Sự hài lòng về người bạn đời

Một phần của tài liệu Tinh ben vung trong hon nhan TCG_DPT (Trang 56 - 66)

8. Khung phân tích

3.1. Sự hài lòng về người bạn đời

Trong Giáo lý hôn nhân đã nêu rõ những mục đích chính của hôn nhân gồm: Thứ nhất hôn nhân nhằm bảo tồn nòi giống nhân loại. Nhiều cha mẹ

57

lo hôn nhân cho con với mong ước có cháu nội hay ngoại. Như thế mục đích thứ nhất của hôn nhân chính là để sinh sản và giáo dục con cái. Do đó hai người lấy nhau mà không muốn có con là đi ra ngoài mục đích của hôn nhân và trong khi điều tra hôn nhân linh mục thường hỏi về ý định này. Thứ hai

hôn nhân là giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Yêu thương nhau trung thành với nhau để cùng nhau chung sống trong cuộc đời. Chúa phán trong thánh kinh: "Ðàn ông ở một mình không tốt ta phải tạo cho nó một người giống như nó để trợ lực cho nó" [51]. Như thế Eva đã xuất hiện để làm người bạn đường giúp đỡ cho Adam trong cuộc sống. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn. Vợ chồng phải là người bạn thân nhất của nhau. Và mục đích

thứ ba của hôn nhân là giải quyết tình dục. Hôn nhân giúp quân bình cuộc sống sinh lý, tránh bệnh tật, cũng làm cho tâm lý hài hoà và tạo nên hạnh phúc cho đủ can đảm mang trách nhiệm sinh ra và nuôi dưỡng con cái. Ba mục đích này không cái nào hơn cái nào cho nên phải làm sao hài hoà đời sống hôn nhân để không phải chỉ lo sinh con, hay chỉ lo tìm khoái lạc, nhưng chính yếu là tạo hạnh phúc cho hai người. Cùng với những mục đích như thế bản thân mỗi người sẽ có những lựa chọn sáng suốt khi đi đến quyết định kết hôn. Và điều quan trọng nhất để hạnh phúc gia đình được bền vững là những yếu tố đảm bảo cho chúng.

Xét về gia đình, ta có thể thấy một số chức năng cơ bản của gia đình cụ thể như: Chức năng sinh sản, theo quan niệm truyền thống coi việc sinh con đẻ cái như một nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của gia đình. Việc thực hiện chức năng sinh sản, tái tạo nhằm duy trì và phát triển nòi giống được xem là mục đích xây dựng gia đình và cũng là nhu cầu cần được thoả mãn của các cặp vợ chồng đối với việc làm cha mẹ. Sinh sản vô tính với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật ngày nay không thể thay thế tính ưu trội cả về mặt sinh

58

học lẫn tâm lý xã hội và đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận ở tất cả các nước trên thế giới.

Chức năng kinh tế, trong lịch sử phát triển xã hội loài người, từ khi xuất hiện Nhà nước dù ở thời sơ khai hay hiện đại, gia đình đều được xem như là một đơn vị kinh tế. Chức năng kinh tế của gia đình được biểu hiện trên cả hai phương diện sản xuất và tiêu thụ. Cho đến nay, kinh tế "Hộ gia đình" ở Việt Nam vẫn là một thành phần quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân bên cạnh những thành phần kinh tế khác. Biểu hiện đơn vị tiêu thụ là nhu cầu thiết yếu của mọi gia đình để duy trì tồn tại và phát triển của các thành viên sinh sống trong gia đình (như ăn, mặc, nhà ở, đồ dùng, phương tiện đi lại, học tập, thông tin, giải trí...)

Chức năng giáo dục,g ia đình là một thiết chế hạ tầng của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức cuộc sống của con người. Con người sống gắn bó với gia đình, vì thế phẩm chất và giá trị của mỗi thành viên phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống gia đình, đặc biệt là phụ thuộc vào "giáo dục gia đình". Giáo dục gia đình cần được hiểu theo nghĩa rộng, đó là việc truyền thụ (truyền dạy và tiếp thụ), chuyển giao giữa các thế hệ về kiến thức cuộc sống, những kinh nghiệm sản xuất, những giá trị văn hoá truyền thống được đúc kết, trải nghiệm trở thành những di sản quí báu của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nhân cách cho các thế hệ tiếp nối. Có thể gọi đây là quá trình xã hội hoá cá nhân để con người gia đình trở thành con người của xã hội.

