Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 45)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Thành phố đã có 17 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư đăng ký khoảng 3.000

tỷ đồng, trong đó có các dự án có mức đầu tư lớn: Khu công nghiệp Sông Công 1;

Trung Thành; Fuji Việt Nam; doanh nghiệp tư nhân Trần Nhật Linh; Công ty TNHH sản xuất kinh doanh Trường Tín. Mục tiêu trong nhiệm kỳ này thu hút hơn 6.000 tỷ, như vậy đến nay đã đạt 50%.

Giai đoạn 2018-2020, kế hoạch thu hút 23 dự án với tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng bao gồm công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp trong đó một số dự án đã sẵn sàng đi vào thực hiện và một số đang còn chờ tỉnh phê duyệt (UBND Thành phố Sông Công, 2020).

Việc thu hút được 17 dự án này đem lại lợi ích thiết thực, tạo động lực cho TP Sông Công phát triển mạnh mẽ; kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, thu ngân sách tăng so với cùng kỳ.

Hiện tại giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng, mục tiêu đưa KCN Sông Công 2 vào để nâng quy mô lên gấp đôi. TP. Sông Công chủ trương đẩy mạnh cả 3 lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp trong đó ưu tiên số 1 là sản xuất công nghiệp, sau đó đến kết cấu hạ tầng giao thông, rồi đến các khu dân cư và khu đô thị mới còn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mới chỉ dừng lại ở

mức độ mô hình, đề án và dự án mang tính chất tạo ra sự đột phá bước đầu tạo sức

lan tỏa cho sản xuất nông nghiệp đô thị.

Trong những năm qua, TP Sông Công không ngừng phát triển về mặt kinh tế xã hội, là trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Thái Nguyên, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân hàng năm dự ước đạt 19,39% (theo giá so sánh năm 2010). Giá trị sản xuất các ngành kinh tế dự ước đến năm 2020 đạt 12.978 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010). Ngành công nghiệp, xây dựng dự ước đến năm 2020

đạt 11.155 tỷ đồng; tốc độ tăng GTSX bình quân 20,66 %/năm (Mục tiêu 17% trở

lên). Ngành thương mại - dịch vụ dự ước đến năm 2020 đạt 1.088 tỷ đồng; tốc độ tăng GTSX bình quân 20,01%/năm (Mục tiêu 20% trở lên). Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dự ước đến năm 2020 đạt 735,3 tỷ đồng; tốc độ tăng GTSX bình quân 6,47%/năm (Mục tiêu 5% trở lên). So với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII, tốc độ tăng GTSX các ngành kinh tế cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra (UBND Thành phố Sông Công, 2020).

Cơ cấu kinh tế các ngành tiếp tục chuyển dịch theo định hướng mục tiêu Nghị quyết đề ra: Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành thương mại dịch vụ

ngày càng gia tăng, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản hàng năm có xu hướng giảm dần.

Năm 2016, tỷ trọng các ngành: Công nghiệp xây dựng 76,2%; thương mại dịch vụ 16%; nông lâm nghiệp thủy sản 7,8%. Năm 2020, tỷ trọng các ngành: Công nghiệp xây dựng 75%; thương mại dịch vụ 20%; nông lâm nghiệp thủy sản 5%.

Những năm gần đây kinh tế của TP. Sông Công phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt khá, cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội đã và đang từng bước được hoàn chỉnh và nâng cấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2020 đạt 9.250 tỷ đồng, bằng 98,1% so với kế hoạch, tăng 14,8% so với cùng kỳ.

Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 4.908 tỷ đồng, bằng 101,09% so với kế hoạch Tỉnh giao, bằng 94,3% kế hoạch TP đề ra, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1762 tỷ đồng, bằng 98% so kế hoạch, tăng 16% so cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu đạt 155 triệu USD, tăng 1,97% so cùng kỳ; tổng thu ngân sách đạt 334 tỷ đồng, bằng 127% kế hoạch tỉnh giao, bằng 133% kế hoạch đề ra; thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng/người/năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo ước đạt 1,47%, mức giảm 0,53% so năm 2019. Tạo việc làm mới năm 2020 đạt 1.157 lao động, tương ứng bằng 94,6% so kế hoạch tỉnh giao (UBND Thành phố Sông Công, 2020).

