4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.2.4.3 Nguyên nhân từ chính bản thân ngân hàng
Rủi ro tín dụng còn xuất phát từ chính bản thân NH là vì do những nguyên nhân sau: NH đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay
cũng tạo ra sơ hở để KH lợi dụng chiếm đoạt vốn của NH. Do cán bộ NH chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: không thẩm định, đánh giá đầy đủ thông tin chính
xác của KH trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ
lệ an toàn. Đồng thời, CBTD không kiểm tra giám sát chặt chẽ về tình hình vốn vay
của KH. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM nhằm thu hút khách hàng khiến cho việc thẩm định KH trở nên sơ sài, qua loa hơn. Hơn nữa, nhiều NHTM do
quá chú trọng đến lợi nhuận đã chấp nhận rủi ro cao,bất chấp những rủi ro không lành mạnh, thiếu an toàn. Do trình độ nghiệp vụ của CBTD trong việc đánh giá các dự án,
hồ sơ xin vay chưa tốt, cũng dẫn đến tình trạng dự án thiếu khả thi nhưng vẫn cho vay.
Một số cán bộ NH thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh. Do tình trạng tiêu cực,tham nhũng xảy ra trong nội bộ NH.Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác
thuộc về NHTM gây ra tín dụng như: Chất lượng thông tin và xử lý thông tin trong
NHTM,cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ...
1.2.5Tác động của rủi ro tín dụng
- Làm giảm lợi nhuận của NHkhi rủi ro tín dụng xảy ra
- Những khoản tín dụng gặp rủi ro gây cho NH những thiệt hại về mặt tài chính
khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi nhuận của NH
- Khi NH thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng làm NH mất cơ hội đầu tư
vào những dự án khả thi,có khả năng mang lại lợi nhuận.
- Làm giảm uy tín của NHkhi xảy ra rủiro tín dụng:KH một khi mất lòng tin thì sẽ không gửi tiền vào NH, thậm chí có thể có thể rút lại những khoản tiền đã gửi. Điều
này, sẽ gây khó khăn cho việc huy động vốn và làm giảm quy mô hoạt động của NH.
NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các NH bạn, NH nước ngoài nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết. Ngoài ra, NH khó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối trong quá trình thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụ của NH.
- Khả năng thanh toán của NHbị giảm đáng kể
Rủi ro tín dụng đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của NH gặp nhiều khó khăn.
Do chậm thu hồi từ các khoản đầu trong khi NH vẫn phải đều đặn trả lãi vốn theo đúng kì hạn.Chính vìđiều nàyđã làm hạn chế khả năng thanh toán của NH.
- Là nguy cơ dẫn đến phá sản NH. Làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với người dân khi xảy ra rủi ro. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ rút tiền nhanh hơn để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một NH khác. Nghiêm trọng hơn là khi
xảy ra tình trạng rúttiền ồ ạt dẫn đến sự phá sản thực sự của NH.
- Hậu quả của sự phá sản NH không chỉ bản thân NH phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống NH. Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra
sự phá sản hàng loạt của các NH khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế
1.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
1.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
Số dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = X 100%
Tổng dư nợ
- “Tỷ lệ nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được.
Nợ quá hạn cho biết cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của NH. Đối
với các NHTM, tỷ lệ này khoảng 3%-5% là hợp lý.
- Tuy nhiên, chỉ số này chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn mà không phản ánh toàn bộ quy mô quá hạn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng
chỉ tiêu “tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn”.
1.3.2. Tỷ lệ tổng dư nợ có hạn
Tổng dư nợ có hạn
Tỷ lệ tổng dư nợ có hạn= x 100%
Tổng dư nợ
1.3.3. Nợ xấu trên tổng dư nợ
- Theo quyết định Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòngđể xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước. Điều 6 quy định:
TCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm:
- Các khoản nợtrung hạn và NH đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãiđúng
hạn
- Các khoản nợ dưới 10 ngày và ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ
gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãiđúng thời hạn còn lại.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý baogồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày - Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu
- Các khoản nợ được miễngiảm hoặc lãi do khách hàng khôngđủ khả năng trả lãiđầy đủ theo HĐTD
Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn
trả nợ được cơ cấulại lần đầu.
