Thực trạng đàotạo nghề choLĐNT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 72)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2. Thực trạng đàotạo nghề choLĐNT

3.1.2.1. Công tác đào tạo nghề

* Về hình thức ĐTN: Cùng với sự phát triển nhanh của hệ thống các cơ sở ĐTN, quy mô ĐTN cho người lao động trong những năm vừa qua cũng không ngừng tăng lên. Việc đa dạng hóa hình thức ĐTN (đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung...) đã góp phần làm quy mô tuyển sinh vào học nghề tăng nhanh. Số người có nhu cầu học nghề ngày càng tăng. Kinh nghiệm của ngành nông nghiệp là việc tổ chức các “Hội nghị đầu bờ” đưa tới hiệu quả cao, cho nên căn cứ vào ngành nghề dạy cho nông dân mà bố trí ở đâu cho thích hợp. Đối với những nghề đòi hỏi trang thiết bị và mức độ phức tạp thì cần thiết tập trung về các cơ sở dạy nghề để đào tạo, còn các nghề khác nên dạy nghề ngay tại cơ sở.

* Về phương pháp ĐTN: chủ yếu theo cách dạy kiểu truyền nghề “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn làm theo mẫu cụ thể, thực hiện các động tác cơ bản cho dân xem và để họ làm theo. Giảng dạy kết hợp với các giáo cụ trực quan, các phương pháp nghe nhìn để cho người dân được nghe thấy, nhìn thấy ít phải ghi chép thì nông

dân dễ hiểu, dễ thực hành và nhanh nhớ. Người học sáng học lý thuyết, chiều thực hành tại cơ sở sản xuất hoặc hộ gia đình.

Thời gian ĐTN: Từ 3 tháng trở xuống; thời gian tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật từ 2 - 3 ngày.

* Nội dung đào tạo:

- Nghề nông nghiệp: Chủ yếu đào tạo các nghề như: Chế biến chè xanh, chè đen; kỹ thuật trồng chè; nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, gà; sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi; nuôi ong mật; trồng rau an toàn

- Nghề phi nông nghiệp: May công nghiệp; sửa chữa máy nông nghiệp; kỹ thuật chế biến món ăn

Cho thấy nội dung đào tạo chưa phong phú, giáo trình giảng dạy các nghề nông nghiệp hiện nay rất nặng về lý thuyết, thậm chí có những chỗ bất hợp lý và khó hiểu. Bên cạnh đó, địa phương chưa có chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình tuyển sinh, quá trình viết các bài giảng, giáo trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Về ngành nghề đào tạo cho thấy các trường cao đẳng nghề chủ yếu là đào tạo các nghề như: chế tạo máy và sửa chữa ô tô; thiết kế thời trang. Còn đối với Trung tâm GDNN-GDTX TP chủ yếu là đào tạo các nghề ngắn hạn như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, may công nghiệp, máy vi tính, may tre đan...

Cụ thể như sau: chế tạo máy và sửa chữa ô tô năm 2018 đào tạo được 320 học viên, đến năm 2020 đã đào tạo được 480 học viên, tăng bình quân 22,5%/năm; thiết kế thời trang và may công nghiêp, năm 2018 đào tạo được 1.300 học viên đến năm 2020 đã có 1.580 học viên lĩnh vực này được đào tạo, tăng bình quân 10,2%/năm; công nghệ thông tin năm 2018 đào tạo được 420 học viên, đến năm 2020 đã đào tạo được 500 học viên, tăng bình quân 9,1%/năm; còn lại là các nghề khác.

Về tỷ lệ học viên sau đào tạo có được việc làm đúng ngành nghề đào tạo cho thấy học viên cao đẳng do được đào tạo bài bản và quy chuẩn hơn nên có tỷ lệ kiếm việc làm cao hơn cụ thể năm 2018 đạt tỷ lệ 78,6% đến năm 2020 cũng đã đạt 78,9%. Riêng học viên học nghề ngắn hạn tại Trung tâm có tỷ lệ thấp hơn rất nhiều về tìm kiếm việc làm cụ thể năm 2018 có 21,4% có việc làm đứng ngành nghề đào tạo và đến năm 2020 còn số này cũng chỉ 21,1% và đang có xu hướng giảm đi. Đây là một

thực tế cần quan tâm vì học nghề ngắn hạn rất khó kiếm việc làm vì tay nghề rất thấp, hơn nữa nhiều ngành nghề đào tạo không phù họp nên không phát huy được như mây tre đan, thêu thùa, công nghệ thông tin... do thị trường đầu ra rất khó khăn.