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Dân số thành phố Sông Công giai đoạn năm 2016-2020 như sau:

Bảng 2.1. Thống kê chỉ tiêu dân số thành phố Sông Công giai đoạn năm 2016-2020 TT Chỉ tiêu ĐVT Giai đoạn 2016 - 2020 Mức bình quân/ năm Năm 2016 N2017 ăm 2018 Năm N2019 ăm N2020 ăm 1 Dân số Người 69.516 70.126 71.922 73.079 74.029 71.734,40 2 Tỷ lệ sinh % 16,34 16,14 16,07 15,97 15,87 16,08 4 Tỷ lệ tăng dân số % 1,1 1,1 1,2 1,1 1,3 1,16

Nhận xét: Qua bảng số liệu về dân số TP Sông Công giai đoạn 2016 – 2020, năm 2016, dân số đạt 69.516 người, với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 1,16%, đến năm 2020 dân số đạt 74.029 người, cho thấy dân số TP Sông Công phát triển khá đều qua các năm, tốc độ phát triển tương đối ổn định.

* Cơ cấu dân số TP Sông Công theo độ tuổi lao động giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

Bảng 2.2. Cơ cấu dân số TP Sông Công theo độ tuổi lao động giai đoạn năm 2016-2020

Chỉ tiêu Dân số Sốđộ ng tuườổi Li trong Đ Số ngtuườổi ngoài i LĐ độ

Năm 2016 Số lượng (người) 69.516 39.832 29.684 Cơ cấu (%) 100,00 57,30 42,70 Năm 2017 Số lượng (người) 70.126 40.757 29.369 Cơ cấu (%) 100,00 58,12 41,88 Năm 2018 Số lượng (người) 71.922 43.052 28.870 Cơ cấu (%) 100,00 59,86 40,14 Năm 2019 Số lượng (người) 73.079 44.578 28.501 Cơ cấu (%) 100,00 61,00 39,00 Năm 2020 Số lượng (người) 74.029 46.719 27.310 Cơ cấu (%) 100,00 63,11 36,89

(Nguồn Phòng Thống kê UBND TP Sông Công, 2020

TP Sông Công được đánh giá là một thị trường lao động khá đa dạng và năng động, cơ cấu dân số TP Sông Công phân theo số người trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động. Nguồn lao động của TP Sông Công tương đối dồi dào, kết cấu dân số trẻ, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu bảng số 2.2 tổng hợp:

Năm 2016, dân số của TP là 69.516 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 39.832 người, chiếm 57.30 %. Năm 2017, dân số tăng lên 70.126 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 40.757 người, chiếm 58,12%. Đến năm 2018, dân số toàn TP là 71.922 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là

43.052 người, chiếm 59,86%. Năm 2019, dân số đạt là 73.079 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 44.578 người, chiếm 61%. Năm 2020, dân số là 74.029 người, trong đó dân số trong tuổi lao động là 46.719 người, chiếm 63,11%.

Qua 5 năm, tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động tăng lên từ mức 57,3% (năm 2016) lên 63,11% (năm 2020) thể hiện tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động lên khá nhanh, giai đoạn này.

Trong đó, tỉ lệ số người ngoài độ tuổi lao động lại có xu hướng giảm nhẹ, từ 42,7% năm 2016 còn 36,89% năm 2020. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, TP có cơ cấu dân số trẻ, qua các năm số người dưới độ tuổi lao động ra nhập vào lực lượng lao động khá lớn, lớn hơn số người đủ tuổi về hưu. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy những năm gần đây TP Sông Công có một lực lượng lao động dồi dào, là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy vậy, lực lượng lao động của TP nhìn chung vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đang khan hiếm lao động, chưa tuyển đủ số lượng lao động đặc biệt là lao động qua đào tạo, có tay nghề giỏi. Ví dụ: Công ty May TNG, Công ty May ShinWon, hay các công ty ở các khu công nghiệp Yên Bình như Samsung và các công ty vệ tinh đang có nhu cầu tuyển hàng nghìn lao động, phần lớn là lao động phổ. Theo thông tin từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, công ty ShinWon với nhu cầu lao động là 7.000 người, nhưng hiện nay mới chỉ tuyển được gần 4.000 lao động. Nguyên nhân của tình trạng này do nhiều nguyên do. Một phần do mức lương, cơ chế của các công ty chưa thỏa đáng, một phần do lực lượng lao động của TP không đáp ứng đủ nhu cầu lao động cả về số lượng và chất lượng cho các doanh nghiệp. Vậy có giải pháp đào tạo nghề nào giải quyết được vấn đề này?

