TRONG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT

Một phần của tài liệu 199 (Trang 46 - 49)

47

SINH HOẠT NHÂN DÂN

chối đầu tiên: “Tôi già rồi, sức lực cạn kiệt, chân tay lẩy bẩy…”.

- Chuột gặm chân mèo. Cũng như câu trên, cả hai đều chỉ hành động cực kì liều lĩnh, dại dột, nguy hiểm tới tính mạng ngay tức khắc, rất ít người dám làm. Ví dụ: “Tôi bảo thật! Đêm nay thì có thằng chết với tôi. Mẹ kiếp! Lại chuột gặm chân mèo à?” (Nam Cao - Rình trộm).

- Lấm lét như chuột ngày. Chuột thường kiếm ăn vào ban đêm, còn ban ngày ẩn nấp. Trừ khi nhờn, đói quá hoặc bị truy đuổi chuột mới xuất hiện ban ngày. Nói chung chuột sợ ban ngày, sợ ánh sáng. Đây chỉ sự xuất hiện, cung cách điệu bộ của những kẻ không ngay thẳng, mờ ám hoặc có lỗi lầm. Ví dụ: “Lão giấu chai rượu sau lưng, đi qua mặt vợ ra cửa. Bộ dạng lấm lét như chuột ngày.” (CAĐ).

- Chuột chù lại có xạ

hương. Chuột chù rất

hôi. Xạ hương (của một số giống đực tỏa ra trong mùa sinh sản) lại rất thơm. Hai khái niệm đối lập để cạnh nhau, để cho sự hôi thối kia mà có là điều mỉa mai, không bao giờ

tin được. Ví dụ: “Tham ô hàng tỉ đồng. Thế mà lúc ra tòa lão còn sụt sịt khóc và nói thương người nghèo. Đúng là chuột chù lại có xạ hương.” (CAĐ). Tương tự như câu: Chó có váy lĩnh/Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi.

- Rượu đổ hang chuột. Chỉ việc làm vô tích sự hoặc khó có khi nào đủ. Ví dụ: “Ông uống nhiều quá, say rồi. - Mặc kệ tao. Uống mà không say chẳng hóa ra rượu đổ hang chuột à?” (CAĐ).

- Lừ đừ như chuột phải khói. Muôn loài đều sợ và không chịu được khói. Nhưng xưa nay người ta thường tạo khói để lấy tổ ong và hun chuột. Con người chất rơm rạ, cành khô trước hang, đốt lên và quạt vào. Không chịu nổi khói, chuột sẽ bò ra khỏi hang, chậm chạp, lừ đừ, mất phương hướng. Bây giờ “mày muốn làm gì bà thì làm.”

- Cháy nhà ra mặt chuột. Nhân vì có sự kiện này mà sự kiện khác được phơi bày, có sức thuyết phục hoàn toàn, không thể chối cãi. Ví dụ: “Cứ bảo gửi lãi suất cao, uy tín. Bây giờ nó ôm cục tiền của gần trăm người

bỏ trốn. Đã cháy nhà ra mặt chuột chưa?” (CAĐ).

Còn những “mặt chuột, răng chuột, tai chuột” là để chỉ những khuôn mặt, những bộ phận trên đó mà chẳng ai muốn có tí nào.

Ngoài ra còn những câu, bài ca dao mang màu sắc châm biếm:

- Nửa đêm, giờ tí, canh ba

Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi

Một khái niệm đồng nghĩa được diễn đạt bằng những từ khác nhau. Thì đã đành là vậy. Cũng như câu ca dao: “Con cua tám cẳng hai càng/ Bò đi bò lại rõ ràng con cua”. Ý nghĩa thâm thúy của những câu trên là: trong cuộc sống, nhiều khi sự thật hiển nhiên, vằng vặc mà vẫn không được công nhận.

- Chuột chù chê khỉ rằng hôi

Khỉ mới trả lời: cả họ mày thơm.

Đời sống đôi khi là vậy. Nhiều kẻ rất hôi thối lại cứ tưởng mình sạch sẽ, thơm tho để rồi chê bai, khinh miệt người khác. Câu trả lời của khỉ rất hay. Ở chỗ: nếu khỉ

48 SINH HOẠT NHÂN DÂN

bảo “mày còn hôi hơn tao” thì vẫn đúng. Nhưng đối tượng bị châm chọc, đả kích đã bình tĩnh, lịch sự mà tặng cái sự “thơm” cho cả họ hàng đồng môn ông vải nhà chúng nó. Đúng là một phát chết cả trăm ngàn.

- Con mèo trèo lên cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.

Vì là văn chương truyền miệng nên rất khó xác định đây là lời trần thuật (của tác giả dân gian) hay lời đối đáp của hai nhân vật mèo - chuột. Nhưng các thế hệ người đọc người nghe đều cảm nhận được nội dung trào lộng châm biếm của tác phẩm. Xuất phát từ thực tế những ngôi nhà truyền thống nông thôn người Việt xưa thường trồng cau trước hiên, trước sân nhà. Cũng là thực tế nhà nào cũng nuôi mèo. Và mèo, nhất là mèo mới lớn rất hay tới cây cau để tập trèo, luyện móng vuốt. Bởi vậy bài ca dao làm theo thể “hứng” với câu đầu tiên là miêu tả: “Con

