53
SINH HOẠT NHÂN DÂN
hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trao đổi kinh nghiệm phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình hay, từ đó hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các sản phẩm nông sản trên địa bàn. Đến nay huyện đã có 06 chuỗi liên kết của các Doanh nghiệp, Hợp tác xã với người dân. Mặt khác huyện chú trọng phát triển chăn nuôi, đặc biệt là đàn dê và đàn heo, từng bước chuyển dịch từ mô hình chăn nuôi nông hộ sang mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại và bán trang trại quy mô lớn, kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm chăn nuôi. Kết quả, từ những diện tích tiêu chết, đến nay đã có 919,05 ha chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, trong đó: 105,9 ha sầu riêng, 212,5 ha bơ, 22 ha cam, 21,7 ha xoài, 140 ha diện tích còn lại là các loại cây ăn quả khác như: nhãn, chanh tứ quý, bưởi, chuối,... Đã thành lập trên 20 Hợp tác xã; 11 tổ hợp tác và mô hình Nông hội hoạt động trên lĩnh vực
nông nghiệp gắp kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa người nông dân và doanh nghiệp; có 4 sản phẩm đủ điều kiện trình Hội đồng thẩm định tỉnh đánh giá, xếp hạng OCOP như: Sản phẩm viên tinh Nghệ Đỏ, mật ong, sữa ong chúa AGILA; sản phẩm Sầu riêng Hợp tác xã Đại Ngàn; Rượu Đinh Lăng và Tinh Bột Nghệ Đỏ AGILA. Tổng đàn gia súc của huyện tăng 182,07% so với năm 2010; đàn gia cầm tăng 155,3%; về phát triển chăn nuôi của huyện trước đây chủ yếu hộ gia đình, nhỏ lẻ, đến nay, đã có 09 trang trại chăn nuôi lợn tập trung gia công heo thịt theo hướng công nghệ cao thường xuyên có trên 1.000 con có liên kết với doanh nghiệp; 05 cơ sở chăn nuôi heo thịt với tổng đàn từ 100 đến 500 con; nhiều mô hình chăn nuôi bò, heo rừng, gà đông tảo, dúi,...và mô hình trồng nấm, nuôi tằm cũng đang được bà con nông dân triển khai tích cực mang hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu một số mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả cao, đang nhân rộng tại địa phương:
Mô hình xen canh cây ăn trái cà phê, sầu riêng, bơ của Ông Đào Văn Chủy tại Tung Blai, xã Ia Dreng, diện tích 2,2 ha, được gia đình chuyển đổi năm 2012 nhằm thay thế diện tích tiêu bị chết, già cỗi đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, đem lại thu nhập bình quân hàng năm trên 600 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất và công lao động mỗi năm thu nhập 400 triệu đồng.
Cuối năm 2018, từ mô hình khuyến nông của huyện, gia đình đã mở rộng diện tích lên 0,7 ha, nuôi 02 -03 hộp tằm con, sau 15 ngày nuôi đạt từ 50-55 kg kén/hộp, với giá kén thời điểm hiện tại giao động từ 120.000- 130.000 nghìn đồng/ kg, một hộp tằm cho thu nhập từ 6-7,1 triệu đồng/ hộp, mỗi tháng nuôi được 02 lứa tằm, thu khoảng 12-21,3 triệu đồng, trừ các khoản chi phí đầu tư lợi nhuận mỗi tháng thu nhập khoảng 13 -15 triệu đồng.
Diện tích chuồng trại trên 2000 m2, gồm 02 dãy, chuồng lợp tôn, kết cấu 2 mái nhằm tạo sự thông thoáng. 01 dãy đã nuôi bò được 2 năm với tổng đàn bò trên 100
54 SINH HOẠT NHÂN DÂN
con (30 bò cái sinh sản, 30 con bò con và 40 con bò đực vỗ béo), 01 dãy chuồng đang xây dựng. Với tổng diện tích 05 ha đất hiện có anh đã tiến hành trồng cỏ voi xanh Đài Loan làm nguồn nguyên liệu, đầu tư hệ thống tưới nhằm cung cấp đủ lượng thức ăn cho mùa khô. Đồng thời xây dựng 05 hố ủ, mỗi hố có thể tích 10 m3 để ủ chua thức ăn xanh, 01 kho dự trữ rơm khô và thức ăn tinh. Sau 01 năm chuyển đổi, mô hình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, thu nhập bình quân hàng năm đạt 610 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận là 324 triệu đồng, giải quyết 04 công lao động, lương 5 triệu đồng/tháng.
