chân các nhóm công chúng của tờ báo
Không chỉ riêng với nền báo chí của Việt Nam, báo chí thế giới cũng được thay đổi diện mạo xây dựng hệ thống sinh thái riêng cho chính tờ báo của mình. Ở Việt Nam hiện nay, các tòa soạn có phát triển được hay không, có thu hút và “giữ chân” công chúng được hay không là nhờ truyền thông được đến với công chúng theo nhiều cách thức thể hiện và truyền tải trên nền tảng khác nhau. Vì vậy, xây dựng hệ sinh thái truyền thông có vai trò quyết định to lớn trong việc thu hút công chúng, độc giả.
Đáp ứng nhu cầu và thu hút các nhóm công chúng ,đáp ứng nhu cầu thông tin và thị hiếu của các nhóm công chúng khác nhau, hướng tới mục đích cuối là thu hút công chúng cho tờ báo. Một trong những xu thế phát triển của báo chí, truyền thông hiện đại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng , để đảm bảo sự phát triển , sự tồn tại của cơ quan báo chí. Đồng thời, đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận của các nhóm công chúng khác nhau, thu hút được lượng lớn công chúng cho tờ báo nói chung, thì tính sáng tạo là yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành công. Như vậy, cần phải sáng tạo ra tất cả các loại sản phẩm khác nhau, các phương thức khác nhau, để đáp ứng nhu cầu thông tin, thể hiện thông tin và truyền tải thông tin đến những nhóm công chúng mục tiêu một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
Biểu đồ 1.4: Mức độ hài lòng khi tiếp cận thông tin qua các Social Media Platform (theo thang đo từ 1 đến 10)
Độc giả đã tăng trưởng vượt trội trong thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19. Bằng chứng là phiên bản online của tờ The New York Times đã có thêm hơn 500.000 tài khoản đăng ký trong quý I/2020. Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khối lượng công việc của những người làm báo không ngừng tăng lên. Thống kê không đầy đủ của Bộ TT&TT cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, số người đọc báo tăng lên đến 30% nhờ thay đổi truyền thông tin tức báo chí qua các kênh và nền tảng mạng xã hội khác nhau. Theo Báo cáo Global Digital Subscription của Mạng lưới truyền thông toàn cầu (FIPP), số lượng tài khoản đọc báo điện tử đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2019. Trải nghiệm đọc báo của họ được gia tăng khi họ không chỉ được đọc, nghe, cảm nhận mà còn được tương tác bằng cách bình luận, nêu quan điểm trước những sự kiện, tin tức thời sự nhờ sự thay đổi cấu trúc hệ thống truyền thông được mở rộng tối đa cùng với các tiện ích đi kèm.
Đa số,những trải nghiệm công chúng trên các nền tảng mạng xã hội là khá hài lòng vì tin tức cập nhật nhanh, có khả năng chia sẻ và lan truyền nhanh chóng. Điều này cũng dễ hiểu vì các trợ năng gia tăng tương tác của người dùng có tài khoản trên mạng xã hội. Tuy nhiên, khi tin tức liên tục được đăng tải thì việc kiểm chứng tin tức thật và sai sự thật khó lòng quản lý.
1.4. Quy trình xây dựng hệ sinh thái truyền thông của cơ quan báo chí
Hiện nay, chưa có một quy chuẩn cụ thể nào về quy trình xây dựng hệ sinh thái truyền thông cho các cơ quan báo chí. Việc xây dựng hệ sinh thái truyền thông này đòi hỏi yếu cầu rất nhiều yếu tố như cấu trúc hỗ trợ mạng, mạng lưới dịch vụ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nội dung phát triển, cộng đồng người dùng…Theo tìm hiểu của tác giả, xây dựng hệ sinh thái truyền thông được thực hiện theo những quy trình sau đây:
Một là, nghiên cứu và phân loại công chúng. Xác định công chúng
đích và phân tích là một phần không thể thiếu trong bất cứ chiến lược truyền thông nào. Cách duy nhất để biết mình nên truyền thông gì, đó là biết mình đang nói chuyện với ai và họ muốn nghe gì. Đây là bước vô cùng quan trọng và được ưu tiên đặt lên hàng đầu bởi nghiên cứu công chúng giúp lãnh đạo cũng như những người hoạch định chiến lược truyền thông cho tòa soạn nắm bắt được nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng. Công chúng là đối tượng phục vụ, là mục tiêu, đích đến của các cơ quan báo chí, không có công chúng thì sẽ không có báo chí, bởi thông tin không được tiếp cận là thông tin chết.
