CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng mô hình hệ sinh thái truyềnthông thông
Xã hội luôn phát triển, dân trí ngày càng cao, nhu cầu thông tin, giao tiếp tăng lên. Hoạt động báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và nhất là sự bùng nổ của thông tin toàn cầu... đang đặt ra những yêu cầu mới về những giải pháp xây dựng truyền thông báo chí theo hướng chiến lược. Đánh giá đúng được xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ, nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin. Từ đó, đưa ra được các quan điểm chỉ đạo và các giải pháp và bước đi phù hợp để thực hiện chiến lược đó.
3.1.1. Thách thức về yếu tố công nghệ, kỹ thuật để ứng dụng sản xuất
Công nghệ 4.0 hiện nay đang hỗ trợ tính sáng tạo rất nhiều. Sản phẩm sáng tạo chất lượng và duy trì được những hình thức ấy, đăng tải và chia sẻ trên các nền tảng khác nhau trên như báo Tuổi trẻ là điều không phải tờ báo nào cũng làm được, kể cả những tờ báo điện tử lớn ở Việt Nam hiện nay. Bởi chỉ có các tòa soạn có công ty công nghệ hỗ trợ, hoặc có được những nền tảng công nghệ cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp mới có khả năng sản xuất những sản phẩm sáng tạo .
Thứ nhất, có nhiều lãnh đạo tòa soạn chưa nhận ra được vai trò của việc áp dụng xu hướng xây dựng hệ sinh thái truyền thông với sự phát triển của tờ báo. Chính vì vậy họ còn chậm chạp trong việc thay đổi tư duy sáng tạo để phù hợp với xu thế phát triển mới và chung của cả thế giới . Thứ hai là ở bản thân phóng viên, khi lãnh đạo chưa nhận ra thì phóng viên cũng chưa bị thúc ép, sẽ có sức ỳ trong việc thay đổi bản thân, tư duy sáng tạo. Thứ ba, hiện nay báo chí Việt Nam nói chung có một bộ phận không nhỏ phóng viên
chuyển từ báo in hoặc các thể loại báo chí khác sang mảng điện tử mà chưa qua tập huấn, đào tạo để cập nhật những kỹ năng. Chính họ cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Thứ tư, là một bộ phận phóng viên cũng chuyển từ mảng khác như vậy nhưng độ tuổi hơi cao. Cho nên chính bản thân họ cũng cảm thấy ngại trong việc thay đổi bản thân, ngại trong việc cập nhật những kiến thức kỹ năng mới. Đặc biệt là mảng sáng tạo liên quan đến kỹ thuật nhiều. [PVS1] Đó thách thức, cũng là yếu tố quyết định sự thành công của một tờ báo. “Trong việc ứng dụng báo chí sáng tạo cũng vậy, lãnh đạo phải có tư duy sáng tạo, tư duy muốn đổi mới, thay đổi thì mới để là được những định hướng, chủ trương cho tòa soạn. Đồng thời người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, luôn đi đầu trong việc áp dụng các xu hướng mới, cập nhật 1 thế thế giới và phổ biến lại cho nhân lực, sẽ là sự truyền cảm hứng tốt nhất đến cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của tòa soạn đó”.
3.1.2. Thách thức về tài chính để ứng dụng xây dựng hệ sinh thái truyền thông hiệu quả
Để làm truyền thông báo chí trên các nền tảng khác nhau cần rất nhiều chi phí chi trả, để có thể xây dựng và mở rộng mô hình sinh thái truyền thông. Ngoài ra, hầu hết bài toán tự chủ tài chính của mỗi toà soạn làđiều tất yếu. Trước thách thức như vậy, các tòa soạn báo phải đầu tư các trang thiết bị công nghệ cũng là phần chi phí phải gánh vác.
Trong bối cảnh như hiện nay, chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện của các công ty truyền thông hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào mà cũng là câu chuyện của các cơ quan báo chí. Phát triển báo điện tử, xây dựng các trang fanpage trên Facebook, lập các kênh YouTube đáp ứng nhu cầu của bạn đọc là những hướng đi có thể giúp các cơ quan báo chí tăng nguồn thu. Đồng thời, các toàn soạn báo phải bước ra tự chủ đồng nghĩa với đơn vị báo chí cũng giống như doanh nghiệp, làm thế nào để có kinh phí vận hành bộ máy như: chi trả lương, thưởng, nhuận bút, văn phòng phẩm... Một điều khó hơn so với
doanh nghiệp và cũng là khó nhất của báo chí bước ra tự chủ, đó chính là định hướng nội dung thông tin, bởi báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, vì thế không thể vì chuyện tăng doanh thu mà để bị cuốn vào cơn lốc “lá cải hóa”, xa rời tôn chỉ mục đích. Thông tin thế nào để vừa trung thực khách quan, đúng bản chất sự thật mà lại hấp dẫn, thu hút nhiều kiểu thị hiếu khác nhau của độc giả là một lời giải luôn đặt ra đối với mỗi tòa soạn, trước mỗi quyết định xuất bản một tin, bài [PVS1]
Trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện cơ chế tự chủ thì “Không có doanh thu từ độc giả, mọi chuyện sẽ chấm dứt”. Nhưng, báo chí là sản phẩm văn hóa, đồng thời, cũng là sản phẩm chính trị. Doanh thu từ độc giả không thể bằng bất kỳ nội dung nào, mà phải bằng các nội dung có chất lượng văn hóa theo nghĩa đầy đủ nhất. Do vậy, không thể chậm trễ hơn nữa, trong năm này, cơ quan quản lý phải xác định việc chủ động đề xuất, chủ động xây dựng cơ chế, chính sách về kinh tế báo chí một cách khoa học, khả thi, phù hợp với xu hướng phát triển truyền thông hiện đại là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm tháo gỡ, giải quyết căn bản bài toán kinh tế báo chí vốn đã đặt ra hàng chục năm qua.