Thực trang công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề

Một phần của tài liệu 625e1894-0f73-4977-b6b0-dc279f195427 (Trang 78 - 79)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.4. Thực trang công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề

việc quản lý Nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống

Hệ thống bộ máy QLNN về kinh tế được thống nhất từ Trung ương, tỉnh đến huyện, thành phố đến xã, thị trấn. Đối với cấp tỉnh, sự chỉ đạo thực hiện trực tiếp là Sở Công Thương thông qua phòng Quản lý công nghiệp, Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đến UBND huyện, thành phố thông qua phòng kinh tế thành phố, Kinh tế hạ tầng các huyện. Sở Công Thương thực hiện quản lý nhà nước, tham mưu hoạch định chính sách, lập quy hoạch, dự án, kế hoạch, thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp công nghiệp. Phòng kinh tế thành phố, phòng Kinh tế - hạ tầng huyện có chức năng tham mưu giúp UBND huyện, thành phố các kế hoạch nhằm phát triển làng nghề truyền thống theo quyền hạn của UBND huyện trực tiếp quản lý HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

2.3.4. Thực trang công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các làng nghề truyền thống nghề truyền thống

Công tác kiểm tra, giám sát được xác định là nhiệm vụ quan trọng. Xác định và lựa chọn các vấn đề nổi cộm để thực hiện các cuộc giám sát sâu để ban hành những chính sách có tính thiết thực nhất, phù hợp nhất đối với các làng nghề.

Những năm gần đây, Sở Công Thương, UBND huyện, thành phố đã có sự đổi mới trong công tác kiểm tra, giám sát, không tiến hành nhiều cuộc kiểm tra giám sát dàn trải, tốn kém kinh phí mà thực hiện đều đặn theo mỗi quý để nắm bắt các vấn đề trọng tâm. Căn cứ theo nội dung và lĩnh vực kiểm tra giám sát, HĐND tỉnh, Sở Công Thương thành lập đoàn giám sát tập trung

70

cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của các ban ngành chức năng tham gia thành phần đoàn giám sát; chủ động thông báo nội dung và kế hoạch, thành phần và thời hạn giám sát kèm theo lịch làm việc chi tiết cho cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát chuẩn bị.

Các nội dung được lựa chọn để xây dựng kế hoạch và tiến hành giám sát gồm có: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất; công tác nâng cấp cải tạo hệ thống đường làng, ngõ xóm, hệ thống giao thông nông thôn phục vụ phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp;, tình hình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển làng nghề truyền thống.

Thông qua công tác giám sát, đã phần nào khẳng định được những nỗ lực cuả các cấp Ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể, nhân dân, đồng thời phát hiện kịp thời những sai sót, bất cập để có hướng giải quyết nhằm mục tiêu phát triển làng nghề truyền thống của huyện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 625e1894-0f73-4977-b6b0-dc279f195427 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)