Hai là, xây dựng mạng lưới hệ thống các kênh truyền thông. Việc xây dựng hệ thống các kênh truyền thông gắn liền với các xu thế phát triển của báo chí. Tòa soạn phải luôn nhanh nhạy, kịp thời nắm bắt các xu thế mới của báo chí - truyền thông, các thành tựu của khoa học công nghệ để không bị tụt hậu so với sự phát triển của thế giới. Trong bối cảnh truyền thông xã hội phát
triển hay sự nổi lên của các thiết bị di động, nhiều tòa soạn đã biết cách tận dụng các xu hướng này để tranh thủ quảng bá các thông tin, sản phẩm của mình.
Ba là, nhiệm vụ của báo chí là thông tin về tình hình chung của đất nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội..., từ trong nước ra nước ngoài. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu, tôn chỉ riêng mà tập trung xây dựng nội dung chuyên biệt cho tòa soạn.Trên thực tế, khâu xây dựng kênh và xây dựng nội dung có thể không diễn ra lần lượt theo thứ tự mà có thể thay đổi, thậm chí là xây dựng đồng thời, song song với nhau.
Bốn là, xây dựng hệ thống quản lý phù hợp. Đó là việc thiết kế bộ máy truyền thông, xác định vai trò và trách nhiệm của từng nhân sự trong hệ thống. Có người sẽ chuyên về biên tập ấn phẩm in, có người chuyên vận hành báo điện tử, người chịu trách nhiệm về các kênh xã hội, báo di động…v.v. Mặc dù mỗi mảng khác nhau nhưng trong quá trình vận hành vẫn đòi hỏi có sự hỗ trợ, hợp tác giữa các phóng viên, những người chịu trách nhiệm điều hành. Bởi các kênh có sự gắn kết, bổ trợ cho nhau, chưa kể nội dung giữa các kênh có sự đồng bộ chặt chẽ. Ngoài ra, cần xây dựng một trung tâm kỹ thuật với đội ngũ các kỹ thuật viên phụ trách các ứng dụng, công nghệ, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho cơ quan.
Năm là, thường xuyên theo dõi hệ thống các kênh truyền thông, có sự điều chỉnh, thay đổi phù hợp khi cần thiết. Sau khi đã xây dựng được hệ thống các kênh cũng như hệ sinh thái nội dung, quy trình xây dựng vẫn chưa ngừng lại bởi xu thế báo chí luôn thay đổi, phát triển không ngừng. Dựa vào ý kiến phản hồi, sự tương tác của độc giả mà nhà báo biết được kênh nào đang hoạt động hiệu quả, kênh nào cần phải thay đổi, hoàn thiện để tốt hơn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng trên các kênh, tòa soạn có thể cân nhắc mở thêm hoặc dừng truyền thông trên một kênh nào đó không hoạt động hiệu quả.
Cuối cùng, xây dựng hệ sinh thái truyền thông có thể mang lại những tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực, do vậy, các tác động tiêu cực có thể được giải quyết trong môi trường Internet được quản lý bởi nhà nước, thông qua những kênh phương tiện truyền thông chính thống như báo điện tử hoặc truyền hình, có thể định hướng dư luận bằng những thông tin có tính chất tích cực hơn, thay vì tập trung quá nhiều vào những tiêu cực xã hội. Mặt khác, thông qua các kênh truyền thông xã hội, Nhà nước có thể tạo ra một diễn đàn thảo luận công khai minh bạch, lắng nghe tiếng nói của nhân dân và đối thoại với họ một cách cởi mở trước khi hình thành nên các phong trào xã hội. Do vậy, cần phải thúc đẩy các nghiên cứu về các trường hợp tương tự để rút ra được nhiều bài học và giải pháp tốt hơn, nhằm nâng cao quyền con người tại Việt Nam.
Tiểu kết chương I
Qua chương I, tôi đã hệ thống lại những lý luận cơ bản về mô hình hệ sinh thái truyền thông, từ đó khái quát những nét cơ bản nhất về mô hình hệ sinh thái truyền thông báo chí của thế giới và Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, hệ sinh thái truyền thông mới ở Việt Nam nói chung trong đó bao gồm những ứng dụng ảnh hưởng từ những cơ sở thực tế khách quan mà công chúng yêu cầu đến đội ngũ làm báo và cách thức truyền thông mới.
