Thời gian dành cho tương tác giữa vợ chồng trong gia đình

Một phần của tài liệu Tinh ben vung trong hon nhan TCG_DPT (Trang 45 - 48)

8. Khung phân tích

2.2.2. Thời gian dành cho tương tác giữa vợ chồng trong gia đình

Giai đoạn tiền hôn nhân có lẽ là khoảng thời gian mà sự quan tâm của các cặp đôi dành cho nhau nhiều nhất. Nhưng sang giai đoạn hôn nhân với một vài người có sự thay đổi. Trên các phương truyền thông đại chúng đã đưa những bài báo, những mục tâm sự để phản ánh sự thay đổi như thế nào giữa các cặp đôi trong hai giai đoạn trước và sau kết hôn. Có không ít cô gái sau khi kết hôn phàn nàn rằng chồng không còn yêu mình như xưa nữa hoặc anh ấy đã thay đổi, không ít người cảm thấy thất vọng khi so sánh người chồng của mình trước và sau khi kết hôn... Trong xã hội hiện đại, có thể quan sát được một số gia đình sự tương tác thực không còn nhiều mà thay vào đó là sự tương tác ảo qua những phương tiện hiện đại như điện thoại, yahoo, các diễn đàn… Vấn đề đó trong các gia đình Thiên Chúa giáo hiện nay như thế nào và có tác động gì đến tính bền vững hôn nhân.

Đối với giai đoạn còn đang tìm hiểu, họ luôn cố gắng dành hết thời gian rảnh rỗi để gặp gỡ, chuyện trò nhưng thời gian đó không thể kéo dài, không liên tục và thường không cố định vào một khoảng thời gian nhất định. “Ngày yêu nhau thời gian dành cho nhau không thể nhiều như khi kết hôn được em ạ. Lúc đó chỉ tranh thủ cuối tuần hoặc thời gian rảnh thì mới gặp nhau thôi, chứ bình thường cả hai đều đi làm, đều phải lo cho gia đình nên thời gian gặp nhau không nhiều.” (PVS 2, Nữ, 33 tuổi, Công nhân).

Nhưng khi đã bước vào đời sống hôn nhân, khi cả hai đã cùng chung sống dưới một mái nhà thì thời gian của họ dành cho nhau nhiều hơn và chủ yếu là buổi tối. Cuộc sống gia đình đã đưa họ tới cùng những mối quan tâm, lo lắng

46

như nhau do đó ngoài những công việc hàng ngày của mỗi người thì thời gian họ phải dành hết cho mái ấm của mình.

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Hầu hết với các gia đình được khảo sát thì tối là thời gian họ dành cho gia đình sau một ngày lao động, làm việc. Có tới 175 người chiếm tỉ lệ 87,5% dành buổi tối cho gia đình, chăm lo con cái và trò chuyện với vợ/chồng. Thời gian dành cho gia đình vào sáng, trưa, chiều chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ không đáng kể. Ngoài ra một số gia đình cả vợ chồng đều kinh doanh buôn bán tại nhà thì thời gian trao đổi, trò chuyện với nhau nhiều hơn. “Hai cô chú cùng bán hàng ở nhà nên thời gian giao tiếp với nhau cả ngày cháu ạ. Trừ những lúc bận đi lấy hàng, hay nhiều khách chứ còn bình thường thì cả cô và chú đều cùng làm, cùng nói chuyện.” (PVS 1, Nam, 56 tuổi, Buôn bán). Đây có thể là một điều thuận lợi để họ gần nhau hơn, hiểu và sẻ chia với nhau nhiều hơn.

Chúng ta đều biết thời gian dành cho gia đình rất khó có thể được ưu tiên hàng đầu vì những nhu cầu khác dường như luôn khẩn cấp hơn. Thế nhưng,

47

tất cả các thành viên trong gia đình đều cần nỗ lực đạt được những khoảnh khắc quý giá ấy càng nhiều càng tốt để giúp mọi người gần gũi và hiểu nhau hơn. Cách tốt nhất của việc tạo thời gian cho gia đình là để ý đến nó một cách cẩn thận. Đặc biệt khi cuộc sống vợ chồng có thêm đứa con là thành viên mới thì những nhu cầu của các thành viên trong gia đình ngày càng tăng và đối lập với nhau. Và cách tốt nhất để cuộc sống gia đình được hòa hợp, bền vững đó là cùng nhau chia sẻ trách nhiệm với gia đình, với người bạn đời của mình. Có thể thấy thời gian trao đổi, quan tâm chăm sóc nhau trong gia đình có một ý nghĩa rất quan trọng nhằm củng cố sự tin tưởng lẫn nhau trong gia đình, đồng thời tạo sự gắn kết yêu thương với nhau giữa các thành viên khi hiểu nhau nhiều hơn.

Sự tương tác, trợ giúp và sẻ chia giữa vợ chồng trong đời sống hôn nhân, không chỉ trong những khi, hạnh phúc mà ngay cả những khi gặp khó khăn, hoạn nạn. “Khi đã xác định gắn bó với nhau bản thân mỗi người phải có trách nhiệm đối với người vợ/chồng của mình. Phải đồng cam cộng khổ, sướng vui, hoạn nạn đều bên nhau. Thời gian tìm hiểu chính là thời gian thử thách, thời gian để hiểu về đối phương của mình xem có thể gắn bó với nhau cả đời hay không.” (PVS 9, nam 45 tuổi, Giáo viên). Có thể nói, đã là vợ chồng thì phải chung lưng đấu cật, cùng chia sẻ với nhau tất cả mọi ưu tư lo lắng trong đời sống lứa đôi. “Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng êm đềm cháu ạ. Gia đình chú trước đây cũng có nhiều điều khó khăn, nhiều lúc tưởng như không vượt qua được. Nhưng được một điều là vợ chú luôn ở bên động viên, vừa là vợ lại vừa là người bạn sẻ chia những khó khăn cũng chú nên mọi việc cũng ổn”. (PVS 1, Nam 56 tuổi, Buôn bán). Đôi khi cần phải nhắc nhở chính mình là những bất hạnh ấy cũng có thể là những cơ may cho ta, nhằm điều chỉnh một vài sự sai trái của bản thân và cũng có thể trở thành

48

trường dạy của tình yêu, giúp ta khám phá ra những giá trị cao hơn của đời sống vợ chồng. Chính trong những lúc khó khăn thì giá trị đích thực của tình yêu lại càng được khẳng định hơn, tình cảm của các thành viên trong gia đình càng bền vững hơn.

Cuộc sống với nhiều mối quan hệ, nhiều công việc cần được giải quyết chính vì thế thời gian mỗi người dành cho gia đình không được nhiều. Hơn nữa trong cuộc sống hiện đại khi mà các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển thì việc tương tác trực tiếp ngày càng ít hơn. Hai người nếu chỉ chung sống với nhau mà không có sự sẻ chia, tương tác thì mối quan hệ đó cũng không thể bền vững. Do đó tương tác thực tế giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khá quan trọng trong việc mang lại hạnh phúc trong đời sống hôn nhân.

Một phần của tài liệu Tinh ben vung trong hon nhan TCG_DPT (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)