50 SINH HOẠT NHÂN DÂN
tâm của đối phương, cán bộ, chiến sĩ các nhà giàn Tư Chính vẫn bình tĩnh trong xử lý đối sách trên biển, thực hiện kế sách “8k”: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, kiên định giữ vững độc lập chủ quyền, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, không nổ súng trước, kiềm chế không tạo điểm nóng, không để xảy ra xung đột giữ vững môi trường hòa bình trên biển”.
Những ngày nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc ngang nhiên vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam đối với cán bộ, chiến sĩ nhà giàn Tư Chính thực sự là một trận chiến đấu. Chỉ khác trận chiến đấu này không có đổ máu, không có tiếng súng, chỉ có sự đấu tranh kiên cường, khôn khéo và bản lĩnh. Bản lĩnh đó được trui rèn trong nắng lửa, mưa nguồn; được thử thách, kinh qua những ngày gian khổ, khó khăn; tinh thần đấu tranh “cứng rắn không khoan nhượng” ấy được rèn luyện giữa bão tố cuồng phong, giữa lằn ranh sự sống, cống hiến và hi sinh quên mình vì Tổ quốc. Thiếu uý Nguyễn Hùng Cường, Chính trị viên Nhà giàn Tư Chính 3 (DK1/12) chia sẻ: “Khi có
những con tàu “không mời mà đến”, chúng tôi bình tĩnh xử lý đúng phương châm đối sách trên biển, làm sao vừa “đuổi” được tàu lạ, vừa giữ vững môi trường hoà bình, tránh xung đột vũ trang, tránh đổ máu và tạo ra điểm nóng. Chính khéo léo, mềm dẻo trong việc đấu tranh; chính thực hiện nghiêm Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, mà trong cuộc chiến đấu này không có tiếng súng, không đổ máu, môi trường hoà bình được giữ vững, quan hệ láng giềng vẫn tốt đẹp, biển Tư Chính vẫn một màu xanh biếc, hiền hòa”.
Lần đầu tiên chứng kiến tận mắt nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Binh nhất Nguyễn Ngọc Thiện ở nhà giàn Tư Chính 5 (DK1/14) tỏ rõ bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ hơn một năm tuổi quân: “Đã là người lính thì chấp nhận hi sinh, nếu hi sinh vì Tổ quốc là một vinh quang, cống hiến vì chủ quyền biển đảo là sứ mệnh thiêng liêng. Chẳng ai muốn chiến tranh, không ai thích đổ máu, nhưng đã là chủ quyền thì không thể nhân nhượng. Bởi đây là máu thịt. Nhà giàn Tư Chính
cũng là máu thịt của Tổ quốc”, Thiện chia sẻ.
Một năm có 365 ngày thì ngần ấy thời gian những người lính DK1 chưa một phút ngơi tay súng. Những ngày biển Tư Chính “dậy sóng” tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ mài sắc cao độ. Đứng giữa sự hi sinh đổ máu và yên bình; đứng trước biển mênh mông của Tổ quốc và những con tàu ngoại bang đang dày xéo từng sải sóng, những người lính DK đã có những giây phút “nén lòng”. “Nén lòng” không phải “yếu mềm”, mà đó là bản lĩnh nội sinh, là tôn trọng Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 để kiên cường đấu tranh tuân thủ theo phương châm, sách lược: “Không nổ súng trước, không mắc mưu, không tạo điểm nóng, giữ vững môi trường hoà bình trên biển”.
Trung tá Nghiêm Xuân Thái, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 chia sẻ: “Nhờ có bản lĩnh vững vàng, tinh thần kiên định mà chúng ta không mắc mưu. Chúng ta đấu tranh theo Luật pháp quốc tế. Chúng ta đã chiến thắng một trận chiến đấu giòn giã được hơn 90 triệu người dân Việt nức lòng khen ngợi, bầu bạn thế giới
51
SINH HOẠT NHÂN DÂN
khâm phục. Trận chiến đấu không có tiếng súng, không đổ máu này nhân lên sức mạnh trong từng trái tìm cán bộ, chiến sĩ DK1 chúng tôi, đó là niềm tin bảo vệ Tổ quốc. Vì chủ quyền biển đảo bình yên, chúng tôi sẵn sàng hi sinh quên mình cho những cột mốc chủ quyền trường tồn trên biển”.