Nhận thấy được điều này, trong những năm vừa qua chính quyền địa phương đã tổ chức các lớp dạy nghề, đào tạo ngắn hạn cho người lao động, ký cam hết nhận lao động sau đào tạo với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Nhưng công tác này đã có hiệu quả như thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp ở những nội dung bên dưới.

* Cơ cấu dân số TP Sông Công theo khu vực thành thị và nông thôn giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 :

Bảng 2.3. Cơ cấu dân số TP Sông Công theo khu vực (thành thị và nông thôn) giai đoạn năm 2016-2020

Chỉ tiêu Dân số Thành thị Nông thôn

Năm 2016 Số lượng (người) 69.516 43.865 25.651 Cơ cấu (%) 100,00 63,10 36,90 Năm 2017 Số lượng (người) 70.126 45.722 24.404 Cơ cấu (%) 100,00 65,20 34,80 Năm 2018 Số lượng (người) 71.922 49.123 22.799 Cơ cấu (%) 100,00 68,30 31,70 Năm 2019 Số lượng (người) 73.079 51.228 21.851 Cơ cấu (%) 100,00 70,10 29,90 Năm 2020 Số lượng (người) 74.029 53.523 20.506 Cơ cấu (%) 100,00 72,30 27,70

(Nguồn: UBND Thành phố Sông Công, 2020)

Năm 2016, dân số khu vực thành thị là 43.865 người, chiếm 63,1% dân số. Con số này đến năm 2020 tăng lên 53.523 người chiếm 72,3% dân số, năm này có sự tăng vượt bậc so với các năm khác trong giai đoạn, điều này cho thấy chuyển dịch cơ cấu dân số diễn ra mạnh mẽ, gắn với sự kiện to lớn của TP Sông Công.

Các năm từ 2016 đến năm 2020, chuyển dịch cơ cấu dân số diễn ra khá đều

đặn và cơ cấu dân số khu vực thành thị luôn lớn hơn khu vực nông thôn. Điều này

thể hiện tốc độ đô thị hóa khá nhanh của Thành phố, song cũng đặt ra thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt, những năm gần đây, các khu công nghiệp mọc lên nhanh chóng trên địa bàn, lao động nông nghiệp mất đất, chưa có việc làm mới phù hợp với trình độ cũng là vấn đề canh cánh của chính quyền địa phương.

2.1.2.3. Dự báo nhu cầu đào tạo nghề

Từ thực tế về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua và nhu cầu đào tạo nghề của người nông dân cũng như cầu về lao động trên thị trường lao động của TP Sông Công, Phòng LĐ - TB & XH TP Sông Công đã tổng kết những số liệu dự báo về cơ cấu của lao động nông thôn cần đào tạo giai đoạn từ năm 2020 tới năm 2025 như sau:

- Lao động nông thôn làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp: 3.000 người (UBND Thành phố Sông Công, 2020)

Đứng trước những thực tế đó, các chính sách, chương trình và đề án đào tạo nghề cho người lao động tại địa phương đã và đang được thực hiện, nhằm giúp người

lao động tiến tới có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế. Muốn

thực hiện được điều này một cách hiệu quả, đặt ra cho công tác quản lý đào tạo nghề của Chính quyền TP, mà ở đây thường trực là phòng LĐ - TB & XH TP Sông Công một thách thức lớn. Lao động của địa phương có đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp hay chưa, người dân đã có phương thức làm giàu đúng cách hay chưa, công tác đào tạo nghề đã phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên hay chưa? Và doanh nghiệp sau khi tiếp nhận lao động có đánh giá như thế nào về lao động? Họ có cần đào tạo mới hay đào tạo lại hay không?

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 45)