3.1.2.2. Hỗ trợ LĐNT học nghề

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương: nhà đầu tư tuyển chọn sử dụng lao động tại địa phương, tổ chức đào tạo lao động địa phương, tổ chức đào tạo lao động địa phương có tay nghề thành thạo để bố trí việc làm trong dây chuyền sản xuất chính của dự án, được ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần để đào tạo nghề trong nước, mức hỗ trợ tối đa 50% tổng kinh phí đào tạo và không quá 300.000

đồng/người/thángvà không quá 1.500.000 đồng/người/khóa học nghề (Thủ tướng

Chính phủ, 2015).

Các chính sách một mặt hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho TP Sông Công, mặt khác giải quyết việc làm tại chỗ cho địa phương thông qua tạo đà cho sản xuất phát triển.

3.1.2.3. Kết quả thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

Bảng 3.3. Số lượng giáo viên dạy nghề trên địa bàn TP Sông Công

Chỉ tiêu ĐVT 2018 Năm Năm 2019 Năm 2020

So sánh (%) 2019- 2018 2020- 2019 Bình quân Số giáo viên Người 123 151 230 122,76 152,32 137,54 + Cao đẳng nghề Người 86 112 187 130,23 166,96 148,60 + Trung tâm GDNN Người 37 39 43 105,41 110,26 107,83

(Nguồn: UBND Thành phố Sông Công, 2020)

Về đội ngũ giáo viên của các trường nghề trên địa bàn TP Sông Công cho thấy năm 2018, tổng giáo viên 123 người, năm 2019 151 người tương ứng tăng 22,76% so năm 2018, năm 2020 là 230 người tương ứng tăng 52,32% so năm 2019.

Đa phần giáo viên dạy nghề đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình

độ kỹ năng nghề, trình độ tin học, ngoại ngữ, sư phạm, khả năng nghiên cứu, ứng

dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp giảng dạy mới vào quá trình đào tạo và ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Để khuyến khích giáo viên dạy nghề

yên tâm, say mê nghề nghiệp; nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức phẩm chất, tác phong, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực chuyên môn, TP Sông Công đã kịp thời ban hành nhiều chế độ, chính sách nhằm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề; các cấp các ngành đã có nhiều biện pháp khác nhau tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề vững mạnh, trong sạch, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiêp, thị trường lao động.

Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở các trình độ khác nhau, đội ngũ giáo viên dạy nghề, người dạy nghề cần được phát triển tương ứng về số lượng, đảm bảo chất lượng. Theo thống kê tại TP hiện nay số giáo viên dạy nghề có trình độ thạc sỹ đạt trên 70%. TP cũng đang tiếp tục có các chương trình để bồi dưỡng đạt chuẩn kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên chưa đạt chuẩn về kỹ năng nghề hoặc nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để đến năm 2025, 100% giáo viên đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Trong đó, đối với giáo viên dạy các nghề trọng

điểm cấp độ quốc gia có trình độ kỹ năng nghề cao hơn một bậc so với trình độ kỹ

năng nghề đào tạo tương ứng. Bên cạnh đó số giáo viên được bồi dưỡng về kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến là 26 giáo viên.

Đối với giáo viên dạy sơ cấp nghề và tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, chủ yếu được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề và kỹ năng dạy học, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp.

Đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế, trong giai đoạn 2018 - 2020 đã đào tạo giáo viên theo chuẩn chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và trên thế; bồi dưỡng, nâng cao tiếng Anh cho giáo viên giảng dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN

3.1.2.4. Hoạt động thí điểm mô hình dạy nghề

Nội dung chủ yếu:

- Lựa chọn 01 mô hình dạy nghề nông nghiệp, 01 mô hình dạy nghề phi nông nghiệp để triển khai thí điểm.

- Lựa chọn xã Bá Xuyên để triển khai làm điểm với mô hình trồng, thu hoạch và sơ chế chè cành.

