Hiệu quả đàotạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn TP Sông Công

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 91)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.4.Hiệu quả đàotạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn TP Sông Công

Đối với đào tạo nghề, hiệu quả đào tạo nghề có liên quan đến chất lượng đào

tạo nghề. Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề có thể được đánh giá bằng nhiều tiêu chí khác nhau như kết quả học tập trong quá trình đào tạo nghề, sự hài lòng với công việc, sự ổn định của công việc, sự liên quan giữa ngành nghề đã đào tạo với công việc và việc làm hiện tại của người lao động, thu nhập từ việc làm,... Tuy nhiên tác giả đánh giá 2 tiêu chí là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

3.1.4.1 Hiệu quả kinh tế

Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở TP Sông Công luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng, đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Dù là nghề phi nông nghiệp hay nông nghiệp, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề, phần lớn các LĐNT phát huy được kiến thức

đã được học áp dụng trong sản xuất, chăn nuôi tại gia đình và một số doanh nghiệp

trong và ngoài huyện, từ đó nâng cao thu nhập, giảm tỉ lệ hộ nghèo trong TP.

Trong thời gian thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của TP,

cái được lớn nhất là người nông dân đã thay đổi được nhận thức. Từ thói quen lao

động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, phần lớn trong số họ đã mạnh dạn làm ăn

nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề... để đưa lại hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh.

Hộp1: Hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình Chị Trần Thị Ba, xã Bá Xuyên

Chị Trần Thị Ba, xã Bá Xuyên là một trong số những lao động có thu nhập khá nhờ tham gia học nghề. Trước đây, gia đình chị chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ vài con lợn, hơn chục con gà nên thu nhập không đáng là bao. Sau khi học xong lớp phòng và trị bệnh cho lợn, có thêm kiến thức nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi trong tay, chị đầu tư mở rộng thêm quy mô chăn nuôi tại gia đình. Hiện nay gia đình Chị nuôi hơn 80 con lợn rừng lai, kết hợp chăn nuôi gà thả vườn. Trừ chi phí gia đình thu lợi nhuận đạt từ 70 đến 100 triệu đồng mỗi năm. Chị Trần Thị Ba, xã Bá Xuyên chia sẻ: "Sau khi tôi học xong lớp chăn nuôi do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tổ chức, tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi như là phòng trị bệnh cho lợn, phun thuốc khử trùng…Nhờ vậy mà đàn vật nuôi của gia đình tôi luôn phát triển ổn định".

Hộp 2: Hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình anh Hoàng Văn Luận, xã Tân Quang

Hộp 3: Hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình anh Đinh Văn Ninh, xã Bình Sơn

Người lao động sau khi học các lớp đào tạo nghề đã phát huy được kiến thức về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách làm ăn, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự tìm kiếm việc làm để nâng cao thu nhập cho gia đình. Nhờ vậy, từng bước thay đổi phương thức sản xuất trong Nhân dân, chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo hướng dịch vụ có giá trị kinh tế cao.

Trường hợp, hộ gia đình anh Đinh Văn Ninh, xã Bình Sơn, lựa chọn lớp nghề xây dựng để theo học. Sau khi kết thúc, được cấp chứng chỉ anh đã áp dụng kiến thức từng học vào thực tế, nhận các công trình làm nhà ở, công trình phụ như: Nhà bếp, hàng rào, sân tại địa phương và các xã lân cận, đồng thời tham gia làm các công trình lớn tại thành phố, với mức lương ổn định từ 250.000 – 300.000 đồng/ngày. Qua đó, đã góp phần giải quyết việc làm cho hộ gia đình anh Ninh trong lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho gia đình, đời sống vật chất gia đình anh ngày càng khấm khá hơn. Trường hợp, anh Hoàng Văn Luận, xã Tân Quang, sau khi tham gia lớp dạy nghề nuôi trồng thủy sản do Hội Nông dân TP tổ chức, đã chuyển đổi 3 sào ruộng kém hiệu quả, đầu tư xây dựng bờ kè kiên cố, làm hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn nước sạch để nuôi trồng thủy sản. Về con giống, anh chọn những giống cá phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và dễ tiêu thụ như: Cá chép, rô phi đơn tính, cá trắm cỏ… Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nên cá của gia đình anh luôn sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị dịch bệnh. Chỉ sau 8 tháng nuôi, gia đình anh thu hoạch được 1,5 tấn cá các loại, trừ tất cả chi phí thu lãi khoảng 40 – 45 triệu đồng. Từ đó đến nay, việc nuôi thủy sản là một trong những nguồn thu nhập chính của gia đình anh Luận.