Chức năng thoả mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm, đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi

59

ro, sóng gió cuộc đời. Càng về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình.

Sự hài lòng được khảo sát như một trong ba chỉ số chính khi nghiên cứu về hạnh phúc. Những nghiên cứu mới nhất về yếu tố này ở Việt Nam cho thấy người dân chủ yếu hài lòng về gia đình, con cái và mức độ hài lòng cũng dựa trên những tiêu chí rất cụ thể của mức sống, điều kiện sống. Năm 2011, PGS.TS Hoàng Bá Thịnh nghiên cứu về Sự hài lòng về cuộc sống, khảo sát tại 4 tỉnh, thành phố là Hải Dương, Hà Nội, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện với 2400 đại diện hộ gia đình. Trong nghiên cứu này có một số chỉ báo liên quan đến hôn nhân và gia đình. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert cho điểm 5 bậc, trong đó 1 là hoàn toàn không hài lòng, 5 là hoàn toàn hài lòng. Sau đây là một vài nét về sự hài lòng của người dân Việt Nam về đời sống hôn nhân, gia đình. Có thể thấy điểm trung bình của mức độ hài lòng đối với hôn nhân được người dân đánh giá rất cao, đứng thứ 2 so với 22 khía cạnh khác của cuộc sống. Tỉ lệ người được hỏi cho điểm “hoàn toàn hài lòng” về hôn nhân với điểm số cao nhất (5 điểm: rất hài lòng) chiếm gần 63,4%, có 21% cho 4 điểm (hài lòng) và chỉ có 1,9% người trả lời cho rằng hôn nhân hoàn toàn không đáp ứng mong muốn của họ [70].

Qua kết quả khảo sát trực tiếp của đề tài này đối với các gia đình được hỏi về các mối quan hệ như đối với vợ/chồng, đối với gia đình bên vợ/ chồng, đối với con cái trong gia đình và đối với các mối quan hệ xã hội thì mức độ hài lòng của người được hỏi đều chiếm tỷ lệ cao hơn 50%.

Trong đó là mức độ hài lòng về vợ/chồng được đánh giá ở thang điểm 3.96 trên tổng số 5 điểm một số tỉ lệ người được hỏi đánh giá họ hài lòng về vợ hoặc chồng của họ chiếm đến 79,5%. Cuộc sống gia đình có bền vững hay không đều được thể hiện và phản ánh cụ thể qua các mối quan hệ trong gia

60

đình (giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ - con cái, giữa vợ/chồng – gia đình bên vợ/chồng) và các mối quan hệ khác ngoài xã hội. Mức độ hài lòng của bản thân đối với người vợ, người chồng của mình thể hiện rất rõ sự bền vững của gia đình. Nó được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá về tính bền vững trong hôn nhân của gia đình hiện nay. Họ có hài lòng với người vợ/chồng của mình hay không? Mức độ hài lòng được thể hiện như thế nào? Chính là điều chúng tôi muốn tìm hiểu và nêu rõ trong nghiên cứu này.

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Như đã phân tích ở trên mức độ hài lòng về vợ/chồng được đánh giá ở thang điểm 3.96 trên tổng số 5 điểm trong đó tỉ lệ người được hỏi đánh giá họ hài lòng về vợ hoặc chồng của họ chiếm đến 79,5%. Cụ thể thang điểm đó được thể hiện trong thang điểm từ 1 (Hoàn toàn không hài lòng) đến 5 (Hoàn toàn hài lòng) thì thang điểm hài lòng được đánh giá cao nhất với 125 người

61

lựa chọn tương ứng tỉ lệ 62,5%. Tiếp theo đó là mức độ bình thường và hoàn toàn hài lòng chiếm tỉ lệ tương ứng là 20,5% và 17%. Không có ai đánh giá mức độ hài lòng về vợ/chồng ở thang điểm hoàn toàn không hài lòng và không hài lòng, điều đó chứng tỏ mức độ hài lòng về vợ/chồng trong những trường hợp khảo sát nói trên khá cao.