- Dạy nghề theo các mô hình thí điểm cho 50 người lao động làm nông nghiệp thuộc nhóm gia đình chính sách, hộ nghèo thuộc xã Bá Xuyên.

3.1.2.5. Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện

Thống kê, báo cáo số đoàn kiểm tra, giám sát cấp TP hằng năm 02 đợt/năm thực hiện Đề án trong năm 2016 và tổng hợp trong 5 năm 2016 - 2020 là 10 đợt kiểm tra. Ngoài ra, UBND TP chỉ đạo phòng LĐ - TB & XH lồng ghép các chương trình nhằm hướng dẫn các xã, phường làm tốt công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề, kiểm tra giám sát các lớp học về thời gian học, quá trình học, và các đối tượng tham gia đào tạo nghề.

Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện đào tạo nghề có những khó khăn tại những đơn vị dạy nghề không nằm trên địa bàn; việc thông báo mở lớp và báo cáo công tác dạy nghề của các đơn vị này còn rất hạn chế nên việc nắm bắt kiểm tra và quản lý các lớp này thực sự khó khăn.

Kết quả, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT là sự tham gia của các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, tuy nhiên trách nhiệm tham gia vẫn còn hạn chế; công tác kiểm tra hoạt động giảng dạy tại lớp nghề còn ít; sự giám sát của cấp xã phường chưa thực sự sát sao.

3.1.2.6. Kinh phí thực hiện

Để thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT TP Sông Công giai đoạn 2016-2020, Sau 5 năm thực hiện tổng kết kinh phí như sau:

Bảng 3.4: Bảng kinh phí kế hoạch và thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT của TP Sông Công giai đoạn 2016-2020

TT Nội dung

Kinh phí kế hoạch (triệu đồng) Kinh phí thực hiện (triệu đồng) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

(%) Tổng Trung ương Địa phương Khác Tổng Trung ương Địa phương Khác Tổng Trung ương Địa phương 1 Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm 50 45 5 0 0 0 0 0 - - -

2 cĐầiu hều tra khọc nghảềo sát sự báo nhu 50 50 0 0 0 0 0 0 - - -

3 Thí điểm mô hình dạy nghề 150 150 0 0 0 0 0 0 - - -

4 trang thiTăng cườết bng cị dơạ sy nghở vật chề ất, 1.000 950 50 0 1.600 0 1.600 0 160 - 3.200

5

Phát triển chương trình, giáo trình học liệu và xây dựng

danh mục nghề

230 230 0 0 0 0 0 0 - - -

6 Phát triquản lý ển giáo viên, cán bộ 150 150 0 0 0 0 0 0 - - -

7 Hỗ trợ lao động học nghề 7.900 6.400 1.500 0 1.057 1.057 0 0 13,38 16,52 -

8 Giám sát, đánh giá thực hiện 400 380 20 0 0 0 0 0 - - -

Tổng 9.930 8.355 1.575 0 2.657 1.057 1.600 0 26,76 12,65 101,59

Qua bảng trên, ta có thể so sánh được tổng kinh phí thực hiện đề án (2.657 triệu đồng) nhỏ hơn rất nhiều so với kinh phí kế hoạch (9.930 triệu đồng), kinh phí cho việc thực hiện chỉ đạt 26,67% so với kế hoạch đề ra. Trong đó:

Kinh phí từ Trung ương chỉ đạt 12,65% so với kế hoạch đặt ra của TP. Điều này cho thấy khi xây dựng Đề án 1956 áp dụng cho địa phương mình, TP đã quá kì vọng vào sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các hoạt động của Đề án.

