Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý nhà nước với phát

Một phần của tài liệu 625e1894-0f73-4977-b6b0-dc279f195427 (Trang 48)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý nhà nước với phát

với phát triển làng nghề của tỉnh Sơn La

Qua nghiên cứu các cơ sở phát triển làng nghề, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Thực hiện chính sách mỗi làng một nghề và nhân rộng làng nghề có thế mạnh - Phát triển làng nghề truyền thống gắn với công nghiệp hóa nông thôn. Kết hợp thủ công với công nghệ hiện đại. Phải xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề thủ công, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, bố trí gần nguồn nguyên liệu, giao thông thuận lợi để tiện giao thương.

- Thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các lao động của làng nghề, bảo tồn làng nghề, đào tạo thế hệ trẻ kế cận để nghề truyền thống không bị mai một, có chính sách tôn vinh và đãi ngộ nghệ nhân và thợ giỏi.

- Phát triển ngành nghề hỗ trợ làng nghề phát triển, kết hợp phát triển làng nghề với du lịch.

- Kích cầu, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

- Sản phẩm thủ công phải có tính độc đáo, nghệ thuật cao, nên liên kết đào tạo với trường chuyên nghiệp chuyên ngành thiết kế để đào tạo bài bản cho lao động.

40

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính (hỗ trợ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của NHTM và lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCS, hỗ trợ chi phí đào tạo, quảng bá sản phẩm) tạo điều kiện cho các hộ gia đình đổi mới công nghệ, mẫu mã, cập nhật thị hiếu, xu hướng mới của khách hàng, chính sách giá cũng phù hợp hơn với khách hàng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, các thông tin thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm làng nghề gắn với du lịch (chủ yếu là xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch) tăng cường quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ để hộ gia đình yên tâm duy trì, mở rộng sản xuất. Đức và Thái Lan thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm trong nước hay tài trợ tham dự các hội chợ ở nước ngoài cho các sản phẩm của làng nghềhay các sản phẩm thủ công miễn phí hoặc hình thức đóng phí chỉ là tượng trưng. Phòng công nghiệp và thương mại và các trung tâm dịch vụ hỗ trợ cần đóng vai trò tích cực trong các hoạt động này.

- Để người sản xuất không chịu thiệt thòi khi tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới nhà nước phải đặc biệt chú ý đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những sản phẩm truyền thống thường có tính dị biệt của nó và rất cần được bảo vệ khỏi việc làm nhái và làm giả. Thái Lan đã giao hoàn toàn trách nhiệm này cho Bộ Thương mai trong dự án của mình.

- Phát triển thương mại điện tử có thể coi là biện pháp xúc tiến thương mại có hiệu quả nhất hiện nay. Lợi ích nó đem lại lớn hơn nhiều chi phí bỏ ra. Thương mại điện tử không nên chỉ được hiểu đơn thuần là mu bán trên mạng mà trên thực tế nó còn là kênh tốt cung cấp các thông tin thị trường, phổ biến kiến thức về marketing và phát triển sản phẩm. Thương mại điện tử rất cần đến đầu tư ban đầu lớn của chính phủ về hạ tầng cơ sở thông tin và đào tạo nguồn nhân lực. Bắc Ninh có thể học tập mô hình Telecenter của Thái Lan để phát triển thương mại điện tử cho nghề và làng nghề. Các trung tâm này không chỉ cung cấp cơ sở

41

hạ tầng để sử dụng thương mại điện tử ở địa phương mà còn hướng dẫn, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho người dân sử dụng thương mại điện tử. Telecenter cũng là mô hình mà Kế hoạch hành động ICT của APEC đề xuất để giảm khoảng cách về kỹ thuật số ở các nước.

42

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sơn La

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý, diện tích

Sơn La là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, với diện tích tự nhiên 1.417.444 ha, chiếm 4,27% diện tích cả nước, có tọa độ địa lý 20o39’ - 22o02' độ vĩ Bắc và 103o02’ - 105o11’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; Phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; Phía Tây giáp Tỉnh Điện Biên, Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và Nước CHDCND Lào, với chiều dài biên giới với tỉnh bạn Lào là 250 km.

2.1.1.2 Dân số, mật độ dân số

Bảng 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016

TT Huyện/thành phố Diện tích (km2) Dân số trung bình (nghìn ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/km2) Tổng 14.123,49 1208,2 86 1 Thành phố 323,51 104,4 323 2 Quỳnh Nhai 1056 64 61 3 Thuận Châu 1533,36 166,5 109 4 Mường La 1425,36 95,3 67 5 Bắc Yên 1098,64 64,1 58 6 Phù Yên 1234,23 119,1 96 7 Mộc Châu 1071,7 110,3 103 8 Yên Châu 857,76 77,7 91 9 Mai Sơn 1426,7 156,1 109 10 Sông Mã 1639,92 144,3 88 11 Sốp Cộp 1473,42 46 31 12 Vân Hồ 982,89 60,4 61

43

Sơn La có quy mô dân số năm 2016 là 1.208,2 nghìn người, trong đó nam chiếm 50,26% và nữ chiếm 49,74%. Mật độ dân số bình quân là 86người/ km2, thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của cả nước (260 người/km2) và của vùng Trung du và miền núi phía Bắc (118 người/km2). Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, các khu vực, cao nhất là thành phố Sơn La với 323 người/km2, thấp nhất là huyện Sốp Cộp với 31 người/km2.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La, hiện có 12 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó trên 54% dân số là dân tộc Thái, 18% là dân tộc Kinh, 12% là dân tộc Mông, 8% là dân tộc Mường và gần 8% là các dân tộc khác.

