Tết Nguyên đán Canh Tý đã cận kề, những hộ nông dân trồng hoa ở Gia Lai đang tất bật chăm sóc những vườn hoa cúc, hướng dương, vạn thọ, lay ơn… để kịp cung ứng ra thị trường. Đến thăm các nhà vườn tận mắt nhìn thấy nhiều loài hoa đã cho bông rất đẹp. Tuy nhiên, các nhà vườn vẫn chủ động dưỡng cây, dưỡng hoa để cây "bung" hoa đúng dịp Tết.
Nhiều người trồng hoa cho biết, năm nay do thời tiết ổn định nên hoa cho năng suất cao, không chịu nhiều thiệt hại. Một vấn đề nữa mà nhiều người trồng hoa cũng lo lắng đó là thị hiếu của người dùng. Bây giờ thị hiếu của người chơi hoa vào dịp Tết không còn bó hẹp trong những loài hoa cổ điển truyền thống mai, đào hay hồng nữa mà
Chị Nguyễn Thị Tuyết ở tổ 17, phường Phù Đổng, TP.Pleiku trồng đủ các loại hoa như: cúc hướng dương, đồng tiền, dạ hương thảo… Ảnh: Đ.T.
71
SINH HOẠT NHÂN DÂN
khoảng 35 hộ trồng hoa chuyên nghiệp với diện tích trên 16 ha. Những ngày này, hộ nào cũng tất bật chăm sóc vườn hoa của mình, mong muốn có những luống hoa đẹp để bán được giá trong vụ Tết. Gia đình ông Nguyễn Văn Phú là một trong những hộ khá thành công với nghề trồng hoa ở thôn 1. Ông Phú cho biết, muốn hoa phát triển tốt thì ngoài thời tiết thuận lợi, người trồng phải cung cấp đầy đủ nước, phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại, làm giàn chống đổ cho cây... Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, hoa của gia đình ông luôn đạt chất lượng cao, được khách hàng ưa chuộng. Ước tính mỗi sào hoa cho thu nhập trung bình 12- 15 triệu đồng/vụ. Riêng vụ Tết sắp tới, gia đình ông xuống giống hơn 1 ha hoa lay ơn.
Theo bà Nguyễn Thị Quý - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Đa, nghề trồng hoa lay ơn ở thôn 1 và thôn 5 mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân. Hiện nay, người dân đã xuống giống hơn 16 ha hoa lay ơn vụ Tết. Đây là loại cây trồng triển vọng được UBND
xã định hướng chú trọng đầu tư mở rộng diện tích trong thời gian tới. Xã đã tăng cường phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh và thành phố tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Qua đó, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nói chung và nghề trồng hoa lay ơn nói riêng để nâng cao thu nhập cho người dân.
Tại phường Thắng Lợi, cũng là một vùng trồng hoa Tết có tiếng ở TP. Pleiku, ông Nguyễn Xuân Anh - Chủ tịch Hội Nông dân phường cho biết: Trên địa bàn phường có 17 hộ trồng hoa cúc và lay ơn với diện tích hơn 5 ha. Người dân đã xuống giống từ ngày mùng 4 đến 12/10 Âm lịch, hiện cây hoa đang phát triển rất tốt. Ông Hoàng Văn Yến (tổ 8, phường Thắng Lợi) cho hay, năm nay, gia đình ông trồng 4.500 chậu cúc đại đóa, cúc pha lê. Thời tiết hiện nay rất thuận lợi nên cây hoa giống gieo xuống đều phát triển tốt. Theo ông Yến, để hoa đạt chất lượng cao, bông to, thân mập phải chăm sóc kỹ lưỡng ngay từ khi xuống
giống. Cây hoa được chăm chút cẩn thận cộng thêm thời tiết tốt thì giá bán sẽ cao hơn. Do đó, mỗi ngày ông đều phải thuê 2-3 nhân công chăm sóc hoa với tiền công 200 ngàn đồng/người/ngày…
An Khê sẵn sàng cung ứng hoa cao cấp
Những năm gần đây, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, nhiều nhà vườn trên địa bàn thị xã An Khê đã mạnh dạn đầu tư trồng một số hoa cao cấp như hồng ngoại, cát tường, ly, tulip… và nhiều loại cây lá màu. Là một trong những nhà vườn lớn ở An Khê, mỗi năm gia đình ông Đỗ Văn Hùng (tổ 5, phường Ngô Mây) cung ứng ra thị trường hoa Tết khoảng trên 4.000 chậu hoa cao cấp và cây lá màu. Ông Hùng cho biết: Năm nay, ông trồng 500 chậu cát tường, 1.000 chậu ly, 3.500 chậu cúc mâm xôi và 500 chậu cây lá màu như: Đuôi chồn, ngọc bích, phú quý, phát tài, như ý, kim tiền. Đây là những giống hoa đang được thị trường ưa chuộng. Ngay từ đầu năm, ông Hùng đã liên hệ với các đơn vị cung cấp
72 SINH HOẠT NHÂN DÂN
giống hoa có uy tín ở TP. Đà Lạt, làng hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) và TP. Hà Nội đặt mua giống, sau đó đúc chậu và mua những vật tư thiết yếu chuẩn bị cho vụ hoa Tết. Nhờ được trồng trong nhà màng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đến nay, vườn hoa của ông Hùng phát triển xanh tốt. “Những ngày này, tôi đang tập trung vào các khâu tưới nước, bón phân, chăm sóc, hoàn thiện các khâu để cho ra những chậu cây, hoa đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường hoa Tết Nguyên đán sắp tới”, ông Hùng nói.