Canh thức mùa xuân
Xuân Canh Tý đã về trên khắp nẻo đường, góc phố, miền quê. Hòa cùng nhịp sống mùa xuân ở đất liền quê mẹ, mâm cỗ ngày Tết hơn 200 cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1 cũng có đầy đủ giò, mứt, măng, miến, mai vàng, bánh chưng, kẹo ngọt. Chỉ khác không được đi dưới tiết trời sương xuân đêm giao thừa; không được bên cạnh bố, mẹ, vợ con, anh, em ruột thịt. Song, canh thức mùa xuân cùng các anh giữa biển khơi sóng gió, là tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng. Và niềm vui các anh chỉ trọn vẹn khi nhân dân trên mọi
miền đất nước đón tết yên bình.
Trung tá Phạm Công Trãi, Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1 Quế Đường có “thâm niên” tròn 20 lần đón Tết ngoài khơi. Xuân Canh Tý này thêm một lần nữa anh gửi đất liền vợ, con, bố mẹ để cùng 9 đồng đội khác canh chủ quyền Tổ quốc những ngày xuân đến tết về. Dẫu vẫn hiểu đây là nhiệm vụ cao cả thiêng liêng, nhưng trong lòng người lính “già” được coi là “sói biển” thế hệ thứ hai, vẫn không nguôi nỗi nhớ hương và bếp lửa quê nhà nhãn lồng Hưng Yên: “Ngày tết ai chẳng nhớ đất liền, bố mẹ, vợ con; song cũng cảm giác hạnh phúc khi được đứng gác canh chủ quyền cho nhân dân cả nước đón tết yên bình. Nếu không có những người lính canh biển, đảo, biên thùy; thì đất nước sẽ chẳng có những giây phút bình yên. Điều giản dị, nhưng thiêng liêng cao cả nhất của lính nhà giàn DK1 chúng tôi
trong những ngày xuân đến tết về, là bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Sau những ngày “dậy sóng”, nhà giàn DK1 mãi mãi trường tồn”, Trung tá Trãi, chia sẻ
Lần đầu tiên đón tết giữa biển khơi, trái tim người lính trẻ luôn phập phồng trong lồng ngực với bao nỗi niềm chung, riêng khó tả. Vượt lên nỗi nhớ nhà là “tinh thần thép” bám trụ kiên trung. “Sau thời gian huấn luyện quân trường ở Vùng 4 Hải quân, em xung phong đi nhà giàn DK1. Ở đây em được rèn luyện, thử thách. Nếu thời chiến trận, cuộc đời của người lính không gì đẹp hơn là trên trận tuyến đánh quân thù. Còn thời bình lặng im tiếng súng, cuộc đời đẹp nhất của người chiến sĩ là được cống hiến sức trẻ của mình cho biển đảo. Đó là sự cống hiến, hi sinh thầm lặng, đẹp đẽ và kiêu hãnh nhất”- Binh nhất Hà Mạnh Trí - Chiến sĩ pháo thủ ở nhà giàn DK1 Tư Chính 5 chia sẻ./. M.T .
Trong khi ở đất liền người người, nhà nhà quanh quần bên mâm cơm cuối năm chờ đón giao thừa, thì hơn 200 cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1 ngoài biển khơi đứng gác trong gió gào sương biển, căng thẳng theo dõi những con tàu “không mời mà đến”. Dẫu khó khăn, gian khổ và nỗi nhớ đất liền canh cánh trong lòng, song niềm vui các canh chỉ trọn vẹn khi nhân dân cả nước đón Tết yên bình./.
52 SINH HOẠT NHÂN DÂN
Thời gian qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng hoặc mưa liên tục, kéo dài hàng tháng trên địa bàn huyện đã làm cho nhiều diện tích cây hồ tiêu bị chết, năng suất, sản lượng giảm mạnh, bên cạnh đó giá nông sản bấp bênh, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trên địa bàn và sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trước những khó khăn và thách thức về sản xuất nông nghiệp, huyện Chư Pưh xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao đời sống nhân dân và thực hiện thắng lợi các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Huyện đã tổ chức nhiều hội thảo và thành lập các Hợp tác xã, Nông hội điểm làm “cầu nối” giữa người nông dân và doanh nghiệp, giúp người nông dân tìm