Theo kết quả khảo sát của 220 lao động nông thôn được đào tạo nghề thì 98% người được điều tra trả lời có việc làm và 2% chưa có việc làm. Trong số những người có việc làm, có 75% trả lời được làm đúng nghề được đào tạo và 25% không làm đúng nghề đã được đào tạo. Tuy nhiên, trong số những lao động có việc làm này, khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp thì có tới 40% phải đào tạo lại để phù hợp với công việc.

Đối với những lao động tìm được việc làm thì thu nhập hàng tháng của họ từ

3-4 triệu/tháng chiếm 39,8%; thu nhập từ 4-5 triệu/ tháng chiếm 37,2%, các thu nhập cao hơn từ 5 triệu trở lên hoặc dưới 3 triệu chỉ chiếm tỷ lệ thấp, tương ứng là 17,7% và 5,3%.

Số người chưa có việc làm và nguyên nhân trong số 2% người chưa có việc làm, khảo sát đã tiến hành tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng chính đến việc làm của người lao động với 27,38% tỷ lệ trả lời do chưa tìm được nơi làm việc thích hợp; 31,43% do chưa tìm được công việc đúng nghề đào tạo, 11,43% do chưa muốn đi làm; 19,52% thiếu thông tin về tuyển dụng lao động và 10,24% vì các lý do khác nhau.

Nhìn chung, công tác dạy nghề đã giúp lao động nông thôn tham gia các khoá học nghề hoặc tiếp cận với các ngành nghề mới, tạo thêm cơ hội có việc làm, ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững. Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở TP Sông Công cũng gặp những khó khăn nhất định. Một bộ phận người lao động chưa có nhận thức đầy đủ về học nghề và việc làm nên đăng ký học nghề còn ít hoặc bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng đến kết quả dạy nghề. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giảng viên trung tâm dạy nghề còn thiếu; kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hạn chế so với yêu cầu…

3.1.4.2. Hiệu quả xã hội

a. Liên quan đến ngành nghề đã đào tạo và công việc hay việc làm hiện tại của người lao động

Trong đó hiệu quả đào tạo nghề cũng có thể được thể hiện thông qua những liên quan đến ngành nghề đã đào tạo và công việc hay việc làm hiện tại của người lao

động. Câu hỏi được đặt ra là ngành nghề đã được đào tạo của người lao động có liên quan gì đến công việc hay việc làm hiện tại của bản thân hay không? Kết quả điều tra 220 người lao động đã đào tạo nghề cho thấy: có 42,1% số người được hỏi cho là có liên quan đến ngành nghề đã đào tạo, còn lại tới 57,9% số người được hỏi cho là việc làm hiện tại của họ không liên quan đến ngành nghề đã đào tạo (chứng tỏ người lao động đã phải tự tìm việc làm sau khi được đào tạo. Đây là hạn chế lớn rất cần có giải pháp khắc phục.

