Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đàotạo nghề choLĐNT trên địa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 102)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đàotạo nghề choLĐNT trên địa

Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3.3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tư vấn học nghề

cho LĐNT

Để đẩy mạnh công tác ĐTN cho LĐNT thì đầu tiên phải tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động nông dân. Các hoạt động cần phải được triển khai một cách đồng bộ trong thời gian đủ dài thì mới có hiệu quả như:

- Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho vay vốn đối với các cơ sở ĐTN và các tổ chức chính trị tại địa phương cũng như những người nông dân học nghề hiểu được chính sách và đối tượng thụ hưởng từ đó giúp người nông dân yên tâm học nghề.

- Quán triệt hơn nữa tinh thần và nội dung Quyết định 1956/QĐ-CP phê duyệt

Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2025 đến cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân

trong TP, gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành vào công tác ĐTN.

- Tập trung tuyên truyền để người nông dân nâng cao ý thức học nghề, coi học nghề là quyền lợi của bản thân, chứ không phải học nghề để được tiền hỗ trợ. Muốn vậy trong nội dung tuyên truyền phải đề cập cho người dân thấy rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề.

+ Phải biết kiến thức và kỹ năng cơ bản khi chọn nghề

+ Chọn nghề phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và bản thân + Chọn nghề phải phù hợp, gắn với thị trường.

+ Không chọn nghề để học theo kiểu phong trào + Không nghe người khác rủ rê đi học cho vui

Cần đa dạng và đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền tại chỗ thông qua đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở, qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể tại cơ sở, qua các mô hình thực tế tại địa phương.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp cho cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền cấp cơ sở bằng việc thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn; nhất là nghiệp vụ tuyên truyền miệng và kiến thức về ĐTN. Do LĐNT có độ tuổi khác nhau, có tư duy manh mún, sống khép kín, ngại học... nên công tác tuyên truyền viên cần hiểu sâu trình độ chính trị, văn hóa, tuổi tác, giới tính, nghiệp vụ và tâm tư nguyện vọng, suy nghĩ của đối tượng. Trong tuyên truyền, cần có thời gian lắng nghe những ý kiến trực tiếp để giải thích cho đối tượng hiểu. Sau khi nắm được tâm lý này, các tuyên truyền viên có thể tuyên truyền trực tiếp bằng các hình thức: tư vấn cá nhân, tư vấn qua nói chuyện chuyên đề, lồng ghép tuyên truyền, tư vấn học nghề vào họp thôn, xóm hoặc sinh hoạt tập thể.

- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền cấp xã và phường.

- Xây dựng các hoạt động phổ biến tuyên truyền, truyền thông vận động bằng nhiều hình thức: Phát thanh tuyên truyền, biểu ngữ, băng rôn, áp phích. Bổ sung các tài liệu tuyên truyền tại các nhà văn hóa thôn bản, bồi dưỡng năng lực cán bộ chuyên môn làm công tác tuyên truyền. Tăng cường tuyên truyền việc thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao động, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài.

- Có chính sách tiền lương hợp lý để có mức thù lao thỏa đáng với công sức của cán bộ tuyên truyền cấp cơ sở. Như thế mới có thể tạo động lực để đội ngũ này chuyên tâm học hỏi, gắn bó lâu dài với công tác được giao.

3.3.2.2. Tăng cường tổ chức điều tra nhu cầu học nghề, nhu cầu thị trường lao động một cách nghiêm túc, thiết thực

Để đạt hiệu quả đào tạo nghề thì cần tổ chức các cuộc điều tra nhu cầu học

phải gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Cụ thể các đối tượng cần điều tra: - Người lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề có nhu cầu học nghề đang sinh sống tại các xã, phường trên địa bàn.

- Người lao động chưa qua đào tạo nghề có độ tuổi: Nữ từ đủ 15 đến 55 tuổi; Nam từ đủ 15 đến 60 tuổi.

- Điều tra nắm rõ toàn diện thông tin về người học, các thông tin cá nhân của người học, các đối tượng chính sách, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tình trạng hoạt động kinh tế hiện tại, nhu cầu nguyện vọng của người học về: nhóm nghề, thời gian đào tạo, hình thức dạy nghề.

