Chính sách của Nhà nước về đàotạo nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 91 - 92)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1. Chính sách của Nhà nước về đàotạo nghề

Hệ thống chính trị, pháp luật và các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực không thể không nghiên cứu đến

đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước như Luật Giáo dục, Luật

Dạy nghề, Luật Lao động, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, xã hội...

Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước, phòng LĐ - TB & XH TP Sông Công đã tổ chức được nhiều khóa đào tạo nghề ngắn hạn cho lao

động nông thôn, lao động mất đất bởi các khu công nghiệp, các dự án. Định hướng nghề nghiệp hiệu quả cho hàng nghìn hộ nông dân, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp cho các hộ nông dân hàng năm. Qua đó thấy được hiệu quả của công tác tổ chức, quản lý đào tạo nghề của chính quyền địa phương đã có những bước tiến rõ rệt, chiếm được lòng tin của nhiều tầng lớp dân cư.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)