu nhau hơn, đồng thời cũng giúp mỗi người gọt giũa cái “tôi” nhiều tự ái và vị kỷ, giúp cuộc sống gia đình được hài hòa, êm ấm và hạnh phúc.

Khi xảy ra những bất đồng thì có hai chiều hướng giải quyết đó là tự mình quyết định hoặc cả hai vợ chồng cùng trao đổi bàn bạc để đưa ra quyết định cuối cùng. Tỉ lệ của hai ý kiến trên có chênh lệch nhau rất lớn trong nghiên cứu tương ứng là 3,5% số người trả lời tự giải quyết và 96,5% là hai vợ chồng

85

cùng bàn bạc và thống nhất với nhau ý kiến cuối cùng. Trong tỉ lệ 3,5% số người tự giải quyết mâu thuẫn mà không cần bàn bạc hay tham khảo ý kiến của người bạn đời là người chồng trong gia đình. Trong giáo lý hôn nhân cũng đã đưa ra một số nguyên tắc giúp giải quyết những xung đột trong gia đình. Đối với những người chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân cần phải tìm hiểu nhau kỹ lưỡng để tránh những ảo tưởng về nhau. Mặt khác, hôn nhân cần có tình yêu thực sự, không được biến hôn nhân thành một cuộc mua bán, đổi chác. Cùng với đó mỗi người cần phải trang bị những kiến thức nuôi dưỡng tình yêu và bàn hỏi với những người có kinh nghiệm để biết cách sống một cách hòa hợp và giải quyết những bất hòa trong đời sống gia đình.Như vậy có thể thấy vai trò của người chồng trong việc quyết định vẫn còn khá cao trong các gia đình theo đạo Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là hầu hết các gia đình đều có sự chia sẻ, bàn bạc với nhau trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

Một phần của tài liệu Tinh ben vung trong hon nhan TCG_DPT (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)