Đặc điểm của mô hình hệ sinh tháitruyền thông

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO TUỔI TRẺ (Trang 36 - 52)

Theo khảo sát của tác giả nghiên cứu với 130 công chúng báo chí có tới 90,2% công chúng cho rằng họ thích những sản phẩm báo chí được đăng lên các nền tảng mạng xã hội khác nhau.

1.2.1. Hệ sinh thái truyền thông đa nền tảng (Hệ sinh thái kênh)

Bức tranh toàn cảnh về truyền thông đã tiếp cận của hệ sinh thái truyền thông báo chí hiện nay có rất nhiều gam màu sắc. Độc giả đang ngày càng có vai trò tích cực hơn trong việc đồng sáng tạo nội dung và các hình thức tiếp cận thông tin đến họ. Tuy nhiên, thách thức mà nhiều tòa soạn phải đối mặt là mặc dù họ nhận ra sự cần thiết phải hoạt động trên mạng xã hội, nhưng họ không thực sự hiểu cách thực hiện điều đó một cách hiệu quả, những chỉ số hiệu suất nên đo lường và cách họ nên đo lường chúng như thế nào. Hơn nữa, khi các tòa soạn phát triển các chiến lược truyền thông xã hội, các nền tảng như YouTube, Facebook và Twitter thường được coi là các phần tử độc lập hơn là một phần của hệ thống tích hợp. Để có một hệ sinh thái truyền thông báo chí phải đảm bảo các yếu tố liên quan đến cả phương tiện truyền thông kỹ thuật số và truyền thông truyền thống.

Có một thực tế chứng minh rằng tận dụng mạng xã hội trong việc tiếp cận đối tượng công chúng, đặc biệt là độc giả trẻ tuổi, phải liên quan đến việc tích hợp chiến lược của phương tiện truyền thông xã hội. Theo cuốn sách

và Josh Bernoff, 2008 tạm dịch “Chiến thắng trong một Thế giới được Biến đổi bởi Công nghệ” nhận định về vai trò đã tiếp cận “các loại phương tiện truyền thông quan trọng trong một tổ hợp truyền thông xã hội và liên hệ điều này với việc thực hiện chiến thuật tiếp thị, nêu bật bản chất khác nhau của các mục tiêu xã hội, phải phá vỡ quy trình lạc hậu để đáp ứng công chúng. Đồng thời, tầm quan trọng của việc thiết lập “kiểm soát sứ mệnh” trên mạng xã hội như một phần của quá trình đó”.

Như đã nói ở trên, sự đa dạng của các ứng dụng truyền thông xã hội tạo ra một hệ sinh thái, có thể hỗ trợ các chiến lược truyền thông tin tức của các tòa soạn. Tuy nhiên, sự phong phú của các ứng dụng mạng xã hội được cho là nguyên nhân gây ra sự bối rối cho các người điều điều hành, khiến cho việc hình thành chiến lược tương tác hiệu quả với mạng xã hội trở nên khó khăn. Xu hướng báo chí truyền thông thế giới tương tác hơn, đa dạng hơn. Sự tương tác của độc giả với một nội dung truyền thông nào đó, bao gồm “click” vào bất cứ đâu trong bài viết hay thích (like), bình luận (comment), chia sẻ (share)… là xu hướng trọng tâm của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Về hệ sinh thái kênh:

Cơ quan báo chí xây dựng hệ sinh thái kênh giúp công chúng có thể tiếp nhận thông tin trên mọi nền tảng. Kênh truyền thông trực tiếp là con đường riêng biệt hoặc công cộng để truyền thông điệp từ người gửi đến người nhận, từ đó thông tin được truyền tải đến đông đảo công chúng. Truyền thông trực tiếp đòi hỏi phải có hai hay nhiều người trao đổi trực tiếp với nhau, có thể qua điện thoại, thư từ, hội nghị, hội thảo… Kênh truyền thông gián tiếp là kênh chuyển tải thông điệp đến người xem mà không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp. Chúng bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, những phương tiện truyền thông dưới dạng ấn phẩm thư trực tiếp, báo và tạp chí, những phương tiện truyền thông quảng bá phát thanh, truyền hình, những phương tiện truyền thông điện tử băng ghi âm và ghi hình, đĩa ghi hình,

Internet, các mạng xã hội, diễn đàn và những phương tiện trưng bày bảng hiệu, áp phích. Hầu hết các thông điệp gián tiếp đều được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông có trả phí.