- Điều tra các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn và các khu công nghiệp

lân cận. Xem nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu đối với lao động của họ là gì. Chi tiết cụ thể các nhóm ngành nghề họ cần tuyển.

- Xây dựng kế hoạch điều tra một cách khoa học, thực hiện nghiêm túc.

Tuy nhiên để làm được điều này cần một lực lượng điều tra viên và kinh phí không nhỏ. Phòng LĐ - TB & XH có thể huy động các đơn vị khác tham gia, các cán bộ cấp xã, phường, thôn xóm cùng tham gia, hoặc thuê các đơn vị có chuyên môn.

- Kinh phí cho việc điều tra: trích từ kinh phí nhà nước cấp cho công tác đào tạo nghề, huy động từ nhân dân và đặc biệt các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các khu công nghiệp lân cận.

- Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề

3.3.2.3. Đổi mới hình thức, nội dung chương trình đào tạo nghề

Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề cho người lao động theo yêu cầu của thị trường lao động, của khoa học - công nghệ, của phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế của địa phương; đáp ứng nhu cầu hiện tại và có khả năng phục vụ cho tương lai.

Nhằm mục đích tạo ra người lao động nông nghiệp mới, người lao động nông nghiệp hiện đại, chương trình đào tạo phải được thường xuyên đổi mới và thường

xuyên, làm sao để cung cấp cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng không những có kỹ năng về nghề nghiệp, mà còn có cả kỹ năng về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm của thế giới và Việt Nam; về cách ứng xử với môi trường (công nghệ sạch) và bước đầu còn được trang bị những kiến thức về khởi sự doanh nghiệp. Các chương trình đào tạo này, bên cạnh đó cũng cần được cải tiến theo hướng cung cấp cho người lao động cả về tư duy, kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp.

Cần cải tiến các hình thức đào tạo nghề. Bên cạnh hình thức đào tạo ngắn hạn, cần mở rộng hơn nữa hình thức đào tạo nghề dài hạn và chuyên sâu, như đào tạo nghề trình độ trung cấp và cao đẳng.

3.3.2.4. Đổi mới hình thức, nội dung chương trình đào tạo nghề

Đổi mới nội dung phương pháp đào tạo theo hướng đa dạng hóa chương trình, gắn với nhu cầu của thị trường và nhu cầu của người học được quy định tại các tiêu chuẩn kỹ năng nghề và được xác định qua phân tích nghề và thường xuyên được cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Do vậy, hình thức, nội dung của tất cả các nghề phải hết sức linh hoạt. Mặt khác, việc nghiên cứu và lựa chọn các tài liệu, phương pháp giảng dạy của nước ngoài áp dụng vào công tác giảng dạy ở các cơ sở dạy nghề là rất cần thiết nhưng cũng cần hết sức cẩn thận trong quá trình điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với điều kiện đặc thù của TP.

Thực hiện đa dạng các loại hình, hình thức ĐTN theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu việc làm của mình. Đối với ĐTN nông nghiệp cho nông dân nên kết hợp cả hình thức ĐTN ngắn hạn và tập huấn, tọa đàm trao đổi kiến thức để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm cho người nông dân.

Phương pháp đào tạo phải gắn với sản xuất. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp dạy nghề theo môđun đào tạo ngắn hạn và thí điểm cho một số nghề dài hạn. Sử dụng các phương pháp tiên tiến trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, kế thừa, phát triển trên một nền học vấn rộng. Loại bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần

thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ KHKT, tăng năng lực thực hành nghề, năng lực tự học phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.

Giáo trình cần bài bản, thống nhất hơn, nhưng phải bảo đảm tính đa dạng và chuyên biệt tùy theo ngành, nghề đặc trưng; gắn với nâng cao chất lượng và cải tiến cách thức đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn và nhu cầu đa dạng của nông dân.

Áp dụng theo chương trình khung các nghề đào tạo do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành, đồng thời đổi mới phương pháp dạy, phương pháp tiếp cận, phương pháp học.

Tập trung vào các nghề mà nông dân có nhu cầu được đào tạo thông qua kết quả đã điều tra, khảo sát; chương trình đào tạo phải đi thẳng vào thực tế địa phương, người nông dân đang yếu về kiến thức kỹ thuật, thông tin thị trường nông sản, khó khăn trong xử lý dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, chương trình đào tạo cần tập trung nâng cao kiến thức cho nông dân, bổ sung định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, TP và thông tin thị trường nông sản, dịch vụ nông nghiệp, quy hoạch sản xuất.