Kinh phí địa phương (bao gồm kinh phí của TP Sông Công và hỗ trợ từ tỉnh Thái Nguyên) đã vượt kế hoạch nhưng chưa cao (vượt 1,59%). Ở với kế hoạch đề ra, nguồn kinh phí này phục vụ cho nhiều hoạt động của dự án: tuyên truyền, tư vấn việc làm (5 triệu đồng); tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị (50 triệu đồng); hỗ trợ lao động học nghề (1,5 tỷ đồng), công tác giám sát, đánh giá thực hiện (20 triệu đồng). Nhưng khi đi vào thực hiện, thì nguồn kinh phí này phải tập trung toàn bộ để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vục đào tạo nghề. Vì không có công cụ đào tạo thì các giáo viên rất khó truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho người học, đặc biệt là học nghề và học viên rất khó nhận thức được ngành nghề mình đang được đào tạo để đi vào thực tế làm việc. Vì vậy cán bộ quản lý công tác đào tạo nghề của phòng LĐ - TB & XH TP Sông Công đã mạnh dạn đề xuất chuyển toàn bộ kinh phí hạn hẹp của địa phương phục vụ cho việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Vì đào tạo nghề là công cuộc lâu dài, phải thực hiện trong nhiều năm liền.

Được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Trung ương với tổng kinh phí 1,057 tỷ

đồng, hỗ trợ cho lao động học nghề nhằm động viên kịp thời, thu hút các học viên

tham gia. Vì thực tế cho thấy, các lao động tham gia học nghề đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hầu hết là các lao động chính trong gia đình. Nếu bỏ thời gian để đi học, họ sẽ không có thu nhập để phụ giúp gia đình.

Tuy nhiên, nguồn kinh phí cho các hoạt động khác của dự án lại không có, mà

đây đều là những hoạt động quan trọng góp phần làm nên thành công của một dự án

đào tạo nghề. Đây chính là khó khăn mà địa phương vấp phải trong quá trình triển

Cũng qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng kinh phí từ các nguồn khác là không có, TP chưa huy động được sự đóng góp của người dân và các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, chưa giải tỏa áp lực về nguồn kinh phí, chưa huy động nguồn lực từ mọi chương trình phục vụ cho công tác đào tạo nghề, như: Khuyến công, khuyến nông, dự án hỗ trợ di dân tái định cư... Cùng với đó, việc xây dựng mức hỗ trợ cho công tác dạy nghề cũng được thực hiện trên cơ sở tính toán phù hợp các nội dung chi, ưu tiên cho nội dung chi hỗ trợ nguyên, vật liệu, vật tư thực hành.

Qua đó, ta cũng có thể thấy hạn chế về tài chính trong công tác tổ chức, quản lý về đào tạo nghề của TP Sông Công. Đó là chưa thực sự chủ động, sáng tạo, xây dựng kế hoạch còn chưa sát thực tế công tác. Nguyên nhân của vấn đề trên cũng phần nhiều là do lực lượng cán bộ tổ chức, quản lý về công tác đào tạo nghề của TP Sông Công nói chung và của phòng LĐ - TB & XH TP nói riêng còn quá mỏng, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Sự phối hợp của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể về công tác đào tạo nghề chưa thật sự chặt chẽ.

3.1.2.7. Tình hình tài chính chi cho đào tạo nghề

Công tác tài chính phục vụ đào tạo nghề bao gồm thông tin về chi phí thực tế, các nguồn phát sinh chi phí chính và các chi phí giới hạn theo tính khả thi. Một vấn đề quan trọng khác đó là huy động các nguồn tài trợ bổ sung cho tài chính công, tập trung chủ yếu vào các khoản đóng góp của các doanh nghiệp và các học viên (từ phụ huynh) với vai trò là các bên tham gia và những người hưởng lợi. Vấn đề cốt yếu thứ

ba đó là quản lý và phân bổ nguồn vốn, tập trung vào tính minh bạch, trách nhiệm

giải trình cũng như hiệu suất và hiệu quả của nguồn vốn thông qua cơ chế phân bổ dựa trên sự thực hiện.

Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động chủ yếu là từ NSNN. Trong những năm qua, thực hiện đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn đã đạt được những kết quả nhất định.

Trong giai đoạn 2016-2020, TP đã tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 40 lớp với 1.250 người, gồm các ngành nghề: sửa chữa máy nông nghiệp, trồng chè, trồng nấm, cây ăn quả và nuôi ong, sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi,

may công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, hàn điện, hàn, sửa chữa xe máy, sửa chữa điện dân dụng, mây tre đan, kỹ thuật nấu ăn, chế biến thực phẩm, mộc dân dụng...;

Tổng kinh phí thực hiện dạy nghề theo Đề án 1956 là 4.391 triệu đồng, trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)