2.1.1.3 Địa hình, khí hậu

Địa hình của tỉnh chia cắt phức tạp, núi đá xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo, bồn địa và các cao nguyên. Độ cao trung bình 600-700 m so với mặt nước biển, địa thế bị chia cắt sâu và mạnh.

Địa hình của tỉnh Sơn La chia cắt tạo thành 3 vùng sinh thái: Vùng trục quốc lộ 6, Vùng hồ sông Đà và Vùng cao biên giới. Trên 87% diện tích tự nhiên có độ dốc từ 250

trở lên, do đó việc phát triển giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn.

Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình hàng năm 200

– 220 C. Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1.400 - 1.500 mm. Lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 84-92% tổng lượng mưa hàng năm. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%.

2.1.1.4 Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ phát triển mạnh về số lượng, hiện có tổng chiều dài 9.252,5 km. Đến năm 2010, mật độ đường ô tô đạt 0,66 km/km2. Tuy nhiên chất lượng đường còn nhiều hạn chế, mặt đường cấp cao chiếm tỷ lệ nhỏ, cơ bản là mặt quá độ và chạy trực tiếp trên nền đất.

44

- Hệ thống giao thông đường thuỷ gồm 02 tuyến chính:

+ Tuyến sông Đà với tổng chiều dài đoạn qua địa phận Sơn La khoảng 416 km (khu vực lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình khoảng 230 km và khu vực lòng hồ thuỷ điện Sơn La khoảng 186 km), có khả năng kết nối kinh tế các huyện (Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu) trong tỉnh thông qua các cảng Tà Hộc, Vạn Yên, Tạ Bú khi được đầu tư xây dựng đồng bộ.

+ Tuyến sông Mã với đặc điểm địa hình khó khăn, dòng chảy hẹp, nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho phát triển giao thông thuỷ, chủ yếu khai thác các bến đò ngang sông, do địa phương quản lý khai thác.

- Giao thông đường không: Trước kia có sân bay Nà Sản là sân bay chính trong mạng sân bay quân sự quốc gia, sử dụng sân bay dân dụng tuy nhiên đến nay Sân bay Nà Sản không còn sử dụng vì hiệu quả kinh tế kém.

2.1.2. Kinh tế - xã hội

Tỉnh Sơn La đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội: Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước; cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch theo hướng tích cực; cơ sở hạ tầng bước đầu được cải thiện, các lĩnh vực văn hóa – xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Nền kinh tế Sơn La tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng từng bước phát huy các thế mạnh.

Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành đạt 29.979,01 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,81 triệu đồng/người/năm . Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của tỉnh Sơn La đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng GDP trong nông - lâm nghiệp, năm 2016 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản: 30,34%, ngành công nghiệp xây dựng: 19,58%, ngành dịch vụ: 43,43%. Kinh tế của tỉnh bước đầu đã có sự chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường.

45

Bảng 2: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Tổng số

Chia ra Nông lâm nghiệp,

thủy sản

Công nghiệp và xây

dựng Dịch vụ 2012 19766,45 7493,02 4049,82 8223,61 2013 22854,42 8277,98 5021,95 9554,49 2014 26390,21 8640,15 6552,42 11197,64 2015 27861,15 8768,86 6608,83 12483,46 2016 29979,01 9095,01 5871,34 15012,66

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016)

Điều kiện tự nhiên của tỉnh Sơn La diện tích lớn, dân cư phân bố không đồng đều, đồi núi nhiều, dốc quanh co, địa hình hiểm trở, cách xa trung tâm thành phố Hà Nội, cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn chế nên không thuận lợi cho phát triển làng nghề thì nên công tác quản lý nhà nước phát triển làng nghề truyền thống vừa gặp nhiều vấn đề khó khăn cần tháo gỡ, khó thu hút nhà đầu tư và phát triển làng nghề vì vậy nhà nước phải trợ cấp lớn, có nhiều chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng nghề. Đa phần người dân của tỉnh là dân tộc Thái (Chiếm 54% tổng số dân) ý thức, nhận thức về phát triển kinh tế còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu nên việc thực hiện các chính sách hỗ trợ hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên Sơn La 12 dân tộc khác nhau cùng sinh sống với nhiều nét văn hóa nên có khá nhiều nghề truyền thống có thể khôi phục và phát triển.

Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn khó khăn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, các điều kiện phát triển làng nghề còn hạn chế: lao động vừa thiếu, vừa chưa được đào tạo, cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Do đó, nhà nước phải hỗ trợ nhiều mặt và giúp đỡ làng nghề.