Hai vợ chồng yêu nhau rồi lấy nhau nên hầu hết các những tiêu chí thì đều phù hợp với nhau. Chăm lo tốt cho gia đình, yêu thương chồng con và gia đình 2 bên, công việc cũng ổn định… Đối với anh 2 vợ chồng hiểu và yêu thương nhau là quan trọng nhất. Chị là người hiểu anh nhất. Luôn biết những suy nghĩ của anh, những khó khăn của anh và luôn là người lắng nghe chia sẻ mọi điều. Nói chung anh hoàn toàn hài lòng về vợ mình.” (PVS 3, Nam, 28 tuổi, Nhân viên kinh doanh).

Những cặp vợ chồng có sự sẻ chia cùng nhau trong gia đình chiếm tỉ lệ cao 96%. Cuộc sống gia đình không chỉ là sự gắn bó mà còn là sự sẻ chia giữa các thành viên. Chính từ việc chia sẻ những suy nghĩ, những cảm xúc, những mối lo toan trong cuộc sống mà tình cảm giữa vợ chồng càng trở nên bền vững, gắn kết hơn.

Cũng bàn đến vấn đề mức độ hài lòng về vợ/chồng có sự khác biệt nào giữa nam và nữ hay không và mức độ đó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống hôn nhân của họ không lại là một điều đáng quan tâm.

62

Bảng 3.1: Sự khác biệt giới trong mức độ hài lòng về người bạn đời của gia đình Thiên Chúa giáo ở giáo xứ Cổ Nhuế

Giới tính Điểm trung bình về mức độ hài lòng về người bạn đời

Nam 4

Nữ 3,93

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Nam giới hài lòng về vợ của mình cao hơn so với nữ hài lòng về chồng tương ứng với mức điểm 4 và 3,93. Tuy nhiên khoảng cách đó không có sự chênh lệch nhiều. Một số trường hợp người chồng trong gia đình cảm thấy vợ luôn là người hiểu mình, là hậu phương vững chắc cho gia đình: “Anh hoàn toàn hài lòng về vợ mình. Yêu nhau lâu, tìm hiểu nhau kỹ trước khi kết hôn nên cũng hiểu nhau. Mọi chuyện trong gia đình đều do hai vợ chồng làm nhưng nếu không có vợ anh thì chắc mọi việc sẽ không được như thế này. Cô ấy cũng khéo léo trong quan hệ với gia đình bên nội chứ không phân biệt gì, điều đó làm anh hài lòng nhất.” (PVS 3, Nam 28 tuổi, Nhân viên kinh do- anh). Như vậy có thể thấy không có nhiều sự khác biệt về giới tính khi đánh giá về mức độ hài lòng đối với vợ/chồng.

Tuy nhiên, ở những nhóm tuổi khác nhau thì có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với vợ/chồng.

Bảng 3.2: Sự khác biệt nhóm tuổi trong mức độ hài lòng về người bạn đời của gia đình Thiên Chúa giáo ở giáo xứ Cổ Nhuế

Nhóm tuổi Điểm trung bình về mức độ hài lòng về

người bạn đời

Từ 25 đến 35 tuổi 4,12

63

Trên 45 tuổi 3,82

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Mức độ hài lòng đối với vợ/chồng có xu hướng giảm dần khi độ tuổi tăng lên. Đối với nhóm tuổi từ 25 đến 35 tuổi thì đánh giá hài lòng về vợ/chồng mình rất cao 4,12 trong tổng điểm là 5 (hoàn toàn hài lòng). Và với các độ tuổi còn lại thì mức độ hài lòng giảm dần cụ thể nhóm tuồi từ 36 đến 45 tuổi mức độ hài lòng tương ứng là 3,94 điểm và thấp nhất là nhóm tuổi trên 45 đánh giá mức độ hài lòng là 3,82. Trong bài viết “Sự hài lòng về hôn nhân và gia đình” PGS. TS Hoàng Bá Thịnh cũng đã chỉ ra một kết quả cụ thể về giá trị trung bình đánh giá sự hài lòng về hôn nhân đối với độ tuổi như sau:

Bảng 3.3: Giá trị trung bình đánh giá sự hài lòng về hôn nhân đối với độ tuổi

Độ tuổi Mức độ hài lòng (Mean)

Dưới 30 4,46

Từ 31 đến 45 4,45

Trên 45 4,36

(Nguồn: 68, Nghiên cứu “Sự hài lòng về cuộc sống” năm 2011)