Như vậy, hệ thống các kênh truyền thông của cơ quan báo chí hiện nay đều thuộc kênh truyền thông gián tiếp, phát triển đa dạng trên các nền tảng như nền tảng web, mạng xã hội, nền tảng di động… Ví dụ, hiện nay Báo Tuổi Trẻ xây dựng hệ thống các kênh tin tức của mình trên web (Tuổi Trẻ Online, Tuổi Trẻ TV, Tuổi Trẻ cười, Tuổi Trẻ Cuối tuần, Tuổi Trẻ News), nền tảng di động (Tuổi Trẻ Mobile), báo giấy (tờ nhật báoTuổi Trẻ), phát triển trên nền tảng mạng xã hội, đa dạng các kênh như Facebook, Lotus, Youtube, Instagram, TikTok. Ý nghĩa của việc xây dựng hệ sinh thái kênh là giúp công chúng dễ dàng tiếp cận thông tin trên mọi nền tảng, tăng khả năng tương tác giữa báo chí và công chúng..

Trong thời đại truyền thông cũng sẽ xuất hiện các thuật ngữ mới tùy vào từng nền tảng truyền thông khác nhau. Đăng ký (Subscribe): Người xem có thể đăng ký kênh đặc biệt là trên YouTube, TikTok mà họ thích; video từ các kênh này sẽ xuất hiện trong phần "Xem gì" (What to Watch).

Tương tác (Interactive): Người xem có thể đặt câu hỏi cho các tổ chức

tin tức và nhận được câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi của họ trong video hoặc trong phần nhận xét. Chia sẻ (Share): Khán giả có thể chia sẻ những video, thông tin họ thích thay vì xem một cách thụ động; đó là cốt lõi của một nền tảng truyền thông xã hội, vì vậy chia sẻ là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của người dùng.

Biểu đồ 1.1: Khảo sát nguồn thông tin công chúng tiếp cận thường xuyên nhất

Trong thời gian qua, các mạng xã hội lớn đã đồng loạt tung ra các ứng dụng cho tin tức và báo chí như Snapchat Discover, Facebook Instant Articles, Apple News, Twitter Moments. Để cạnh tranh với mạng xã hội trong lĩnh vực này, “ông lớn” Google ngoài việc làm mới lại Google News, còn mở Accelerated Mobile Pages – một giao diện cho phép tăng tốc độ truy cập cho các trang web trên nền tảng di động. Không khó để thấy rằng công chúng đã có thói quen và xu hướng “đọc báo” mạng xã hội, thông qua sự giới thiệu hay các chia sẻ của bạn bè trên đó. Theo một nghiên cứu truyền thông gần đây, tin tức chiếm đến hơn 40% lưu lượng trao đổi thông tin, thảo luận trên Facebook – mạng xã hội hiện có hơn 1,4 tỷ người dùng. Là đối tác của Instant Articles từ tháng 10/2015, các bài báo của The New York Times đăng trên Facebook có số chia sẻ trung bình cao gấp 3,5 lần, thích (like) gấp 2,5 lần và con số bình luận (comment) gấp 5,5 lần so với trên các đường link thông thường, theo khảo sát của Newswhip.

Theo tác giảPhạm Hà Thanh trong bài viết Xu hướng báo chí truyền

cứumạng xã hội giữ vai trò mở rộng “không gian thông tin”, tạo uy tín cho cơ quan báo chí truyền thông chuyên nghiệp. Thông thường, các tin, bài viết của phóng viên được đăng tải trên các cơ quan báo chí chính thống. Tuy nhiên, do khuôn khổ hoặc thời gian có hạn, nhà báo có thể đăng các nội dung bên lề sự kiện, hoặc những thông tin có liên quan như bối cảnh của sự kiện, quá trình phỏng vấn, cảm nhận cá nhân của tác giả lên trang mạng xã hội của tòa soạn, bổ sung, mở rộng và giúp bản tin trở nên phong phú và có chiều sâu hơn. Điều đó chấp nhận thực tế nói trên để trở thành nhà cung cấp cho các ứng dụng tin tức, bởi nếu không tham gia xu hướng này, họ sẽ mất cơ hội duy trì và phát triển lượng người đọc và doanh thu từ quảng cáo trong tương lai, và nhất là sự tiếp cận và tương tác với người đọc.

