2.3.1 Báo Tuổi trẻ đã ứng dụng đa dạng các nền tảng nằm trong hệ sinh thái truyền thông
Sự phát triển đa loại hình, đa nền tảng truyền thông cũng chính là nền tảng để truyền thông hội tụ ra đời. Xu hướng đó diễn ra tại báo Tuổi trẻ từ lâu với sự ra đời của các loại hình thông tin mới như: truyền hình, âm thanh, đồ họa tương tác hay việc khởi tạo các kênh thông tin trên mạng xã hội, các ứng dụng di động… Tòa soạn báo Tuổi trẻ có sự kết nối chặt chẽ với các đơn vị thông tin nguồn thông qua hệ thống tác nghiệp đa phương tiện để khai thác,
đặt hàng và trao đổi sản phẩm thông tin đa phương tiện giữa các đơn vị trong ngành. Bên cạnh đó, liên kết nội dung và quảng bá chéo là một vấn đề hết sức quan trọng. Đồng thời, có liên kết nội dung báo giấy và báo điện tử. Ở cấp toàn ngành, cũng đã có liên kết tin - ảnh. Các kênh, sản phẩm thông tin của tòa soạn, đơn vị thông tin nguồn dễ dàng quảng bá chéo và chia sẻ trên các website của ngành cũng như các kênh thông tin trên mạng xã hội.
2.3.2 Các kênh có tính liên kết chặt chẽ với nhau, tương tác chéo lẫn nhau
Hiện nay, hầu hết các tòa soạn đều áp dụng truyền thông đa phương tiện để tối đa hóa hiệu quả mỗi kênh. Những chiến lược gắn kết và thúc đẩy hỗ trợ, bổ trợ lẫn nhau giữa các kênh để đạt được cùng một mục tiêu, thì hệ sinh thái truyền thông báo chí sẽ tạo ra một cú hích mạnh hơn nữa và lan truyền rộng hơn vào cộng đồng. Cách truyền thông mà báo Tuổi trẻ đã làm như phân tích và khảo sát trên chính là quảng cáo chéo (cross channel marketing), gia tăng tương tác có thể hiểu là việc sử dụng những thông điệp khác nhau được xâu chuỗi thành hệ thống thông qua các kênh khác nhau, thay vì nhắm trúng đối tượng với cùng 1 thông điệp trên đa kênh.
Báo Tuổi trẻ đã khéo léo tạo ra quảng cáo và tương tác chéo cũng tương tự như quảng cáo đa kênh nhưng đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện hơn. Công chúng sẽ phải cần phải gắn kết “đúng” kênh và “đúng” thời điểm. Sau đó,định hướng công chúng đích đến mục tiêu từ một kênh họ tiếp cận đầu tiên đến các kênh khác cho các kênh trên mọi nền tảng. Với việc sử dụng quảng cáo chéo, báo Tuổi trẻ đang tích cực gắn kết với công chúng, đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ mà họ thậm chí còn chưa biết đến. Sự hiện diện trên nhiều kênh và làm cho trải nghiệm độc giả nhất quán từ kênh này sang kênh tiếp theo. Họ làm điều này bằng cách phân tích thói quen, theo cách thức dựa trên hành vi của họ và những hành vi đó nói gì về sở thích của của từng đối tượng. Ví dụ như: công chúng thường xuyên xem các bài báo
hoặc tin tức liên quan đến pháp luật - an ninh thì khi họ đăng ký kênh youtube của báo Tuổi trẻ, các nội dung video đúng nội dung họ thích sẽ được đề xuất.
Như vậy, với một hệ thống kênh và nền tảng đa dạng, báo Tuổi trẻ đã thực sự nắm bắt được cơ hội để nắm bắt xu hướng, yêu cầu của công chúng.
