Kết quả đàotạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn TP Sông Công

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 72 - 76)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.3. Kết quả đàotạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn TP Sông Công

a. Kết từ công tác đào tạo nghề theo ngành nghề

Kết quả đào tạo nghề của TP Sông Công giai đoạn 2016 – 2020 tập trung vào kết quả Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 – 2020. Trong giai đoạn này, về công tác đào tạo nghề, phòng LĐ - TB & XH TP Sông Công tập trung nguồn lực thực hiện đề án 1956, ngoài ra không có thêm hoạt động nào khác về đào tạo nghề ngoài các hoạt động của Đề án 1956. Cho nên đối tượng được đào tạo giai đoạn này là lao động nông thôn.

Sau đây là tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn của TP Sông Công giai đoạn 2016 – 2020:

Bảng 3.5: Thống kê kết quảđào tạo nghề cho LĐNT của TP Sông Công giai đoạn 2016-2020 Chỉ tiêu N2016 ăm N2017 ăm 2018 Năm 2019 Năm N2020 ăm Tổ2016-2020 ng giai đoạn 1. Số lớp 8 7 10 7 8 40 2. Tổng LĐNT đào tạo 200 270 300 260 220 1250 a. Theo nghề 0 - Nghề nông nghiệp 130 175 190 165 140 800

- Nghề phi nông nghiệp 70 95 110 95 80 450

b. Theo đối tượng chính sách

- Người có công, hộ nghèo,… 51 51 41 45 55 243

- Hộ cận nghèo 9 15 10 11 12 57

- LĐNT khác 140 204 249 204 153 950

c. Theo giới

- Nam 115 144 180 110 125 670

- Nữ 85 126 120 150 95 580

3. Số người có việc làm sau đào tạo 190 265 280 251 214 1.200

- Tự tạo việc làm 140 223 248 206 183 1.000

- Được tuyển dụng 50 42 32 45 31 200

4. Tỷ lệ học viên có việc làm (%) 95,00 98,15 93,33 96,54 97,27 96,00

- Tổ chức 40 lớp đào tạo nghề cho 1.250 LĐNT. Trong đó: Nghề nông nghiệp là 800 lao động; nghề phi nông nghiệp là 450 lao động.

- Đối tượng đào tạo: LĐNT là người có công, dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ

bị thu hồi đất và người khuyết tật 243/1.250 người số LĐNT được đào tạo; LĐNT thuộc hộ cận nghèo là 57/1.250 người; LĐNT khác là 950/1.250; LĐNT là nữ 580/1.250 người.

- Số LĐNT có việc làm sau đào tạo là 1.200/1.250 lao động, đạt tỷ lệ 96% vượt 16% so với kế hoạch giao tối thiểu đạt 80%.

- Trong 1.250 LĐNT có việc làm sau đào tạo, có: 1.050 lao động tự tạo việc làm; 200 lao động được đơn vị tuyển dụng (được đào tạo và tuyển dụng trực tiếp từ trường Cao đẳng Nghề than khoáng sản Việt Nam); nhiều hộ đã thoát được nghèo và có thu nhập khá trở lên.

Các học viên qua đào tạo đã biết áp dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn, hiệu quả công việc đạt kết quả ngày càng cao. Đối với nghề phi nông nghiệp, các học viên theo học nghề May công nghiệp 90% các học viên đều được các công ty, doanh nghiệp nhận vào làm việc với mức thu nhập bình quân từ 3.500.000 đến 5.000.000 đồng. Nghề kỹ thuật xây dựng, khoảng 80% học viên khi được đào tạo đã làm việc tại các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh. Đối với các nghề kỹ thuật sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa máy nông nghiệp, hàn cơ khí, sửa chữa máy công cụ, điện dân dụng các học viên đã áp dụng kỹ thuật phục vụ cho việc sửa chữa tại gia

đình, 30% lao động đã học nghề tự mở cửa hàng sửa chữa, 45% lao động đã đi làm

công ăn lương tại các cửa hàng, doanh nghiệp tại địa phương.

- Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng, chế biến chè xanh, chè đen; trồng hoa, nuôi ong mật đã được áp dụng ngày càng có hiệu quả và đạt năng suất cao. Các mô hình

thí điểm bước đầu giúp cho LĐNT định hướng đúng đắn công việc của bản thân, có

khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng mức thu nhập, cải thiện đời sống nông thôn, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

- Đối với các nghề nông nghiệp, các học viên đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Riêng nghề chế biến chè, là nghề tạo ra thu nhập chính cho người lao động tại địa phương nên có rất nhiều lao

động tham gia học nghề. Sau khi đào tạo, chất lượng và giá thành sản phẩm chè ngày càng lên, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.

- Số lao động qua đào tạo có việc làm ổn định đạt 75%, đạt chỉ tiêu của Đề án đưa ra

b. Kết từ đào tạo nghề theo mô hình

Trong 05 năm qua, trên địa bàn TP Sông Công có 17 danh mục nghề được đưa vào giảng dạy cho tổng số 1.250 lao động nông thôn. Trong đó có các mô hình như: Dự án chè cành ở xã Bá Xuyên, dự án bí xanh ở xã Vinh Sơn, dự án bưởi diễn ở xã Tân Quang đã và đang triển khai cho một số hộ nông dân, đạt hiệu quả kinh tế khá.

Tuy nhiên, mô hình có hiệu quả lâu dài, tỉ lệ có việc làm và mức thu nhập hàng tháng cao chưa thực sự nổi bật; các xã, phường lại có cơ cấu lao động khác nhau và phần lớn các lao động tự tạo việc làm và phát triển kinh tế hộ gia đình nên quy mô nhỏ, chưa nổi bật nên không thể triển khai nhân rộng trên toàn địa bàn.

Mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn là không có. Đối với các ngành nghề phi nông nghiệp chủ yếu đào tạo cho người lao động tự tạo việc làm trên cơ sở nhu cầu của địa phương nhằm phát huy thế mạnh về cây trồng, đất đai của cơ sở. Chưa căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, quá trình triển khai xây dựng mô hình tại một số địa phương còn một số khó khăn là chính quyền cấp xã chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo trong việc truyên truyền, tư vấn, tuyển sinh, tổ chức mở lớp và quản lý lớp học.

ĐTN và tạo việc làm cho LĐNT là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội. Vì vậy, rất cần lựa chọn mô hình ĐTN phù hợp tránh để ĐTN cho người lao động chỉ mang tính hình thức, chạy theo phong trào. Để giải quyết được việc này thì những vấn đề cần phải thực hiện là:

- Công tác ĐTN nông nghiệp phải căn cứ vào quy hoạch nông nghiệp, vùng sản xuất, cây trồng, vật nuôi; phải cụ thể đến từng cây trồng, vật nuôi.

- Người học phải là những người đang sản xuất cây trồng, vật nuôi hoặc có nhu cầu sản xuất cây trồng, vật nuôi mới theo quy hoạch của địa phương.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấp xã để cung cấp cho LĐNT các thông tin cụ thể về nội dung, thời gian, địa điểm, phương thức đào tạo,...để người có nhu cầu học nghề biết và quyết định việc đăng ký học nghề.

- Tổ chức đào tạo được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương thức phù hợp với đặc điểm của người học và theo chu kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi.

c. Kết quả đào tạo nghề trong công tác việc làm

- Tham mưu tổ chức “Ngày hội việc làm năm 2018”. Kết quả: Tại Ngày hội có: 1.489 người lao động tham gia và được tiếp nhận thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm, nghề học và phổ biến chính sách pháp luật về lao động việc làm, bảo hiểm thất nghiệp; 945 người lao động đăng ký tìm việc làm, nghề học và dự sơ loại tuyển dụng, tuyển sinh trong đó có 554 lao động tham gia phỏng vấn

đạt sơ loại (397 người tham gia tuyển dụng lao động làm việc trong nước; 76 người

tham gia đăng ký xuất khẩu và du học; 81 người đăng ký tuyển sinh học nghề); - Phối hợp tổ chức 09 phiên giao dịch việc làm lưu động tại 04 xã nhằm tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách về lao động việc làm, BHXH, BHTN; trực tiếp tư vấn tuyển dụng lao động, tuyển sinh học nghề tại các xã, phường;

- Tiếp nhận, ra thông báo chấp thuận thang lương, bảng lương cho 33 đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn; giới thiệu trên 10 đơn vị về tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;

- Tham mưu xây dựng dự toán và đề nghị cấp có thẩm quyền cấp kinh phí hỗ trợ đưa 150 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, với tổng kinh phí dự kiến gần 02 tỷ đồng;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá các dự án cho vay vốn giải quyết việc làm trên địa bàn. Kết quả: Các dự án được kiểm tra đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả.

d. Công tác vay vốn giải quyết việc làm

- Tổng nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm năm 2020 là: 8.972 triệu đồng (trong đó: nguồn vốn NS trung ương là: 6.686 triệu đồng, nguồn NS địa phương 2.286 triệu đồng), tăng so với 31/12/2019 là 500 triệu đồng.

- Tổng dư nợ: 8.964 triệu đồng, số khách hàng dư nợ là 379 khách hàng, với 322 dự án, 100% dự án là hộ gia đình. Tăng so với 31/12/2019 (8.092 triệu đồng và 295 dự án) là 1.872 triệu đồng và 27 dự án. Trong đó:

+ Tổng số dự án vay vốn năm 2020 là 101 dự án, với tổng kinh phí thực hiện dự án 3.391 triệu đồng. GQVL thường xuyên cho trên 200 lao động; trung bình mỗi dự án GQVL từ 05-10 lao động thời vụ, các chủ dự án được vay vốn đều thực hiện đúng mục đích, đạt hiệu quả vốn vay;

+ Nợ quá hạn: 0 triệu đồng.

- 101 dự án năm 2020 được, phân theo cơ cấu lĩnh vực ngành nghề:

+ Dự án cho vay sản xuất lĩnh vực Nông- Lâm nghiệp là 92 dự án, với tổng số tiền là 3.000 triệu đồng. Giải quyết việc làm cho 184 lao động;

+ Dự án cho vay lĩnh vực Công nghiệp-Xây dựng là 0 dự án, với tổng số tiền là 0 triệu đồng. Giải quyết việc làm cho 0 lao động;

+ Dự án cho vay lĩnh vực Dịch vụ là 9 dự án, với tổng số tiền là 391 triệu đồng. Giải quyết việc làm cho 22 lao động.

- Về thực hiện cho vay theo cơ cấu ngành nghề, giải quyết việc làm tại Quyết định số 582/QĐ-UBND ngày 01/3/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên kết quả cụ thể như sau:

+ Giải quyết việc làm thông qua các dự án cho 206/120 lao động (đạt 172%) so với kế hoạch giao;

+ Thực hiện dự án cho vay theo cơ cấu ngành nghề: 92/9 dự án Nông-Lâm nghiệp, thủy sản; 0/04 dự án Công nghiệp-Xây dựng; 9/4 dự án Dịch vụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)