Thực trạng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm

Một phần của tài liệu 625e1894-0f73-4977-b6b0-dc279f195427 (Trang 70 - 78)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Thực trạng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm

quy phạm pháp luật trong hoạt động phát triển làng nghề truyền thống

Trong những năm qua, trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đã được tỉnh triển khai thực hiện, cụ thể:

- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

62

- Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ;

- Thông tư 84/2002/TT-BTC, ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các hình thức khuyến khích tài chính nhằm kích thích sự phát triển của các ngành thủ công.

- Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg, ngày 17/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về bảo tồn văn hoá và phát triển các dân tộc thiểu số ở Việt Nam để thúc đẩy các nghề truyền thống.

- Quyết định số 384/QĐ- TTg ngày 9/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;

- Nghị quyết số 353/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh về việc thông qua quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và triển vọng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 348/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Sơn la về chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La năm 2011;

- Nghị quyết số 40/201/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của HĐND tỉnh Sơn La về quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung, công việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

- Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 02/07/2010 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và xét triển vọng đến năm 2030;

- Quyết định số 3222/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020;

63

- Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh về hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn;

- Xây dựng đề án phát triển làng nghề Vùng Tái định cư thủy điện Sơn La đến năm 2014; Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Sơn La đã được phê duyệt năm 2010;

- Đối với lĩnh vực khuyến công được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2556/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 -2015;

- Ngày 23/10/2013, UBND tỉnh Sơn La đã ra Quyết định số 2478/QĐ- UBND phê duyệt Đề án “Phát triển sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La phục vụ phát triển du lịch” ;

- Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh Sơn La về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025;

Tỉnh Sơn La chưa có quy hoạch phát triển làng nghề, việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống chủ yếu dựa vào nguồn vốn khuyến công quốc gia phân bổ trung tâm khuyến công trực thuộc Sở Công Thương. Ngày 13 tháng 11 năm 2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2556/QĐ- UBND phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2015. Trong đó có nhiều nội dung hỗ trợ phát triển nghề truyền thống:

- Hỗ trợ đào tạo nghề và nâng cao nghề cho 10 cơ sở sơ chế, chế biến nguyên liệu (bông, mây, tre, măng tre...) cho ít nhất là 1.000 lao động và hình thành được ít nhất 5 bản nghề gia công, sản xuất, sơ chế nguyên liệu phục vụ nhà máy công nghiệp (bông, mây, tre, măng tre...).

- Hỗ trợ đào tạo nâng cao nghề cho 1.500 lao động về nghề đang làm trong các nhà máy công nghiệp dệt, may, giày da, kéo sợi vải...

64

- Hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ thuật sản xuất, chế biến thực phẩm, chế biến nông sản (chè, bánh kẹo, rượu hoa quả, rượu vang, miến dong, chế biến tinh bột) cho 500 lao động đang làm việc tại các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.

- Hỗ trợ đào tạo nghề thêu, dệt vải thổ cẩm, cơ khí, sản xuất đồ mỹ nghệ... cho khoảng 500 lao động, hình thành và phát triển được ít nhất 4 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ gắn với bản vắn hoá - du lịch cộng đồng.

- Tổ chức 5 đợt hội thảo kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh, đưa khoa học công nghệ mới vào sản xuất cho cơ sở công nghiệp nông thôn (cơ sở chế biến bông, chế biến tre, HTX tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, bản văn hoá - du lịch...).

- Tổ chức, hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các khoá học, hội thảo thăm quan, khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước cho trên 100 người (là chủ quản lý các CSCN).

- Hỗ trợ xây dựng và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (Đây là nội dung có mục tiêu và ý nghĩa quan trọng góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố và phát triển các ngành nghề nông thôn) như: dệt thổ cẩm (bán công nghiệp), sản xuất đồ mỹ nghệ (sử dụng máy công cụ) phục vụ du lịch và xuất khẩu Chế biến tre, chế biến bông, đan lát mây, tre, lá, (có sử dụng máy móc thiết bị công nghiệp) làm vệ tinh cho các nhà máy công nghiệp, đến năm 2015 sẽ có thêm ít nhất 5 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống:

- Hỗ trợ 5 đề án phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật (CSCN) phải mua sắm máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp đến việc đào tạo lao động, truyền nghề trình diễn kỹ thuật xưởng cơ khí sản xuất ra phương tiện vận tải, công cụ sản xuất trong công nghiệp, TTCN và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm các chi phí: xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp và có

65

tính quyết định đến công nghệ mới hoặc sản phẩm mới hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật Mức hỗ trợ tối đa 250 triệu đồng/mô hình.