Gia đình chuyển đổi năm 2016, sử dụng giống dê bách thảo và dê Bor, thấy đem lại hiệu quả cao, gia đình đã mạnh dạn đầu tư, hiện nay đã mở rộng quy mô lên trên 80 con, thu nhập bình quân hàng năm đạt 300 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận 200 triệu đồng.
Đồng chí Nguyễn Minh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện đang chỉ đạo triển khai thí điểm mô hình trồng Sâm Bố chính, diện tích 1 ha, tại thôn thôn Plei Dư, xã Ia Hrú, hộ dân đã xuống giống 4 tháng, cây phát triển tốt, dự kiến sau 1 năm sẽ cho thu hoạch khoảng 120.000 tấn/ha; giá thu mua bao tiêu 60.000 đ/kg
tương đương 1,2 tỷ đồng/ ha.
Việc mạnh dạn đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi mới, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp đã mang hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt trên 44,44 triệu đồng/người/năm (tăng 3,5 lần so với năm 2010); số hộ nghèo từ 4.218 hộ, chiếm 29,05% đến cuối năm 2019 giảm còn 6,80% (vượt chỉ tiêu Nghị quyết 5,14%), góp phần rất lớn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện./.
N.M.T
55
SINH HOẠT NHÂN DÂN
Chúng tôi về đến làng Plei Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện gần 10 giờ trưa, đúng giờ của loài hoa “thời gian” - hoa Mười giờ bung sắc, đem lại cho những con đường làng một diện mạo vô cùng rực rỡ, tươi mới, làm cho lòng người khi đến đây thêm niềm vui, yêu đời hơn, đây là điều chưa từng có trước đây, dường như không khí Tết cổ truyền của dân tộc đến gần hơn với người dân nơi đây.
Làng Plei Rbai hiện có 437 hộ dân với 2.100 khẩu, trong đó, hơn 90% là đồng
Như một luồng gió mới, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến với Gia Lai 10 năm nay đã tạo cho nông thôn Gia Lai những gam màu khác trước. Về với các thôn, làng vùng đồng bào DTTS hôm nay, nhất là các thôn, làng của xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, ai cũng có thể cảm nhận được sự đổi thay từng ngày, những con đường hoa đầy sắc xuân đem lại một diện mạo vô cùng tươi mới, làm đẹp buôn làng.
bào Jrai. Người dân nơi đây thường nói làng Plei Rbai là ngôi làng cán bộ, làng hiếu học, người dân sống rất văn minh, tích cực lao động sản xuất. Cuộc sống của người dân ngoài gắn bó với cây khoai, cây lúa, thì họ còn biết làm các dịch vụ khác như sửa xe, kinh doanh buôn bán… để nâng cao thu nhập. Do đó, đây cũng là ngôi làng có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất so với các làng khác (40 triệu đồng/ người/năm), tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,8% - thấp nhất so
với các làng khác trong xã Ia Piar.
Già Làng Nay Krem phấn khởi cho biết: Từ khi có sự định hướng, tuyên truyền của lãnh đạo địa phương về chọn làng Plei Rbai làm điểm để xây dựng làng nông thôn mới, ông đã vận động bà con dân làng tích cực lao động sản xuất, nhất là hiến đất làm đường, trồng những con đường hoa làm đẹp cho nơi mình sống, làm đẹp buôn làng. Làng Plei Rbai cũng là làng đầu tiên trồng những con đường hoa và cũng là làng
ÁNH HỒNG