Tóm lại, xây dựng hệ sinh thái truyền thông báo chí chính là giúp công chúng dễ dàng tìm kiếm tin tức trên nhiều nền tảng, không giới hạn hình thức tiếp cận, cập nhật tin tức, kiến thức, xu thế nhanh chóng nhờ cải thiện chất lượng và tốc độ của báo chí, và thay đổi cách bày tỏ ý kiến của công chúng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH
HỆ SINH THÁI TRUYỀN THÔNG CỦA BÁO TUỔI TRẺ HIỆN NAY 2.1. Hệ thống các kênh nằm trong hệ sinh thái truyền thông của báo Tuổi trẻ
2.1.1. Giới thiệu khái quát về báo Tuổi trẻ
Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh, ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm. Trụ sở đầu tiên của báo Tuổi Trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh). Định hướng phát triển nội dung của báo Tuổi trẻ luôn luôn chính xác, nhanh nhạy, đảm bảo 100 % thông tin có bản quyền. Với đội ngũ phóng viên, biên tập viên rải khắp 63 tỉnh, thành trong nước và 27 phân xã nước ngoài ở cả 5 châu lục, báo Tuổi trẻ có số lượng tin khổng lồ mỗi ngày.
Ra đời từ bản tin hàng tuần với số lượng phát hành 3.000 bản 4 trang khổ 25x32cm, sau đó tăng lên 8 trang khổ 40x30cm. Đến tháng 7/1981 xuất bản 2 kỳ/ tuần với số lượng 20.000 tờ/ kỳ. Tháng 1/1983, tờ Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời. Đến năm 1993, báo tăng lên 3 kỳ/ tuần với 12 trang. Năm 1984, báo Tuổi Trẻ Cười ra đời đáp ứng nhu cầu giải trí. Đến nay Tuổi Trẻ ngày phát hành 6 số/ tuần từ thứ hai đến thứ bảy với số lượng hơn 300.000 tờ/ kỳ. Tuần báo Tuổi Trẻ Chủ nhật phát hành cuối tuần số lượng hơn 70.000 tờ/ kỳ và Tuổi Trẻ Cười phát hành hàng tháng số lượng hơn 150.000 tờ/ kỳ. Cả ba loại báo phát hành trong cả nước. Từ lúc ra đời đến nay, cả ba loại báo đều bám sát tôn chỉ mục đích, bám sát đối tượng để thệ hiện bản sắc của Tuổi Trẻ: “TRẺ - ĐỎ - SÀI GÒN”, là người bạn thân thiết và tin cậy của đoàn viên, thanh niên, nhân dân thành phố và cả nước.
Báo Tuổi Trẻ được coi là một trong những tờ báo tiên phong, tự chủ về mặt tài chính. Báo Tuổi Trẻ có tiềm lực kinh tế thuộc loại mạnh nhất trong các báo in ở Việt Nam. Tự phát triển, công khai tuyển dụng phóng viên, soạn thảo giáo trình báo chí đổi mới, tiếp nhận những bài học từ nhiều nguồn và cập nhật những thông tin mới nhất về tiến bộ nghề nghiệp mà tờ báo có được lúc này. 34.09% 32.95% 11.36% 13.64% 7.95%
Tu i tr ổ ẻ Thanh niên Nhân Dân Lao Đ ngộ Khác
Đặc biệt, báo Tuổi Trẻ tạo ra lợi thế ngay trong các chương trình đào tạo và đào tạo lại phóng viên, biên tập viên, tổ chức lại bộ máy tòa soạn theo hướng và chuẩn mực của một tờ báo chuyên nghiệp. Nhờ vậy mà Tuổi Trẻ hạn chế được những căn bệnh phổ biến của báo chí được bao cấp từ tài chính đến tư duy. Báo Tuổi trẻ cũng lọt vào xếp hạng 10 tờ báo được công chúng chọn đọc nhiều nhất.
Biểu đồ 2.1: Khảo sát tờ báo công chúng lựa chọn thường xuyên theo dõi tin tức
Tổng biên tập hiện tại của báo Tuổi trẻ là ông Lê Thế Chữ cùng các đồng sự của mình luôn cố gắng xây dựng mô hình hệ sinh thái truyền thông đa dạng, tiếp cận đến mọi đối tượng công chúng. Về phương diện nghiệp vụ,
Tuổi Trẻ luôn cho thấy mình ít chịu đứng yên hay lùi bước trước các kỹ thuật và xu hướng làm báo hiện đại trên thế giới. Ở Việt Nam hiếm nhật báo nào như Tuổi Trẻ, có thể triển khai hiệu quả nhiều tuyến bài, đăng trên nhiều số liên tục, làm thành một chiến dịch truyền thông nhằm đưa lại cái nhìn toàn cảnh, đa diện, có chiều sâu về một sự kiện. Tuổi Trẻ thường phối hợp thể hiện bằng nhiều thể loại (tường thuật, bình luận, tiểu phẩm hoặc tin, phỏng vấn, bình luận) để giúp người đọc có được nhiều thông tin và xúc cảm. Chính ý thức và nỗ lực vươn tới chuẩn mực của báo chí hiện đại đã rút ngắn khoảng cách giữa Tuổi Trẻ với các trường đào tạo báo chí.
