8. Khung phân tích
2.1.3. Sự tương đồng về tôn giáo giữa vợ chồng khi kết hôn
Theo quan điểm lý thuyết chức năng, tôn giáo có chức năng tạo ra cố kết xã hội và khi kiểm soát xã hội được liên kết với tôn giáo thì sức mạnh của kiểm soát sẽ gia tăng. Trên thực tế, nghi lễ kết hôn của người theo đạo Thiên Chúa được diễn ra trong không gian linh thiêng. Các cặp đôi có sự tuyên thệ gắn bó cả đời trước bàn thờ Chúa. Chính nghi lễ như vậy sẽ tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa hai người. Đối với người theo đạo, việc tổ chức lễ cưới có sự chứng kiến của Chúa có thể còn quan trọng hơn thủ tục đăng ký kết hôn. Nghi lễ này
37
là sự thánh hóa cuộc hôn nhân. Họ không chỉ cam kết với nhau mà còn cam kết trước Chúa. Khi đó họ có sự kiểm soát từ bên trong. Trong Giáo lý, Giáo luật hôn nhân hiện nay cũng chỉ ra tôn giáo là sức mạnh rất lớn nối kết con người lại với nhau. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy khuynh hướng chung là các cuộc hôn nhân thường xảy ra giữa những người cùng một tín ngưỡng. Theo quan niệm của đạo Thiên Chúa cho rằng những người cùng đức tin sẽ có sự hòa hợp trong đời sống hôn nhân hơn. Các cuộc hôn nhân cùng một đức tin như nhau chiếm một tỉ lệ lớn [59].
Song điều đó không có nghĩa là không được lấy người ngoại đạo và cũng không được phép ép buộc những người khác theo đạo điều này đươc thể hiện rõ ở các điều trong Bộ giáo luật: “Cả hai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối, và không bên nào được loại bỏ các điều ấy. Hội Ðồng Giám Mục có nhiệm vụ quy định cả về cách thức làm tờ công bố và tuyên hứa mà luật đòi hỏi, lẫn về thể thức để những lời công bố và tuyên hứa ấy được bảo đảm ở tòa ngoài, và được thông báo cho bên không công giáo" [51]. Giáo Hội không bắt buộc ai vào đạo, trái lại còn ngăn cấm, không cho phép ai được ép buộc người khác theo đạo: "Mọi người có bổn phận phải tìm kiếm chân lý liên quan đến Thiên Chúa và Giáo Hội. Một khi đã biết được chân lý, họ có quyền lợi và bổn phận theo luật Chúa phải ôm ấp và tuân theo. Không ai được phép cưỡng bách người khác chấp nhận đức tin công giáo trái với lương tâm của họ" [51].
Trong tổng số 200 người được hỏi thì 167 người lấy vợ/chồng cùng tôn giáo chiếm tỉ lệ 83,5%. Còn lại 33 người chiếm tỷ lệ 16,5% lấy vợ/chồng không cùng tôn giáo. Trên thực tế những người kết hôn không cùng tôn giáo sẽ như thế nào. Kết quả khảo sát cho thấy trong số những người không theo đạo Thiên Chúa trước khi kết hôn cũng đã có trường hợp gặp sự phản đối từ gia đình. “Bố mẹ chị cho rằng lấy nhau không cùng tôn giáo sẽ gặp rất nhiều
38
khó khăn do sự khác biệt về niềm tin. Ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn lắm nhưng sau chị và chồng chị bây giờ cũng đã giải thích, thuyết phục gia đình chị”. (PVS 2, nữ, 33 tuổi, Công nhân). Mặc dù gặp không ít sự cản trở từ hai bên gia đình nhưng tất cả những người được hỏi đều thuyết phục được gia đình và kết hôn với người mình yêu. Trong mẫu khảo sát của nghiên cứu tất cả những trường hợp lấy vợ/chồng dù có cùng tôn giáo hay không cùng tôn giáo thì họ đều tham gia lớp Giáo lý hôn nhân trước khi tiến tới kết hôn với tỉ lệ 100%.
Đối với những người có người bạn đời tương lai theo đạo Thiên Chúa giáo thì tham gia lớp học Giáo lý hôn nhân có thể coi là điều tiên quyết trước khi hai người tiến tới hôn nhân. Tham gia lớp học tiền hôn nhân chính là học hỏi giúp tìm hiểu ý Chúa về hôn nhân đã được mạc khải trong Kinh Thánh, trong luật tự nhiên và Giáo hội dạy. Lớp học giúp mọi người chuẩn bị bước vào đời sống gia đình một cách chu đáo. Hiểu được tầm quan trọng của việc học Giáo lý hôn nhân họ cảm thấy thoải mái và hào hứng hơn đối với việc tham gia lớp học, đồng thời cũng đánh giá cao những điều được chỉ dạy trong đạo Thiên Chúa giáo.
“Khi tham gia lớp học cả chị và chồng chị đều có thời gian bên cạnh nhau nhiều hơn. Cùng ngồi nghe những điều Thầy dạy, cùng tìm hiểu xem cần phải chuẩn bị những gì trước khi kết hôn. Sau khi kết hôn cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào. Nói chung vừa hào hứng, vừa lạ lẫm và cũng đầy bỡ ngỡ. Quyết định theo Đạo của chồng nên chị cũng toàn tâm toàn ý, học rồi mới biết toàn những điều tốt, những điều thiện, thấy mình đối nhân xử thế nhẹ nhàng hơn rất nhiều”. (PVS 7, nữ 27 tuổi, Nội trợ).
39
“Thời gian học Giáo lý hôn nhân là thời gian mà cả hai cùng tìm hiểu nhau một cách kỹ lưỡng hơn. Tìm hiểu sâu hơn về gia đình, tính tình của đối phương. Khi tham gia lớp học, hiểu được nhiều hơn về ý nghĩa của gia đình, ý nghĩa của hôn nhân, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Hiểu hơn về bổn phận, trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình”.(PVS 8, nam, 45 tuổi, Công nhân).
Đối với một số người không theo đạo nhưng khi quyết định theo đạo Thiên Chúa của vợ hoặc chồng thì họ coi việc học Giáo lý hôn nhân như là một thử thách, một sự trải nghiệm. “Học giáo lý hôn nhân chị cảm thấy ý nghĩa của một gia đình sâu sắc và đầy đủ hơn, hiểu được sự gắn kết không gì có thể chia rẽ được”. (PVS2, Nữ, 33 tuổi, Công nhân). Họ học vừa để trang bị kiến thức cho mình vừa để hiểu hơn về vợ/chồng của mình cũng như gia đình bên vợ/chồng. Ý thức được việc kết hôn là sống và gắn bó với nhau, gắn bó với gia đình bên vợ/chồng nên mỗi người đều thấy ý nghĩa lớn của việc tham gia lớp học Giáo lý hôn nhân. Điều đọng lại với họ là những “đức tin”, là sự “bền vững” khi quyết định gắn kết mình với một người.
Đại đa số người ta vẫn kết hôn với những người theo đạo của mình, có tỉ lệ nhỏ những người kết hôn ngoại đạo. Phải chăng có mối liên hệ với thời gian tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Những người ngoại đạo khi kết hôn với những người theo đạo thì vẫn theo học lớp Giáo lý hôn nhân. Điều này cho thấy với người theo đạo Thiên Chúa hiện nay sự tương đồng về tôn giáo về niềm tin là một yếu tố khá quan trọng trong đời sống hôn nhân.
40