mèo trèo lên cây cau.” Điều bất ngờ bắt đầu từ câu thứ hai với động từ “hỏi thăm” ân cần thương mến. Kẻ thù truyền kiếp của nhau đấy. Chao ôi, giá gì là sự thật lòng! (Con người bây giờ và mãi sau này nữa rất cần cảnh giác với chiêu trò này của kẻ thù). Không những thế, đối tượng được gọi bằng “chú” thân mật, chan chứa tình ruột thịt như anh em một nhà. Ta cứ hình dung, nếu chú chuột ở nhà và một kết cục tang thương đẫm máu. Nhưng không. Chú chuột không có nhà. Chú còn bận việc “đi chợ đường xa”. Đi chợ mua gì? Mua đồ cúng giỗ. Giỗ ai? Giỗ cha kẻ thù của mình. Thật là nghĩa cử nhân ái, hiếu hòa. Chẳng phải anh em ruột thịt, dòng giống họ hàng mà trái lại, người dưng nước lã, là kẻ thù truyền kiếp. Thế mà lại đi mua đồ làm đám giỗ cha kẻ thù. Trong khi kẻ thù hiện nguyên hình một thằng con đại bất hiếu: đến ngày giỗ cha mình mà còn không nhớ. Đọc xong bài ca dao, ta mỉm cười khoan khoái vì lần đầu tiên, về mặt tinh thần, chú chuột đã “ăn thịt” được kẻ thù to lớn, hùng

mạnh gấp nhiều lần. Trong văn học viết, cây đại thụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỉ XV-XVI) cũng đã để lại bài thơ “Tăng thử” (Ghét chuột) nổi tiếng. Tác giả đứng về phía nhân dân lao động mà lên án, kết tội lũ chuột bất nhân “gặm khoét thật thảm độc” làm mùa màng xơ xác, muôn dân đói khổ. Không những thế, chúng còn leo cao, chui sâu vào trong tường thành, nền xã toan tính mưu gian phản dân hại nước. Tác giả khẳng định lũ chuột chắc chắn phải đền tội: phơi thây và làm mồi cho cú vọ để nhân dân được hưởng thái bình hạnh phúc.

Trong “Bên kia sông Đuống” Hoàng Cầm tố cáo tội ác quân giặc giày xéo quê hương là thủ tiêu luôn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp: “Tranh Đông Hồ… Mẹ con đàn lợn âm dương/ Chia lìa đôi ngả/ Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu?”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi cũng đã thành công khi xây dựng các nhân vật chuột trong các truyện đồng thoại của mình./.

49

SINH HOẠT NHÂN DÂN

Khác với những mùa xuân trước, xuân Canh Tý - 2020, những người lính khoác “áo vằn cánh sóng” trên ba nhà giàn DK1 đóng quân ở bãi cạn Tư Chính ngoài thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc niềm vui nhiều hơn. Bởi các anh mới trải qua một “trận chiến không tiếng súng” với những con tàu ngoại bang “không mời mà tới”.

Biển khơi bình yên sau những ngày “dậy sóng”

Xuân Canh Tý - 2020, là mùa xuân thứ 25 kể từ ngày nhà giàn Tư Chính (DK1/12) thành lập và đưa 10 cán bộ, chiến sĩ vượt sóng gió ra đồn trú canh chủ quyền trên biển. Không kể xiết bao khó khăn gian khổ và sự hi hinh thầm lặng của những “trái

Mai Thắng

tim thép” nơi này. Không thể kể hết bao lần sóng gió cuồng phong và bão tố ập đến “quật” vào chân đế nhà giàn. Và cũng không kể hết bao lần các anh phải “căng mình chiến đấu” với những con tàu “không mời mà đến” có hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh hải; chỉ biết mỗi khi biển nhà giàn “dậy sóng”, tinh thần chiến đấu của các anh thêm mài sắc; ý chí cống hiến thầm lặng hi sinh của các anh lại vượt cao với tinh thần “còn người còn nhà giàn”, “sẵn sàng hi sinh vì chủ quyền biển đảo”, “Tất cả vì mỗi nhà giàn vững chãi giữa ngàn khơi”.

Đón Xuân Canh Tý, hơn 200 cán bộ, chiến sĩ trên 15 “pháo đài thép” nói chung và những chiến sĩ ở ba nhà giàn đóng quân trên Bãi

cạn Tư Chính 3 (DK1/11), Tư chính 4 (DK1/12), Tư chính 5 (DK1/14) nói riêng không thể nào quên lần nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền. Dẫu đó không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh cho tàu Hải Dương đến “quấy rối” hòng mưu đồ biến vùng biển không có tranh chấp thành có tranh chấp để thực hiện dã tâm độc chiếm biển Đông với kế sách nhất quán gặm nhấm từng bước “đường lưỡi bò 9 khúc”. Đó cũng không phải lần đầu tiên những người lính “đầu đội trời chân không đạp đất” đối mặt với tàu Trung Quốc trên thực địa nhà giàn; song những ngày nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đến bãi cạn Tư Chính quẫy nhiễu, quần thảo và ngang ngược, thực sự là những ngày căng thẳng, “ăn không ngon ngủ không yên” của những người lính “đầu đội trời chân không đạp đất”. Song, đứng trước mưu đồ nham hiểm, đen tối, dã

MAI THẮNG

Đem mùa xuân ra nhà giàn DK1. Ảnh: Mai Thắng.

Một phần của tài liệu 199 (Trang 46 - 49)