- Hỗ trợ 10 đề án áp dụng, nhận chuyển giao công nghệ chế biến nông sản sản xuất ra hàng hoá có giá trị cao, có tính cạnh tranh cao, sản xuất hang xuất khẩu mang lại sự hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp cho người dân nông thôn

Căn cứ vào Quyết định số 2556/QĐ-UBND đã được phê duyệt, Trung tâm khuyến công tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện hằng năm sau khi xin ý kiến của các ban ngành liên quan. Trung tâm khuyến công phối hợp với UBND huyện thành phố rà soát các đối tượng phù hợp với hưởng hỗ trợ, xây dựng dự toán và thực hiện hỗ trợ cho các đơn vị.

Ngoài ra các Nghị quyết như: Nghị quyết số 40/2012/NQ-HĐND hỗ trợ nhân dân tại các xã nông thôn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội tạo nền tảng phát triển nghề truyền thống

Nghị quyết số 348/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Sơn la về chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La năm 2011, Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh phối hợp với UBND huyện, thành phố mở lớp đào tạo nghề trong đó có nghề truyền thống đào tạo theo phương châm “ cầm tay chỉ việc”, đào tạo lý thuyết gắn với thực tế hình thành nguồn lao động có kỹ năng tay nghề phát triển nghề truyền thống.

2.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách qua dự án, đề án

- Từ năm 2010 đến nay, Sở Công Thương thực hiện nhiều chương trình khuyến công nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu và để xây dựng và nâng cao năng lực kinh doanh. Các dự án sản sản xuất và xuất khẩu được hưởng ưu đãi về đào tạo nhân lực, tài chính, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

66

- Xây dựng mô hình sản xuất: phối hợp các ngành, chính quyền địa phương hỗ trợ thành lập các cơ sở sản xuất, các tổ hợp tác (THT), HTX và doanh nghiệp thuộc khu vực làng nghề, ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo mối liên kết bước đầu để vay vốn, phát triển sản xuất, đào tạo nghề và tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ vốn sản xuất: từ năm 2012 đến nay, ngành Công Thương đã phối hợp hướng dẫn và giải quyết cho cơ sở công nghiệp, các THT làng nghề, ngành nghề TTCN từ nguồn vốn khuyến công quốc gia và khuyến công tỉnh nhưng rất ít năm 2011 hỗ trợ 232 triệu đồng cho mô hình sản xuất máy cày bừa mi ni Mường La, năm 2014 làm với tổng vốn khoảng 0,5 tỷ đồng, giải quyết được việc làm trên 50 lao động tại địa phương. Tuy nhiên nguồn hỗ trợ khuyến công chưa đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh.

- Đào tạo nghề và nâng cao nghề sản xuất mây giang đan xuất khẩu , lao động có nghề gò hàn phục vụ đóng, sửa chữa thuyền sắt gắn máy,sản xuất chổi chít xuất khẩu, chế biến tinh bột sắn, truyền nghề, cấy nghề đan lưới, dụng cụ, phương tiện phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, Truyền nghề, cấy nghề dệt và sản xuất các sản phẩm từ vải thổ cẩm, đào tạo nghề và nâng cao nghề dệt khăn xuất khẩu.

- Hiệu quả:

+ Việc sử dụng lao động sau đào tạo khá hiệu quả. Tuy nhiên còn một số lớp: Sản xuất mây giang xuất khẩu, chế biến dệt khăn xuất khẩu, sản xuất chổi chít xuất khẩu sử dụng lao động không hiệu quả, lao động sau đào tạo không có việc làm đúng với chuyên môn.

+ Một số lớp có lao động duy trì được nghề, lao động được truyền nghề có việc làm theo đúng nghề được đào tạo đặc biệt lớp truyền nghề gò hàn phục vụ đóng, sửa chữa thuyền sắt gắn máy, đan lưới, dụng cụ, phương tiện phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, 80 % lao động có công ăn việc làm ổn

67

định trong các xưởng thu nhập từ 3-5 triệu đồng/ tháng góp phần giải quyết công việc làm cho bà con di dân TĐC Thủy điện Sơn La.