Kết hợp đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nâng cao thu nhập, ưu tiên đào tạo các ngành nghề gắn liền với các chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương nhằm khai thác các nguồn lực tại chỗ và giải quyết việc làm cho lao động địa phương

3.3.2.5. Xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tăng cường đầu tư kinh phí, đảm bảo các điều kiện vật chất theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và xã hội hóa cho các cơ sở dạy nghề, bao gồm: đất đai, CSVC, trang thiết bị và ngân sách đào tạo.

Huy động tối đa các nguồn lực cho ĐTN: ngân sách Nhà nước, các tổ chức

kinh tế, doanh nghiệp cùng tham gia thông qua các dự án đầu tư xây dựng và tăng cường CSVC kỹ thuật, quan tâm xây dựng, hoàn chỉnh các hạng mục công trình của Trung tâm GDNN-GDTX TP, đầu tư các trang thiết bị dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa để đáp ứng cho hoạt động dạy và học nghề của người lao động. Bên cạnh đó phải thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng và những điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở ĐTN của TP.

Đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động cần đi sâu chuyển mạnh từ đào tạo nghề theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường LĐ.

Tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp và người LĐ; nhà trường đào tạo nghề cho LĐ theo các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp; doanh nghiệp đặt hàng để các cơ sở đào tạo nghề LĐ theo nhu cầu của doanh nghiệp; LĐ sau khi thống nhất học nghề (đầu vào) và việc làm sau đào tạo (đầu ra) để có việc làm phù hợp ngay sau đào tạo nghề. Tăng cường hình thức đào tạo nghề cho LĐ trong doanh nghiệp. Ngoài ra cần có những cơ chế mở cửa như chính sách về thuế nhập khẩu, xuất khẩu, thuế tiêu thụ nội địa ... để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước bao tiêu lại các sản phẩm của LĐ được đào tạo làm ra. Từ đó sẽ thúc đẩy quá trình học nghề của người LĐ, TP Sông Công cũng cần đưa các dự án trồng rau an toàn, mô hình trang trại tiêu biểu. để quy hoạch phát triển kinh tế theo vùng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, luận văn với đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, đã giải quyết các vấn đề đặt ra là:

- Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Luận văn phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Thành phố Sông Công

Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn TP Sông Công: Tổ chức 40 lớp đào tạo nghề cho 1.250 LĐNT. Trong đó: Nghề nông nghiệp là 800 lao động; nghề phi nông nghiệp là 450 lao động. Số lao động qua đào tạo có việc làm

ổn định đạt 75%, đạt chỉ tiêu của Đề án đưa ra. Trong 05 năm qua, trên địa bàn

TP Sông Công có 17 danh mục nghề được đưa vào giảng dạy cho tổng số 1.250 lao động nông thôn.

- Luận văn đánh giá thực trạng hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Thành phố Sông Công

Hiệu quả đào tạo nghề thể hiện qua 2 tiêu chí là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Qua công tác đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn, cái được lớn nhất là người nông dân đã thay đổi được nhận thức. Lao động ở nông thôn, đặc biệt là phụ nữ và lao động ở các vùng khó khăn đã được giảng dạy các kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, từng bước từ bỏ các thói quen canh tác lạc hậu, chuyển sang áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Giờ đây phần lớn trong số lao động đã được tham gia các lớp đào tạo nghề đã mạnh dạn làm ăn nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề... để đưa lại hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân làm cho hiệu quả đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Sông Công gặp khó khăn đó là: lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về đào

tạo nghề còn mỏng, còn phải kiêm nhiệm nhiều việc, trình độ quản lý còn chưa cao; hạn chế kinh phí, vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề; thiếu chặt chẽ trong liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề nên khó tổ chức và quản lý.

Để khắc phục các hạn chế, và căn cứ vào quan điểm, định hướng trong thời

gian tới, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố Sông Công.

Với các giải pháp đưa ra, việc thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, tập thể và cá nhân cùng khắc phục tồn tại và hạn chế đã chỉ ra, tác giả hy vọng đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Sông Công đem lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động của thị trường lao động trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 102)