Cách thức vận hành các kênh trong hệ sinh thái báoTuổi trẻ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO TUỔI TRẺ (Trang 73 - 76)

Sự phát triển nhanh chóng internet và các loại hình báo chí khác đã tạo ra sức ép lớn, buộc cơ quan báo Tuổi trẻ phải tìm ra phương hướng phát triển thích hợp, nếu như muốn sản phẩm báo chí có thêm được nhiều công chúng tiếp nhận. Bằng cách đa dạng hóa về loại hình và phương tiện, báo Tuổi trẻ bước đầu vận hành hệ sinh thái truyền thông theo một quy trình chặt chẽ và liên kết với nhau.

Trang website của báo Tuổi trẻ song hành với loại hình báo chí truyền thống. Trước đây, báo Tuổi trẻ đã thực sự trở thành những cơ quan báo chí đa phương tiện với việc xuất bản đồng thời nhiều loại hình sản phẩm báo chí khác nhau như: nhật báo, tuần báo, nguyệt san, chuyên san, báo buổi chiều, báo mạng điện tử. Sự tồn tại đồng thời các loại hình sản phẩm báo chí truyền thông khác nhau cho phép báo Tuổi trẻ có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tạo điều kiện cho các loại hình sản phẩm hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính, quảng bá thương hiệu, cũng như tận dụng các khả năng khai thác thông tin, tư liệu.

Việc ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin đã gắn liền với việc phát triển và tích hợp tốt các loại hình sản phẩm báo chí, tạo ra hiệu ứng tốt cơ chế truyền thông và hiệu quả thông tin, góp phần nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, phản biện xã hội trong công chúng. Các loại hình truyền thông góp phần phát triển và mở rộng việc sử dụng Internet, giúp việc cập nhật tin tức đến mọi đối tượng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Cùng một sự kiện xảy ra, truyền thông đồng bộ nội dung đa kênh đã giúp cho báo Tuổi trẻ rất nhiều cho việc tăng tương tác, thống tin đa chiều hơn.

Các kênh mạng xã hội của báo Tuổi trẻ đã trở thành công cụ đắc lực giúp công chúng cập nhật nhanh chóng với nội dung chất lượng thông tin cao. Truyền thông đa kênh, tương tác chéo, được đồng hóa dữ liệu cho phép công chúng thu nhận thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh, văn bản làm thay đổi cách tiếp cận thông tin của công chúng, nhất là đối với thế hệ trẻ-thế hệ nhạy bén nhất với công nghệ, tạo ra sự phát triển của một lớp công chúng mới của truyền thông.

Hình 2.8: Sơ đồ trực quan về tương tác giữa các kênh truyền thông của báo Tuổi trẻ trong sự kiện “Sạt lở thủy điện Rào Trăng 3”

Quan sát vào một sự kiện thời sự “Sạt lở thủy điện Rào Trăng 3” xảy ra vào tháng 10/2020, khi độc giả, công chúng cả nước cùng quan tâm và

hướng về công cuộc tìm kiếm 17 công nhân của công ty thủy điện và 13 người trong lực lượng cứu hộ gặp nạn, mất tích. Được biết trong số 13 người trong lực lượng cứu nạn đang bị mất tích, ngoài 11 cán bộ quân đội, có 2 người là cán bộ địa phương. Trong những ngày đầu diễn ra sự kiện thời sự ấy, các kênh truyền thông của báo Tuổi trẻ đã làm rất tốt việc cập nhật và chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng nhất. Ngay khi vụ việc xảy ra, 5 website của báo Tuổi trẻ đồng loạt đăng các dạng tin ngắn, tin văn bằng văn bản và hình ảnh về vụ việc theo từng giờ. Dạng bản tin ngắn (2 phút) sau khi có thông tin chính xác đã được biên tập và đăng tải video tin lên kênh chính, tab cộng đồng của kênh cũng đăng ảnh và dẫn link bài báo liên quan. Về mạng xã hội facebook, các fanpage của báo cũng nhau chóng chia sẻ về bản tin nóng 30s từ kênh youtube, cùng các tin trên website báo Tuổi trẻ online. Tính năng livestream được phát huy mạnh mẽ khi các buổi họp tìm kiếm các nạn nhân đã được phát trực tiếp, thu hút 10.000 người theo dõi trực tiêp và 1400 lượt tương tác. Mạng xã hội Instagram cũng không nằm ngoài công cụ truyền thông. Các nội dung tin chính nhất về sự việc sẽ đươc lựa chọn, đăng tải dưới dạng một bức ảnh có phần nội dung (text) thông báo. Như vậy, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các kênh trong hệ thống chính là chìa khóa giúp công chúng tiếp cận đươc nhiều thông tin hơn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO TUỔI TRẺ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w