- Việc hợp tác với tổ chức quốc tế phục dựng làng nghề, nghề truyền thống như dệt vải thổ cẩm, sản xuất khăn bông xuất khẩu không thể duy trì do không tìm được đầu ra sản phẩm, giá thành sản phẩm cao hơn do quy mô sản xuất nhỏ.

- Xúc tiến thương mại: Việc xúc tiến và quảng bá mới chỉ dừng lại ở việc tham gia một số hội chợ như: “Hội chợ đặc sản vùng miền” tổ chức tại Yên Bái và Sơn La; “Hội chợ thương mại – công nghiệp vùng Tây Bắc” do Sở Công thương phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) tổ chức tại Yên Bái (2013), Hòa Bình (2014), Hà Giang (2015), Ninh Bình (2016), Hội chợ Xuân tổ chức thường kỳ vào đầu năm, “Hội chợ quốc tế vùng Tây Bắc - Sơn La” tại thành phố Sơn La do Trung tâm xúc tiến thương mại – Sở Công thương tỉnh Sơn La tổ chức, “Hội chợ làng nghề Việt Nam” tại Hà Nội...Miễn phí tiền thuê gian hàng bán sản phẩm thủ công truyền thống tại các chợ trung tâm trên địa bàn huyện, thành phố.

- Tổ chức hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu hằng năm và các hoạt động xúc tiến thương mại cho tổ chức hội chợ tại Thanh Xuân, Hà Nội và hội chợ công nghiệp 28 tỉnh, hội nghị xúc tiến đầu tư tại khách sạn Mường Thanh đã giới thiệu được những sản phẩm, lợi thế sản phẩm CNTTCN của Sơn La tại các hội chợ. Nhiều sản phẩm đã phát triển rõ nét cả về số lượng, chất lượng, kiểu dáng (như sản phẩm mây tre đan HTX Đoàn Kết Mường La), dệt thổ cẩm bản Thèn Luông xã Chiềng Đông huyện Yên Châu, rượu vang táo Mèo Bắc Yên, Rượu chuối Yên Châu, Mứt mận Hậu Mộc Châu…), thị trường tiêu thụ mở rộng hơn nhiều so với trước đây và là cơ sở quan trọng để từng bước xúc tiến cho xuất khẩu.

68

- Xây dựng thƣơng hiệu:

Sử dụng nguồn vốn khuyến công, các đối tượng theo Nghị định 45/NĐ- CP, hàng năm Trung tâm khuyến công Sơn La phối hợp UBND huyện, thành phố, đăng ký bảo hộ thương hiệu, xây dựng hệ thống quản lý chất luợng sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 2556/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đã triển khai xây dựng 24 nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ, đồng thời xây dựng thương hiệu cho 24 cơ sở, trong đó chưa có làng nghề truyền thống; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm máy cày bừa mi ni cho HTX cơ khí Thanh Niên Mường La, sản phẩm cơ khí đóng thuyền Xuân Hải (HTX Xuân Hải Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai),

- Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp: Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết 2/7 cụm công nghiệp; tổ chức hội nghị thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh có đại diện của các nhà đầu tư ngoài tỉnh tham gia. Hình thành nên 2 cụm công nghiệp, đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Phù Yên và Mộc Châu. Từng bước hình thành vùng nguyên liệu bông, cơ sở chế biến bông tại cụm công nghiệp Gia Phù - Phù Yên.

- Thực hiện đề án “Phát triển sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La phục vụ phát triển du lịch” Sở Công Thương, UBND thành phố phối hợp một số cá nhân, tổ chức, hợp tác xã như Hợp tác xã Nặm La (bản Giảng Lắc, phường Quyết Thắng), bản Ái (xã Chiềng Xôm), bản Coóng Nọi (phường Chiềng Cơi)trên địa bàn thành phố Sơn La đã thành lập các tổ, đội dệt, thêu và kinh doanh các sản phẩm thêu dệt làm khăn, áo dân tộc, vỏ chăn, gối, ri- đô, rèm cửa, địu, tay nải, khăn trải bàn bằng thổ cẩm. Khôi phục được nghề dệt thổ cẩm đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ở các địa phương như huyện Thuận Châu, Yên

69

Châu, Mộc Châu, hội phụ nữ các xã trong huyện cũng đã hình các câu lạc bộ dệt thổ cẩm tạo việc làm cho chị em những lúc nông nhàn đồng thời duy trì và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Một phần của tài liệu 625e1894-0f73-4977-b6b0-dc279f195427 (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)