2.3.3. Tạo lập và hình thành các nhóm công chúng riêng biệt, phù hợp với nhu cầu, cách tiếp cận thông tin của công chúng
Như đã phân tích ở trên, để một hệ sinh thái phát triển thì việc truyền thông từ trên nền tảng mạng xã hội kết hợp với các loại hình báo chí cần xây dựng và tạo lập dựa trên nhiều “tệp” công chúng khác nhau. Báo Tuổi trẻ đã làm tốt việc này, tạo nên hiệu ứng truyền thông hiệu quả. Sau một thời gian, có điều chỉnh thông điệp phù hợp sao cho phù hợp với đối tượng.
Cách truyền thông theo từng nhóm công chúng riêng biệt của báo Tuổi trẻ đã đưa ra những thông điệp phù hợp với nhau, tạo ra sự thống nhất cho toàn bộ chủ đề và thông điệp chung. Điều này hướng tới đến công chúng đích, cũng vừa là một chiến thuật để Báo Tuổi trẻ thấu hiểu công chúng.
2.3.4. Những sản phẩm trên nền tảng truyền thông xã hội mới chưa đầu tư, tác phẩm chất lượng cao chưa nhiều
Có một thực trạng diễn ra khá phổ biến của tờ báo Tuổi trẻ là quá trình
tác nghiệp tạo ra sản phẩm chưa thể kịp thời phân phối đa kênh để đáp ứng nhu cầu quản lý tập trung nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt trong truyền thông. Hầu hết, các tin bài chất lượng và đầu tư chủ yếu là ở website. Các nền tảng mạng xã hội Instagram, TikTok mới chỉ gọi là có, chưa đầu tư chất lượng hình ảnh và tin tức. Các video mới chỉ dừng lại ở việc thông báo thông tin nhàm chán, chưa để lại dấu ấn cho người đọc.
2.3.5. Chưa vận dụng triệt để tính năng của các nền tảng mạng xã hội
Hệ sinh thái truyền thông của Báo Tuổi trẻ bộc lộ khá nhiều thiếu sót trong việc nâng cấp và cập nhật các tính năng mới của các nền tảng. Ví dụ: Youtube đã hỗ trợ chức năng đăng bảng tin (Story) dạng khung hình 9:16, đã có rấtnhiều kênh khai thác tốt tính năng này. Tuy nhiên, theo khảo sát của cả 3 kênh youtube của báo Tuổi trẻ, số lượng video đăng trong bảng tin dường như là chưa có. Ngoài ra, dạng video ngắn (Short video) mới mở của Youtube chưa được cập nhật. Các kênh mạng xã hội như TikTok của Báo Tuổi trẻ tuy có đăng lên nhưng chưa đạt hiệu quả tương tác mạnh vì hình thức và các nội dung đăng tải chưa theo được xu hướng (trend) nên khá ít người biết đến. Ngoài ra,trái lại với các loại hình báo chí truyền thống, công chúng đang ngày càng bị phân tâm bởi nhiều hình thức cung cấp thông tin động, hấp dẫn, tiếp cận trên toàn bộ các giác quan, cảm quan: đọc, nghe, nhìn, đối thoại, tham gia trực tiếp… Vô tình, độc giả sẽ bị “bội thực” vì số lượng tin tức từ các kênh liên tục tăng mà chất lượng lại không được cải thiện.
Tiểu kết chương 2
Qua chương 2, tác giả nghiên cứu đã công bố kết quả khảo sát thực trạng xây dựng mô hình hệ sinh thái – một tờ báo đi đầu trong việc xây dựng các nền tảng hệ sinh thái truyền thông. Từ đó đánh giá thực trạng mô hình truyền thông này trên báo Tuổi trẻ. Qua đó, đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các xu hướng truyền thông, những ưu điểm và hạn chế của mô hình truyền thông này. Phỏng vấn sâu kết hợp với những kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để tôi đặt ra một số vấn đề về thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với các tờ báo Việt Nam hiện nay trong việc ứng dụng mô hình hệ sinh thái này trong chương 3. Đồng thời, kết quả nghiên cứu chương 2 sẽ là tiền đề để đưa ra những nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức đặt ra, đồng thời đề ra những giải pháp để đẩy mạnh phát triển mô hình hệ sinh thái truyền thông hiệu quả trên báo điện tử Việt Nam nói chung.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG MÔ