Biểu đồ 1.2: Khảo sát công chúngvề Social Media Platform lựa chọn truy cập xem tin tức nhiều nhất

Trong bài viết “How Social Media Has Changed How We Consume News” tạm dịch “Phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi cách chúng ta tiếp nhận tin tức như thế nào” của tác giả Nicole Martin đã đưa ra những con số đáng kinh ngạc về truyền thông báo chí đã tiếp cận của các nền tảng mạng xã hội. Mạng xã hội đã trở thành nguồn tin tức trực tuyến chính với hơn 2,4 tỷ người dùng internet, gần 64,5% nhận được tin nóng từ Facebook, Twitter,

YouTube, Snapchat và Instagram thay vì các phương tiện truyền thống. Trong một cuộc khảo sát gần đây, 50% người dùng Internet được khảo sát nói rằng họ nghe tin tức mới nhất qua mạng xã hội trước khi nghe tin tức trên đài tin tức. Nhiều người dùng internet sẽ xem những câu chuyện nóng hổi trên nguồn cấp dữ liệu của họ và truy cập các trang web tin tức để tìm hiểu thêm. Cuộc khảo sát cho thấy lưu lượng truy cập vào các trang tin tức được giới thiệu từ mạng xã hội tăng 57%. Hầu hết mọi người sẽ chỉ lướt qua “news feed” (Bảng tin) của họ và tình cờ tìm thấy nội dung tin tức có liên quan nhưng chỉ đọc tiêu đề hoặc một đoạn video ngắn của mẩu tin đó. Một khách truy cập trung bình sẽ chỉ đọc một bài báo trong 15 giây hoặc ít hơn và thời gian xem video trực tuyến trung bình là 10 giây.

Tương tự, không chỉ xuất bản tin bài trên các nền tảng CMS (hệ thống quản trị nội dung) quản lý tin, bài để xuất bản bài viết trên trang báo chính thống, các nhà báo hoạt động trên cả YouTube, trên Facebook và Twitter. Bài viết của các nhà báo, chẳng hạn như tin tức và các chương trình thời sự, cũng được xuất bản thường xuyên trên các nền tảng. Tương tác của khán giả, thể hiện qua lượt chia sẻ, thích và bình luận trực tuyến, đã trở thành thứ thông dụng trong ngành công nghiệp truyền thông.

Các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội được chia sẻ, bàn luận trên mạng xã hội chắc chắn góp phần định hướng mô hình sinh thái truyền thông cho các hãng tin tức trực tuyến. Các biên tập viên sẽ theo dõi các số liệu trên cơ sở từng câu chuyện để cố gắng xác định những yếu tố cụ thể của hoạt động báo chí, bao gồm lựa chọn câu chuyện, thiết kế nội dung, phong cách viết và thời gian xuất bản để tạo ra các tương tác với độc giả. Đôi khi, "lượt xem" một video của một nhà báo hay tòa soạn báo trở thành một chuẩn mực đánh giá năng lực của nhà báo, nội dung của bài viết.

Các nền tảng trực tuyến như YouTube và các mạng xã hội là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới (sau Google). Cho đến nay, YouTube đã có hơn 2 tỷ người dùng online mỗi tháng. Nền tảng chia sẻ video này được mô tả là công cụ trực tuyến, kho lưu trữ, thư viện, phương tiện, phòng thí nghiệm,

một người bảo vệ thời hiện đại, một người kể chuyện trong thời đại kỹ thuật số. Các nhà nghiên cứu mô tả các nền tảng này là một kho lưu trữ "lớn đến mức khó hiểu và rất đa dạng nội dung video". Trong thời đại 4.0 hiện nay, chúng chắc chắn phải xác định lại "phương tiện truyền thông chuyên nghiệp" trông như thế nào? Nếu Youtube, Facebook "có vẻ" chỉ dành cho nghiệp dư nhưng lại sản xuất và phân phối chuyên nghiệp, mà những người dùng khác nhau lại trải nghiệm theo nhiều cách khác nhau thì đó liệu có trở thành cho một nền tảng toàn cầu cho báo chí?

Các nền tảng truyền thông hiện nay cũng có các đề xuất và đăng ký ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm, với các đặc quyền về nền tảng. Có khoảng 882 video tin tức báo chí trên YouTube cho thấy rằng khoảng một nửa số video được kiểm tra chính là nội dung video đăng trên các trang web truyền thông tin tức truyền thống. Nó cũng cho thấy rằng các video tin tức được sản xuất dành riêng cho YouTube cũng tuân thủ các phương pháp sản xuất báo chí truyền thống (chất lượng hình ảnh và âm thanh, kỹ thuật chỉnh sửa, v.v.).

Có thể nói, một hệ sinh thái truyền thông báo chí có đa dạng nền tảng phát triển thì mới có thể mở rộng quy mô tiếp cận đến nhiều đối tượng công chúng khác nhau. Những nền tảng này liên kết chặt chẽ như một mạng lưới dây chuyền, bám chắc vào nhau để cùng phát triển.