Thói quen b n thânả
; 25.00% M c đ ph bi n ứ ộ ổ ế c a t báo xu t ủ ờ ấ hi n trên các kênh ệ truy n thông; ề 35.00% Thông tin chính xác, nhanh chóng; 20.00% Giao di n, hình th c ệ ứ thu n ti n, b t m t; ậ ệ ắ ắ 18.00% Khác; 2.00%
Biểu đồ 2.2: Khảo sát lý do công chúng quan tâm đến tin tức trên báo Tuổi trẻ
Báo Tuổi Trẻ đã không ngừng cải thiện, thay đổi phù hợp với xu hướng báo chí hiện đại để phục vụ bạn đọc được tốt hơn. Việc đổi mới trong hệ sinh thái truyền thông báo chí cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Luôn cập nhật xu hướng tin tức dựa trên hành vi và sở thích của người dùng, báo Tuổi trẻ đã áp dụng công nghệ ghi nhớ và phân tích thói quen để đưa ra những nội dung phù hợp mà bạn muốn đọc nhất, đảm bảo cung cấp đầy đủ luồng thông tin
mỗi ngày cho bạn đọc. Đồng thời, mở rộng tiếp cận công chúng qua các kênh truyền thông mạng xã hội khác nhau. Nhờ vậy, độc giả của báo tăng lên mỗi năm.
Sự nổi lên như vũ bão của YouTube, Facebook và Twitter đã thúc đẩy ước mơ của những người theo chủ nghĩa lý tưởng muốn sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề của thế giới. Phải nói rằng, vô số các tin tức thời sự được "dân thường" đưa lên YouTube đã thay đổi vĩnh viễn toàn cảnh báo chí. Bất kỳ cá nhân nào có điện thoại thông minh và kết nối Internet đều sở hữu một công cụ như "một mạng truyền hình dành riêng". Chính vì thế, cho đến nay, các mạng xã hội đã thực sự đã góp phần thay đổi nền công nghiệp báo chí và báo Tuổi trẻ là cơ quan được coi là tiên phong trong vấn đề này.
Hình 2.1: Mô hình hệ sinh thái truyền thông của báo Tuổi trẻ
Báo Tuổi trẻ luôn đồng hành với bạn đọc trong việc hạn chế đến mức thấp nhất các thông tin gây nhiễu, xuyên tạc. Với những video và hình ảnh mang phong cách mới mẻ, được sắp xếp và bố trí tập trung, mang đến hiệu quả cao trong việc tiếp nhận nội dung. Những mảng nội dung mới mẻ sẽ góp phần làm đa dạng đời sống tinh thần của bạn đọc.
2.1.2. Hệ thống Website của báo Tuổi trẻ
Hiện nay, có khoảng 200 trang mạng báo chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội trực tuyến… do cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam cấp phép, quản lý (tên miền .vn hoặc .com.vn) bao gồm các trang báo, tạp chí điện tử; trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội… của Việt Nam. Trong đó, chỉ tính riêng báo Tuổi trẻ đã có đến 5 website khác nhau bao gồm: Tuổi trẻ online, Tuổi trẻ cười, Tuổi trẻ cuối tuần, Tuổi trẻ TV, Tuổi trẻ News.
Trong trang web Tuổi trẻ cười và Tuổi trẻ cuối tuần tập chung chủ yếu vào đối tượng khán giả trẻ vì chủ yếu các nội dung hầu hết về giải trí. Đây cũng là hai trang web được nâng cấp cao nhất về giao diện. Trang web Báo Tuổi trẻ cười có giao diện thân thiện không khác gì một trang mạng xã hội. Những bản tin không chỉ đăng tải đơn thuần mà được thiết kế như bảng tin (Story). Ngoài thanh công cụ để chuyển đổi sang các nền tảng xã hội khác cũng rất bắt mắt và dễ tìm.
Hình 2.2: Giao diện trang chủ web Báo Tuổi trẻ cười giống như một trang