46

2.2. Khái quát thực trạng hoạt động làng nghề trên địa bàn tỉnh Sơn La

Sơn La là vùng đất của nhiều dân tộc ít người sinh sống từ lâu đời với nhiều nét độc đáo về truyền thống văn hóa và các nghề thủ công truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, gắn với giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc như: nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở xã Mường Thanh, huyện Mai Sơn; nghề làm giấy gió, dệt vải lanh và rèn thủ công của người H'mông ở Phù Yên, Môc Châu, Sông Mã..., nghề gốm của dân tộc Thái – Mường Chanh… Các nghề thủ công truyền thống của đồng bào nơi đây xuất phát một cách tự nhiên từ nhu cầu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày về ăn, mặc, trang sức, dụng cụ sinh hoạt...

47

Biểu 3: Bảng tổng hợp các hộ sản xuất sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh năm 2016

TT Chỉ tiêu ĐVT Tổng Trong đó các huyện Thành phố Quỳnh Nhai Thuận Châu Mƣờng La Bắc Yên Phù Yên Mộc Châu Yên Châu Mai Sơn Sông Sốp Cộp Vân Hồ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Số hộ sản xuất đồ mộc hộ 353 49,0 16,0 12,0 19,0 6,0 80,0 63,0 7,0 53,0 37,0 11,0 3 2 Số hộ làm nghề đan lát hộ 132 15,0 52,0 - 9,0 10,0 13,0 2,0 30,0 - 1,0 - 1 3 Số hộ làm nghề dệt hộ 135 14,0 50,0 - - - 2,0 30,0 - 9,0 30,0 - - 4 Số hộ làm nghề rèn hộ 142 42,0 27,0 1,0 8,0 3,0 4,0 20,0 6,0 16,0 15,0 - - 5 Số hộ Sx mì, bún, phở hộ 76 19,0 3,0 9,0 2,0 3,0 4,0 23,0 - 7,0 6,0 - 2 6 Số hộ chế biến cá chua Hộ 125 11 40 32 25 0 5 12 0 0 - - -

48

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa có làng nghề đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên một số nghề truyền thống đang được các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình duy trì :

- Làng có nghề truyền thống dệt thổ cẩm như Bản Áng – xã Đông Sang huyện Mộc Châu, bản Thèn Luông xã Chiềng Đông huyện Yên Châu; Bản Hìn, Bản Bó, Bản Hụm Chiềng An thành Phố Sơn La. Hiện có khoảng 4 hợp tác xã và 135 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 97 lao động, sản xuất sản phẩm vải thổ cẩm các loại chuyển bán tại các chợ trung tâm hoặc nhu cầu may quần áo của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh lân cận.

- Nghề truyền thống làm thịt sấy, hấp khô (thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, thịt ngựa khô): hiện có khoảng 150 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 400 lao động. Các sản phẩm truyền thống: thịt hấp sấy khô, súc sích, lạp sườn với giá bán tương đối cao khoảng 700 – 800 nghìn đồng/kg.

- Nghề mây, tre Hua Trai, Ngọc Chiến, Nặm Păm huyện Mường La, Bản Cửu – Phù Yên, Chiềng Khoi, Chiềng Hặc – Yên Châu... hiện có 132 hộ tham gia hoạt động nghề với hơn 119 lao động, sản xuất sản phẩm chiếu các loại phục vụ nhu cầu sử dụng tại địa phương. Sản lượng sản xuất hằng năm khoảng 8.000 - 10.000 sản phẩm.

- Chế biến cá chua (Mẳm của Dân Tộc Thái): tập trung chủ yếu ở những xã ven bờ Sông Đà (Nay là Hồ thủy điện Sơn La) thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La. Các địa phương này vẫn duy trì hoạt động với xu hướng phát triển từ sản xuất hộ gia đình lên các cơ sở sản xuất có quy mô lớn hơn, sản xuất bán công nghiệp và có những phương án, dự án du nhập nghề sản xuất nước mắm từ vùng ven biển về vùng Hồ thủy điện. Tuy nhiên, sản phẩm Mẳm, nước mắm chưa hình thành các tổ chức để tập trung sản xuất, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ và hình thành phát triển làng nghề;

49

- Nghề chế biến, sản xuất bánh bún, bánh phở, miến dong : Có 76 cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng tại địa phương. Định hướng khôi phục và phát triển nghề truyền thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương;

- Sản xuất đồ gỗ: Có khoảng 7 doanh nghiệp, 01 HTX và 353 cơ sở sản xuất đồ gỗ, sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ. Tuy gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng các cơ sở sản xuất đồ gỗ tại thành phố, thị trấn Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La đang duy trì hoạt động từ nguồn nguyên liệu gỗ tận dụng, gỗ vệ sinh rừng trồng, … thị trường tiêu thụ chủ yếu các tỉnh lân cận và thành phố Hà Nội nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất ổn định cần quy hoạch phát triển vùng đầu tư trồng và khai thác nguyên liệu từ rừng trồng phục vụ sản xuất để hình thành làng nghề sản xuất đồ gỗ tạo việc làm cho lao động địa phương.

Một phần của tài liệu 625e1894-0f73-4977-b6b0-dc279f195427 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)