Kinh nghiệm về quản lý phát triển làng nghề ở một số địa phương trong

Một phần của tài liệu 625e1894-0f73-4977-b6b0-dc279f195427 (Trang 43 - 48)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.2. Kinh nghiệm về quản lý phát triển làng nghề ở một số địa phương trong

phương trong nước

1.4.2.1. Hà Nội

- Quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề vào các vùng ven đô, tạo công ăn việc làm cho lao động lúc nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển làng nghề theo trình tự tổng thể quy hoạch.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới. Phát triển sản phẩm mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, làm tốt công tác xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.

- Các sản phẩm của làng nghề thường xuyên đổi mới độc đáo và sáng tạo phù hợp với thị hiếu của thị trường, tăng quy mô sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu để giảm chi phí làm giảm giá thành sản phẩm cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp trên thị trường.

35

1.4.2.2. Bắc Ninh

- Lồng ghép phát triển làng nghề với chương trình nông thôn mới. Thực hiện các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về đất đai tập trung các làng nghề tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Hướng quy hoạch làng nghề tách khu vực sản xuất có thể gây ô nhiễm ra riên, khu vực dịch vụ có thể tồn tại trong không gian dân cư hoặc độc lập tùy vào quỹ đất của xã, không gắn với khu đô thị trong làng nghề. Quy hoạch làng nghề sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người dân khu vực làng nghề.

Tục nghiên cứu và hoàn thiện mô hình làng nghề và coi đó như là một hệ thống sáng tạo thúc đẩy sự CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Có định hướng phát triển làng nghề phù hợp với thực tiễn địa phương và thị trường. Cần nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp để thúc đẩy làng nghề phát triển như: đất đai, tín dụng, xúc tiến thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt có chính sách đãi ngộ với nghệ nhân, doanh nhân trong làng nghề, xử lý ô nhiễm môi trường….. Củng cố các làng nghề hiện có, tập trung phát triển các làng nghề mới có điều kiện tốt, gắn với việc xây dựng làng văn hóa du lịch tại các khu vực nông thôn. Phát triển làng nghề theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu, mô hình sản xuất, ưu tiên đưa công nghệ hiện đại kết hợp với công nghiệp cổ truyền.

1.4.2.3. Thái Bình

Hàng trăm làng nghề truyền thống ở Thái Bình tồn tại lâu đời không chỉ là nguồn kinh tế chính của cư dân nơi đây, mà còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho mỗi vùng quê. Ðể bảo tồn và phát triển làng nghề, Tỉnh ủy Thái Bình đã ra Nghị quyết 01 về bảo tồn và phát triển làng nghề. Từ 53 làng nghề hoạt động cầm chừng, nay Thái Bình đã có 290 làng nghề, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động mỗi năm.

36

Mặc dù được mệnh danh là một trong những "đất nghề" của cả nước, nhưng các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Thái Bình một thời gian dài rơi vào khủng hoảng, trì trệ vì mất thị trường xuất khẩu truyền thống ở các nước Ðông Âu. Từ 82 làng nghề, đến năm 2000 cả tỉnh chỉ còn 53 làng nghề hoạt động cầm chừng và chủ yếu dựa vào thị trường trong nước.

Trước sự đi xuống của các làng nghề truyền thống, Tỉnh ủy Thái Bình đã giao cho ngành công nghiệp của tỉnh xây dựng Ðề án khôi phục và phát triển làng nghề giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 và từ năm 2005 đến 2010. Trên cơ sở của Ðề án, Ðảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết 01 (NQ 01), NQ đầu tiên của Ðảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2000 - 2005, về xây dựng, phát triển làng nghề và xác định phát triển nghề, làng nghề là một trong năm mục tiêu trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh thời kỳ CNH, HÐH đất nứớc.

Sau gần mười năm triển khai, đến nay, cả tỉnh có khoảng 290 làng nghề được cấp bằng công nhận, 100% số xã, phường không nơi nào "trắng nghề". Mỗi năm, các làng nghề giải quyết việc làm cho từ 15 nghìn đến 20 nghìn lao động với thu nhập từ 600.000 – 2.000.000 đồng/người/tháng. Sản phẩm của làng nghề chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Các làng nghề phát triển định, trở thành những thương hiệu làng nghề nổi tiếng như thêu Minh Lãng, dệt đũi Nam Cao, chạm bạc Ðồng Xâm, đúc đồng An Lộc... Nhiều nơi dần trở thành vùng nghề như dệt chiếu Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Ðông Hưng. Tại những làng nghề, thu nhập từ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã dần trở thành nguồn sống chính của nhiều hộ dân.

