Đối ngoại nhân dâ n xây dựng đường biên giới hòa bình

Một phần của tài liệu 199 (Trang 27 - 29)

Trong năm 2019, với đặc thù là huyện biên giới nên huyện Đức Cơ luôn xác định công tác đối ngoại nhân dân với huyện huyện Oyadav (Campuchia) là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Do đó, Ủy ban Mặt trận TQVN từ huyện đến cơ sở đã chủ động phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên và ngành chức năng tổ chức các hoạt động đối ngoại nhân dân theo tinh thần Chỉ thị số 04- CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người

dân về truyền thống văn hóa lịch sử, tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc, Luật Biên giới quốc gia, các hiệp định, quy chế khu vực biên giới. Đồng thời vận động người dân nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng nhau bảo vệ đường biên, cột mốc, chống vượt biên, chống buôn lậu và các tội phạm qua biên giới; Quy chế khu vực biên giới đất liền giữa hai nước đã ký góp phần nâng về bảo vệ chủ quyền biên giới của mỗi nước.

Việc duy trì công tác kết nghĩa 2 bên biên giới giữa làng Sơn (xã Ia Nan) với làng Lâm (xã Pó Nhầy) và làng Mook Đen 1 (xã Ia Dom) với làng Pó Lớn (xã Pó Nhầy) cũng đã góp phần củng

cố, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân 2 nước. Thông qua công tác kết nghĩa cụm dân cư đã tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới sang thăm thân, mua bán, trao đổi hàng hóa, giao lưu, giúp đỡ nhau về mọi mặt để cùng phát triển. Nhân dịp Tết cổ truyền Campuchia, lãnh đạo huyện và 3 xã biên giới cũng đã trực tiếp sang thăm, tặng quà chính quyền các xã biên giới và lực lượng chức năng huyện Oyadav, qua đó góp phần củng cố, đẩy mạnh truyền thống đoàn kết, tình hữu nghị hợp tác giữa hai dân tộc.

Nhân dịp Tết Cổ truyền và các ngày Lễ trọng của dân tộc Campuchia, Ủy

28 SINH HOẠT NHÂN DÂN

ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội huyện tổ chức được 20 đợt thăm hỏi, tặng quà cho các hộ nghèo, lãnh đạo xã Pó Nhầy và lãnh đạo huyện Oyadav, lãnh đạo tỉnh Ratanakiri và Hội người Khơmer gốc Việt Nam tại tỉnh Ratanakiri với số tiền 130 triệu đồng.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh cũng đã mời lực lượng vũ trang Campuchia sang giao lưu, hội đàm theo định kỳ; vận động cán bộ và nhân dân ủng hộ xây dựng và trao tặng 3 nhà “Đoàn kết hữu nghị” cho 3 hộ nghèo xã Pó Nhầy. Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh còn nhận đỡ đầu 1 em học sinh đang học lớp 3 ở làng Pó Lớn (xã Pó Nhầy) với mức hỗ trợ mỗi tháng 500 ngàn đồng đến khi học xong lớp 12. Số tiền này do cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đóng góp. Đồng thời tổ chức hơn 28 lượt thăm hỏi, giao lưu văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; tặng 330 suất quà trị giá hơn 120 triệu đồng và tổ chức quyên góp ủng hộ nhân dân

xã Sê San bị lũ lụt, giúp họ ổn định cuộc sống.

Đặc biệt, Công an huyện Đức Cơ và Công an huyện Oyadav làm tốt công tác phối hợp, trao đổi tình hình trong việc quản lý, đấu tranh với các loại tội phạm thường xuyên qua lại casino đánh bạc, tín dụng đen, đưa người qua lại biên giới. Công an huyện Đức Cơ cử một số cán bộ sang giúp đỡ, tiếp xúc, trao đổi thông tin về tình hình liên quan đến hoạt động của các loại tội phạm trên tuyến biên giới với Công an huyện Oyadav. Trong thời gian tới, Huyện ủy, UBND huyện Đức Cơ tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát, giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến tình hình an ninh biên giới, quản lý chặt chẽ người qua lại biên giới cũng như nhân dân hai bên biên giới; duy trì thực hiện tốt quan hệ kết nghĩa giữa làng với làng, xã với xã, huyện với huyện và các lực lượng chức năng giữa ta với Campuchia theo chỉ đạo của UBND tỉnh và đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Tổ chức

các đoàn tham quan, học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác và xây dựng đời sống. Vận động nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch muốn chia rẽ, phá hoại tình đoàn kết bền chặt, lâu đời của nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia.

Có thể nói, công tác đối ngoại nhân dân của huyện Đức Cơ đã đạt được những kết quả thiết thực, góp phần quan trọng thực hiện thành công chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nước, giúp lãnh đạo và nhân dân các địa phương hai nước, đặc biệt là nhân dân các huyện, xã, làng dọc biên giới 02 bên ngày càng hiểu biết lẫn nhau, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai tỉnh Gia Lai - Ratanakiri và hai nước Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển./.

29

SINH HOẠT NHÂN DÂN

Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên hơn 15.510 km2. Toàn tỉnh có 17 huyện, thị xã thành phố; 222 xã, phường, thị trấn, trong đó có 184 xã xây dựng nông thôn mới. Tổng dân số toàn tỉnh trên 1,5 triệu người, tỷ lệ người dân tộc thiểu số

chiếm 46,23%, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2019 là 7,04% (trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 86,7% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh).

Từ năm 2011 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và sự

quản lý, điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình. Nhiều cơ chế, chính sách đã được cụ thể hóa và triển khai sâu rộng như chính sách phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chương trình mỗi xã

NHẬT THẢO

Một phần của tài liệu 199 (Trang 27 - 29)