Câu hỏi đặt ra ở đây, phải chăng khi đời sống hôn nhân càng kéo dài thì có sự nhàm chán trong hôn nhân khi mà thời gian hôn nhân tăng. Những va chạm trong cuộc sống thường nhật ảnh hưởng nhiều đến quan hệ vợ chồng? Hay khi tuổi càng nhiều thì việc đánh giá về người bạn đời của mình càng khắt khe hơn? Đối với các chuyên gia tâm lý người ta cho rằng nếu không biết làm mới mình thì vợ hay chồng tạo những hình ảnh quen thuộc đã trở thành lối mòn. Để có thể khẳng định và lý giải được những điều trên có lẽ cần có những nghiên cứu khác sâu hơn.

64

Trong sự hài lòng về vợ/chồng chúng tôi cũng đưa ra một số tiêu chí cụ thể nhằm tìm hiểu tiêu chí nào được mọi người đánh giá cao nhất về người chồng/vợ của mình.

Bảng 3.4: Mức độ hài lòng về các tiêu chí đối với người bạn đời

Các tiêu chí Điểm trung bình

của mức độ hài lòng

Kiếm được nhiều tiền 3,38

Có địa vị cao 3,32 Hợp lối sống 3,42 Cách ứng xử với gia đình tốt 4,14 Hình thức đẹp 3,56 Có học thức 3,97 Gia đình cơ bản 4,1 Sức khỏe 4,0 Thủy chung 4,28 Chăm chỉ làm ăn 4,3

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Khi được hỏi việc đánh giá mức độ hài lòng về người vợ/chồng của mình dựa trên những tiêu chí đã đưa ra hầu hết mọi người đều tỏ ra khá hài lòng về người vợ/chồng của mình. Chăm chỉ làm ăn và thủy chung là 2 tiêu chí được mọi người đáng giá ở mức điểm cao nhất 4,3 và 4,28 trong thang điểm 5 (hoàn toàn hài lòng). Một mục đích quan trọng khác được đạt đến ngang qua giao ước hôn nhân, đó chính là sự giúp đỡ lẫn nhau và lòng thủy chung trong tình yêu của đời sống vợ chồng. Người xưa vẫn nói: "dấu ấn của tình yêu là lòng chung thủy". Trong hôn nhân, người nam cũng như người nữ: "phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hợp mật thiết trong con người và hành động

65

của họ. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau, cũng như lợi ích của con cái buộc vợ chồng phải trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly. Trong giao ước hôn nhân, người nam và người nữ với những năng khiếu và khả năng khác biệt, bổ túc lẫn nhau một cách hết sức hoàn hảo. Nói cách khác, họ bổ sung cho những khiếm khuyết của nhau. Khi bước vào đời sống hôn nhân đòi hỏi hai vợ chồng phải toàn tâm toàn ý, nghĩa là phải luôn chung thuỷ với nhau, bởi vì do giao ước hôn nhân, họ không còn là hai, nhưng đã trở thành một thân thể duy nhất.

Đôi khi người ta bênh vực cho những liên hệ ngoài hôn nhân, mà lý do chính là vợ chồng cần những tiếp xúc khác ngoài vợ/chồng để phong phú hóa cuộc sống cá nhân cũng như cuộc sống của họ. Ðây là quan điểm của một nhà phân tâm học nổi tiếng của Mỹ: "Trong suốt 38 năm hành nghề phân tâm học, tôi đã thấy nhiều người được hưởng ích lợi nhờ những cuộc tình vụng trộm, và những cuộc tình này đã giúp hôn nhân của họ rất nhiều. Kết luận, sau nhiều năm quan sát, tôi đã ủng hộ các cuộc tình vụng trộm ấy vì những kết quả tích cực của chúng; rất ít trường hợp đưa đến đau buồn" [64]. Tuy nhiên quan điểm này không được ủng hộ vì rất nhiều cuộc hôn nhân gặp đau buồn và bất hạnh sau các cuộc tình vụng trộm kiểu đó. Và ở một số trường hợp, chúng còn là lý do trực tiếp hoặc gián tiếp đưa đến đổ vỡ hôn nhân. Nói về hôn nhân, về sự gắn bó vợ chồng Thánh Kinh đã kết luận: "Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt”.

Một phần của tài liệu Tinh ben vung trong hon nhan TCG_DPT (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)