Tại đây đã có nhiều doanh nghiệp làng nghề có quy mô rất lớn như doanh nghiệp thêu Tuấn Dương, một trong mười doanh nghiệp sản xuất hàng thêu có tiếng của làng nghề Minh Lãng, làng nghề Minh Lãng chủ yếu thêu hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Ðây là những mặt hàng "tinh" nên đạt giá trị xuất khẩu cao, doanh thu của doanh nghiệp Tuấn Dương mỗi

37

năm đạt hàng chục tỷ đồng. Các doanh nghiệp làng nghề Minh Lãng không chỉ tạo việc làm cho hàng nghìn lao động của địa phương mà còn của các huyện bạn, tỉnh bạn. Riêng doanh nghiệp Tuấn Dương đã giải quyết việc làm cho năm nghìn lao động lúc nông nhàn với thu nhập từ 500 nghìn đến một triệu đồng/người/tháng. Trong thời gian tới, doanh nghiệp tiếp tục phát triển các sản phẩm len móc để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và phát triển làng nghề. Doanh nghiệp Tây An sản xuất xuất khẩu hàng mây tre đan hàng đầu của tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài tỉnh với thu nhập từ 600 đến 1,5 triệu đồng/người/tháng. Ðặc biệt, doanh nghiệp Tây An đã nhận 50 cháu bị tàn tật vào làm việc. Công ty Hương Sen ở xã Phương La, huyện Hưng Hà đã vươn ra thị trường quốc tế, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước cao nhất tỉnh (năm 2005 nộp thuế 100 tỷ đồng, năm 2008 đã là 156 tỷ đồng và sáu tháng đầu năm 2009 này là 100 tỷ đồng), nhưng doanh nghiệp vẫn không quên hỗ trợ làng nghề dệt ở Hưng Hà.

Cùng với sự phát triển của các làng nghề, nhiều gia đình trong tỉnh đã thoát nghèo vươn lên làm ăn khấm khá.

Bí quyết của Thái Bình trong phát triển làng nghề là xây dựng những doanh nghiệp đứng chân ngay trong những làng xã có nghề truyền thống. Ðây là hạt nhân quan trọng cùng với chính sách khuyến công trở thành "bà đỡ" để phát triển nghề thông qua việc hướng nghiệp cho người lao động. Ðối với những làng chưa có nghề truyền thống, tỉnh đã xây dựng một số gia đình có khả năng trở thành chủ tổ hợp làm "vệ tinh" cho doanh nghiệp và dần xây dựng phát triển chính những tổ hợp này trở thành doanh nghiệp.

Ngay từ năm 2001, Thái Bình đã xây dựng chính sách khuyến công, lập quỹ khuyến công và xây dựng mạng lưới khuyến công. Tại mỗi xã đều có cán bộ khuyến công chuyên trách trực tiếp theo dõi hỗ trợ phát triển nghề. Thái

38

Bình trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước có quỹ khuyến công và mạng lưưới khuyến công viên. Quỹ khuyến công đã thông qua doanh nghiệp đào tạo tại chỗ và bố trí việc làm cho người lao động tại chính những doanh nghiệp đó. Nhờ vậy doanh nghiệp chủ động trong việc dạy nghề và bố trí lao động. Tỉnh còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ đặt ra cho việc phát triển bền vững là tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng, nhất là tại các làng nghề dệt, nhuộm. Mặc dù, ngành công thương và các cấp chính quyền đã có một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xả nước chưa qua xử lý ra môi trường, nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Vừa qua, các ngành chức năng đã có biện pháp "cứng rắn" đóng cửa 9 cơ sở dệt tại Phương La do xả nước thải ô nhiễm ra môi trường. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp tình thế.

Trong chiến lược bảo tồn và phát triển làng nghề những năm tiếp theo, tỉnh Thái Bình đã đặt ra mục tiêu đến năm 2010, mỗi xã có ít nhất một làng nghề đạt tiêu chuẩn, tạo việc làm cho khoảng 220 nghìn lao động làm việc trong khu vực làng nghề. Trong đó, mỗi năm giải quyết thêm việc làm cho mười nghìn lao động nông thôn. Ðể đạt được những mục tiêu trên, nhiều giải pháp sẽ được thực hiện trong thời gian tới, như thành lập Hiệp hội trong từng làng nghề để giao lưu học hỏi kinh nghiệm và điều hành giám sát chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ thống xử lý nước và chất thải tại các làng nghề, trước mắt sẽ đưa những bộ phận sản xuất độc hại ra ngoài khu dân cư, phát triển các cụm, điểm công nghiệp... Mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp và quảng bá sản phẩm thông qua kênh triển lãm, hội chợ và các hoạt động giao lưu văn hóa. Ðặc biệt, tỉnh đang xây dựng đề án phát triển các làng nghề gắn với du lịch nhằm thu hút khách hàng và nâng cao giá trị sản phẩm. Cùng với đó, tỉnh

39

ưu tiên ngân sách cho công tác khuyến công và có những chính sách hỗ trợ để người dân được tiếp cận tốt hơn nguồn vốn phát triển nghề.

Có thể nói, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và các điều kiện về nguồn lực… là những nhân tố cơ bản tác động tích cực tới quá trình hình thành, phát triển các làng nghề. Thái Bình là tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển làng nghề. Vì vậy, tham khảo kinh nghiệm phát triển nghề và làng nghề của tỉnh Thái Bình là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu 625e1894-0f73-4977-b6b0-dc279f195427 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)