1.2.2. Hệ sinh thái truyền thông đa tiếp cận

Các thiết bị di động đang nhanh chóng trở thành phương tiện chủ yếu để truy cập Internet do những tiến bộ trong kỹ thuật truyền thông không dây. Sự phát triển của các ứng dụng đọc tin tức di động (app) cho các nền tảng khác nhau đang gia tăng do sự tăng trưởng về số lượng thiết bị được kết nối. Nhiều ứng dụng dựa trên cơ sở hạ tầng đám mây để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu, qua đó việc chia sẻ dữ liệu và tin tức trên các thiết bị khác nhau là vô cùng đơn giản, nhanh chóng.

Biểu đồ 1.3: Khảo sát thiết bị công chúng sử dụng nhiều nhất để tiếp cận thông tinbáo chí

Ngoài những tiến bộ trong công nghệ thiết bị và truyền thông không dây, có rất nhiều nghiên cứu về các dữ liệu hiển thị liền mạch để truy cập và truy xuất. Qua đó, hỗ trợ công chúng trong việc nhất quán và đồng bộ hóa dữ liệu cho các thiết bị di động. Tính nhất quán của dữ liệu lấy công chúng làm trung tâm và tính năng đồng bộ hóa dữ liệu ngoại tuyến của các khuôn khổ khác nhau. Trong cuốn Tạp chí Quốc tế về Khoa học Máy tính Tiên tiến và

Ứng dụng năm 2018 chỉ ra rằng “Các khuôn khổ được so sánh về các tham số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của tính nhất quán và mô hình dữ liệu (bảng, đối tượng hoặc cả hai) hỗ trợ cùng với các kỹ thuật của giao thức đồng bộ hóa và giải quyết xung đột.” Điều này có ý nghĩa gì trong hệ sinh thái truyền thông báo chí? Nó chính là cơ sở căn bản để các nhà lãnh đạo quản lý một lượng thông tin báo chí, tin tức và dữ liệu khổng lồ sẽ phải cân nhắc, sử dụng các kỹ thuật về mở rộng tiện ích cơ bản: nghe, nhìn, cảm nhận và tương tác của công chúng một cách đồng bộ về nội dung và hình thức truyền thông. Theo đó, phải ứng dụng thực tiễn và tận dụng tối đa những điều kiện xuất phát từ nhu cầu công chúng để đưa ra chiến lực truyền thông cụ thể. Ví dụ: Số người dùng điện thoại thông minh

tăng mạnh những năm gần đây, thay vì các hình thức tiếp cận truyền thống lạc hậu cũ, các tòa soạn báo đã nhanh chóng chinh phục, tiếp cận người xem bằng các app đọc tin tức thông minh trên các thiết bị di động trên tất cả các hệ điều hành android và ios.

Khi đã đồng bộ được dữ liệu giữa các thiết bị thì dẫn đến một đặc điểm về hệ sinh thái nội dung. Liên kết chắt chẽ và đa dạng nội dung giữa các kênh là yếu tố tạo nên hệ sinh thái nội dung. Mục đích của việc xây dựng hệ sinh thái nội dung là đa dạng hóa sản phẩm thông tin cho cơ quan báo chí, giúp công chúng thoải mái tiếp nhận các tin tức, nội dung hoặc chương trình mà mình yêu thích. Xây dựng hệ sinh thái nội dung, đặc biệt là hệ sinh thái nội dung đa nền tảng vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các cơ quan báo chí truyền thống. Mặc dù quảng bá thông tin trên các nền tảng khác nhau, nhưng nội dung giữa các kênh có sự thống nhất chặt chẽ. Trong hệ sinh thái nội dung, đồng nhất và hội tụ về nội dung tin tức là nguyên tắc cơ bản. Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đã thực hiện liên kết nội dung báo giấy và báo điện tử. Ngoài ra, các tác phẩm báo chí được trình bày dưới dạng đa phương tiện, kết hợp chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video, blog, liên kết đến các trang video, audio trực tuyến…Việc đồng nhất về nội dung cho thấy, tin tức rõ ràng, nhất quán trên tất cả các thiết bị và loại hình báo chí sẽ góp phần củng cố thương hiệu cho cơ quan báo chí bằng cách tòa soạn có thể sử dụng các khả năng và thế mạnh của các kênh khác nhau, tiếp cận đối tượng ở bất cứ đâu và lúc nào, thông qua các phương tiện truyền thông thích hợp nhất.

1.2.3. Cơ chế vận hành của một hệ sinh thái truyền thông

1.2.3.1 Vận hành dựa vào tương tác chéo giữa các loại hình báo chí và nền

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO TUỔI TRẺ (Trang 36 - 52)