Ngoài trồng hoa cao cấp, người dân cùng không quên đến các loài hoa truyền thống. Đây là các giống hoa dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao, thời gian sinh trưởng ngắn để hoa ra đúng dịp Tết. Ông Phạm Minh Sang (tổ 1, phường Tây Sơn) ngoài trồng cúc chậu còn trồng thêm cúc vạn thọ cung ứng thị trường. Ông Sang cho hay: “Cũng như năm trước, vụ hoa Tết năm nay tôi trồng 1.000 chậu vạn thọ lùn với 2 màu vàng cam và vàng chanh.
Năm ngoái, với giá bán 13.000 - 20.000 đồng/ chậu, sau khi trừ chi phí, tôi thu về 15 triệu đồng. Số tiền này đã giúp gia đình có thêm thu nhập, chi tiêu trong dịp Tết”. Gia đình ông Phạm Thái Hoàng (tổ 3, phường Ngô Mây) trồng 300 chậu hoa các loại gồm: Sống đời, vạn thọ, thược dược, dâm bụt... Ông Hoàng chia sẻ: “Năm 1989, tôi bắt đầu trồng hoa. Từ đó đến nay, hầu như năm nào gia đình tôi cũng trồng hàng trăm, thậm chí cả ngàn chậu hoa truyền thống. Vì loại hoa này dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, không tốn công chăm sóc, có thể tận dụng những khoảnh đất trống trong vườn để trồng. Đặc biệt, giá cả bình dân phù hợp với mọi khách hàng. Nhờ vậy, mỗi dịp Tết gia đình tôi có thêm thu nhập 10 - 15 triệu đồng”.
Ông Huỳnh Ngọc Mỹ - Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Khê cho biết: Trên địa bàn thị xã có 200 hộ trồng hoa với diện tích 20 ha. Hàng năm, các nhà vườn cung ứng cho thị trường hoa Tết khoảng 70 - 100 ngàn chậu cúc và trên 500 ngàn cành hoa đồng
tiền, cúc, ly, lay ơn, cẩm chướng, cát tường, loa kèn, salem… Các loại hoa cành đáp ứng khoảng 15 - 20% nhu cầu người tiêu dùng trên địa bàn thị xã. Cúc chậu đã xuất bán tại các địa phương trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Thời gian qua, thông qua các mô hình, dự án, chương trình khuyến nông, ngành chức năng đã phối hợp với các xã, phường tổ chức tập huấn, tham quan mô hình trồng hoa tại các vùng hoa nổi tiếng của đất nước để người dân học tập, nâng cao tay nghề, kỹ năng sản xuất; đặc biệt là hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng hoa công nghệ cao. Trồng hoa đã trở thành nghề truyền thống, giúp nhiều hộ dân có thêm nguồn thu nhập, nâng cao đời sống.
Được vui lây cùng các hộ trồng hoa khi nhìn thấy những người nông dân mỉm cười, gương mặt ai nấy đều rạng rỡ trước những thành quả mà mình làm ra sau 2 tháng trời ròng rã chăm sóc. Với thời tiết hiện tại của Gia Lai, các hộ trồng hoa nơi đây đang hứa hẹn có một cái Tết sung túc./.
73
SINH HOẠT NHÂN DÂN
Giáo viên mầm non vốn đã vất vả, giáo viên mầm non của đơn vị kinh tế - quốc phòng, đóng quân chủ yếu ở biên giới, vùng dân tộc thiểu số như Binh đoàn 15 lại vất vả gấp bội lần. Những người giáo viên ở đây không chỉ dạy chữ mà còn phải làm mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc các cháu từ tuổi nhà trẻ. Lớp học cũng đặc biệt đến khó tin, đó là đón các cháu từ lúc 1 giờ sáng để cho bố
mẹ lên lô khai thác mủ cao su. Thế nhưng trong suốt 16 năm qua, cô giáo Đinh Thị Lệ, Trường Mầm non Công ty 715 (Binh đoàn 15) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được phụ huynh tin tưởng, đồng nghiệp quý mến.
Tìm hiểu thực tế, chúng tôi ghi nhận những nỗ lực, tâm huyết của cô Lệ dành cho trẻ em ở vùng khó khăn huyện Ia Grai. Hình ảnh người cô giáo đôn hậu, ngày nắng cũng như
ngày mưa, bám thôn, làng và gia đình công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số đã quen thuộc với người dân. Để vừa tuyên truyền, vận động đưa trẻ đến lớp đúng độ tuổi vừa hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc, nuôi dạy các cháu cho từng gia đình, nhất là gia đình người dân tộc thiểu số. Ngoài giờ lên lớp, cô Lệ dành thời gian trao đổi, rút kinh nghiệm với đồng nghiệp những phương