Công việc hiện tại của người lao động đã đào tạo nghề chủ yếu là làm phi nông nghiệp như cơ khí, sửa chữa chiếm tỷ lệ 94,5%, có rất ít làm các ngành nông nghiệp. Đây là một hạn chế về ngành nghề đào tạo cần được khắc phục trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trên thực tế việc giới thiệu việc làm đến từ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn còn rất hạn chế. Lý do chính ở đây là mối liên kết 3 nhà Nhà trường - Nhà nước - Nhà Doanh nghiệp) còn kém chặt chẽ. Trong thời gian tới các chương trình đào tạo nên chú trọng đẩy mạnh sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn trong lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng. Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TW ngày 05/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn “Chỉ thực hiện đào

tạo nghề khi đã xác định được việc việc làm đôi với lao động nông thôn". Đẩy mạnh mối liên kết 3 nhà trong đào tạo nghề. Xây dựng danh mục nghề nghiệp và khảo sát nhu cầu đào tạo nghề sát thực với công việc cần xác định.

b. Khảo sát của lao động nông thôn về kiến thức và kỹ năng của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Hiệu quả đào tạo nghề được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: tỷ lệ người lao động qua đào tạo đã có việc làm, tính ổn định của việc làm, công việc hiện tại, việc làm có liên quan đến ngành nghề đã được đào tạo hay không, thu nhập của người lao động đã đào tạo,... Hiệu quả của công tác đào tạo nghề còn được thể hiện qua đánh giá của người học.

Bảng 3.6. Khảo sát của người lao động đã được đào tạo về kiến thức và kỹ năng của cơ sởđào tạo nghề

Kiến thức, kỹ năng của cơ sở đào tạo nghề Mức đánh giá Điểm trung bình Đánh giá 5 4 3 2 1

Đánh giá chung về kỹ năng của giáo viên trước và sau khi kết thúc khóa học chung về nội dung chương trình đào tạo

10 11

0 64 36 0 3,43

Hài lòng Kiến thức của chương trình đào tạo phù

hợp với đối tượng LĐNT 12 12

3 35 50 0 3,44

Hài lòng Kỹ năng giảng dạy của giáo viên phù

hợp với đối tượng LĐNT 56 45 54 65 0 3,42

Hài lòng Mức độ chuyên sâu kiến thức của giáo

viên đối với nội dung giảng dạy 35 15

0 23 12 0 3,95

Hài lòng Phương tiện hỗ trợ học tập được chuẩn

bị đầy đủ (Máy tính, máy chiếu, bảng, 41 88 36 55 0 3,52

Hài lòng Phương tiện hỗ trợ thực hành đầy đủ 34 88 65 32 1 3,55 Hài

lòng Tài liệu học tập được chuẩn bị đầy đủ

trước lớp học 37

11

3 34 35 1 3,68

Hài lòng Thời gian tổ chức khóa học phù hợp về

thời điểm và thời lượng 44 78 55 43 0 3,56

Hài lòng

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Theo kết quả điều tra 220 lao động được đào tạo nghề tại TP Sông Công thì hầu hết các ý kiến của những người đào tạo nghề đều hài lòng với chất lượng của đào tạo của các lớp đào tạo nghề, tuy nhiên có chỉ tiêu phương tiện hỗ trợ thực hành đầy

công cụ hỗ trợ thực hành cũng như công tác chuẩn bị đào tạo còn thiếu, chưa chu đáo và tâm huyết.

c. Đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thành phố Sông Công

Theo khảo sát của tác giả đối với 220 lao động nông thôn trên địa bàn thành phố, kết quả cho thấy sự hài lòng về việc thực hiện công tác đào tạo nghề của thành phố như sau :

Bảng 3.7. Khảo sát đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thành phố Sông Công

TT Chỉ tiêu về công tác đào tạo, dạy nghề của thành phố Mức đánh giá Điểm trung bình Đánh giá 5 4 3 2 1 1

Các nghề được đào tạo phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của lao động nông thôn

12 103 71 30 4 3,4 Hài lòng

2

Chất lượng đào tạo, dạy nghề đã đáp ứng được yêu cầu của công việc

32 93 75 17 3 3,61 Hài lòng

3 Năng lực của cán bộ, giảng viên

làm công tác đào tạo, dạy nghề 29 93 74 19 5 3,55

Hài lòng

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Theo kết quả điều tra, số lượng lao động nông thôn hài lòng và rất hài lòng với công tác đào tạo dạy nghề đối với từng tiêu chí là: Hài lòng và rất hài lòng với khả năng đáp ứng đúng nhu cầu của công tác đào tạo dạy nghề là 115 người, chiếm 52,27%, Hài lòng và rất hài lòng với chất lượng đào tạo nghề là 125 người, chiếm 56,82%, Hài lòng và rất hài lòng với năng lực của cán bộ, giảng viên làm công tác đào tạo, dạy nghề là 122 người, chiếm 55,45%. Ngoài số lượng lao động nông thôn hài lòng với công tác đào tạo dạy nghề thì số lượng lao động nông thôn còn cảm thấy

chưa hài lòng (không hài lòng, rất không hài lòng) với công tác đào tạo dạy nghề còn lớn, như không hài lòng, rất không hài lòng với “khả năng đáp ứng nhu cầu học nghề, đào tạo nghề” là 34 người, chiếm 15,45%, cảm thấy không hài lòng, rất không hài lòng với “chất lượng đào tạo nghề” là 20 người, chiếm 9,09%, không hài lòng, rất không hài lòng với “năng lực của cán bộ, giảng viên làm công tác đào tạo, dạy nghề” là 24 người, chiếm 10,91%. Có thể thấy công tác đào tạo nghề còn chưa thật sự đáp

ứng đúng nhu cầu của lao động nông thôn, thành phố cần phải tìm hiểu sâu hơn về

nhu cầu của lao động nông thôn cũng như nâng cao năng lực của cán bộ, giảng viên làm công tác đào tạo, dạy nghề.

d. Khảo sát đào tạo nghề với các chủ thể sử dụng lao động

Theo kết quả khảo sát tại các cơ sở dạy nghề chưa phối hợp tốt với các cơ sở sản xuất, một số nghề đào tạo cho lao động nông thôn hiện nay chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Các học viên được học các nghề phi nông nghiệp khả năng thực hành bị hạn chế, hầu như các cơ sở sản xuất đào tạo lại. Minh họa nghề kỹ thuật xây dựng và nghề điện tự động hóa. Đối với nghề kỹ thuật xây dựng, theo chương trình đào tạo, học nghề được đưa đến công trường xây dựng, ở đó được các kỹ sư và giám sát kỹ thuật chỉ bảo và uốn nắn các kỹ thuật xây, trát, làm giàn giáo, làm sắt, đổ bê tông… Còn nghề điện tự động hóa, học viên được đưa tới các xí nghiệp sản xuất có dây chuyền hoạt động điện tự động hóa, doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật, tập làm quen với máy móc của nhà máy, trực ca, vận hành, các thao thác kỹ thuật từ khởi động máy đến quy trình vận hành, và các chế độ hoạt động máy,… Quá trình học của các học viên được nhà máy nghiệm thu từng phần và trả tiền theo học phần đào tạo, sau khi tốt nghiệp các em được nhà máy, xí nghiệp nhận vào làm việc.

Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở dạy nghề với các cơ sở sản xuất, nên học viên chỉ được tham gia phần nào vào quá trình thực hành thực tế lý thuyết, việc học nghề nghiệp trong các cơ sở sản xuất chưa thực sự hiệu quả, chưa giáo dục học viên được ý thức, trách nhiệm về lao động việc làm, chưa trang bị cho người học các kỹ năng, thao tác kinh nghiệm của nghề nghiệp. Đây là sự lãng phí trong đào tạo, tác động không nhỏ tới ĐTN cho lao động nông thôn.

Đồng thời, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn phối hợp chi tiết, cụ thể cũng như trách nhiệm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong quá trình xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng các trình độ đào tạo, phối hợp tuyển sinh đào tạo, phối hợp đánh giá kết quả học tập của người học trong các kỳ thi hoặc đánh giá kỹ năng nghề. Sự phối hợp giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp thực hiện chính sách liên kết đào tạo và sử dụng sản phẩm sau đào tạo chưa thực hiện được, vì các doanh nghiệp chưa yên tâm kết quả đào tạo. Mặt khác, cơ sở dạy nghề chưa chú trọng thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất. Các

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 76 - 91)