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lạilần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh,nợ chờ xử lý.
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4, 5 Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu= x 100% Tổng dư nợ 1.3.4. Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng= Dư nợ bình quân
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển
của nó, đồng vốn được quay càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại lợi ích cho ngân
hàng.
1.3.5 Hệ số thu hồi
Doanh số thu nợ
Hệ số thu hồi nợ =
Tổng doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của NH hay khả năng trả nợ vay của khách
hàng, cho biết số tiền mà KH thu được trong một thời kì kinh doanh nhất định từ một
đồng doanh số cho vay. Hệ số thu hồi càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy
công tác thu hồi vốn nhanh của NH càng hiệu quả và ngược lại.
1.3.6. Hiệu suất sử dụng vốn
Tổng dư nợ cho vay
Hiệu suất sử dụng vốn = x 100%
Tổng nguồn vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh mối tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay.
Hiệu suất sử dụng vốn càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH có hiệu quả.
1.3.7. Trích lập dự phòng và bùđắp rủi ro tín dụng
DPRR tín dụng trích lập
Tỷ lệ trích lập DPRR=
Dư nợ bình quân
Tùy theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng từ 0% đến
100%:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn-0% - Nhóm 2: Nợ cần chú ý-5%
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn-20% - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ-50%
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn-100%
1.4 Quảnlý rủi ro tín dụng
1.4.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng là việc các nhà quản trị NH xây dựng và thực thi các
chiến lược,chính sách quản lý,kinh doanh tín dụng, tăng cường biện pháp phòng ngừa
thông qua các công cụ quản lý thích hợp nhằm tối ưu khả năng thu hồi vốn vay từ
khách hàng, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu nhằm đạt các mục tiêu an toàn, hiệu quả,nâng cao chất lượng hoạt động của NH.
1.4.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng trong
quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một NH. Vì vậy, sự tăng về số lượng dự
nợ sẽ là tín hiệu đáng mừng cho NH song cũng tiềm ẩn xác xuất rủi ro lớn. Lúc này
nhà quản trị NH đứng trước lựa chọn là số dư nợ tăng và hạn chế rủi ro tín dụng có thể
xảy ra. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay thì yêu cầu cơ bản của NH là “hiện
thực, khả thi và hiệu quả”. Để thực hiện được yêu cầu này thì các nhà quản trị phải tính toán đến khả năng lấy những khoản không rủi ro để bù đắp vào những khoản rủi
ro tiềm ẩn.
Dù rằng đứng trước những sự lựa chọn thì mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng vẫn
tối đa hóa tỷ lệ thu hồi vốn thông qua việc duy trì mức độ rủi ro có thể chấp nhận được
và hạn chế mức tối đa tác động tiêu cựccủa các khoản nợ xấu.
1.4.3 Ý nghĩa của việc quản lý rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích tối đa hóa tỷ lệ thu hồi vốn thông qua việc duy
trì một mức độ rủi ro nhất định. Quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả sẽ góp phần làm
ổn định sự hoạt động của bất kỳ NH nào.
Quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao tức là NH cho vay và thu hồi được cả
gốc lẫn lãi đối với hầu hết các khách hàng, góp phần làm tăng thu nhập cho NH, nâng cao uy tín,đạt được niềm tin của KH, khi đó NH sẽ có điều kiện thuận lợi để mở rộng
tín dụng,thực hiện có hiệu quả chính sách khách hàng.
Mặt khác, NH có vai trò trung gian trong nền kinh tế, có mối quan hệ ràng buộc
với tất cả các chủ thể liên quan như DN, cơ quan nhà nước, cá nhân và hộ gia đình...Quản trị rủi ro tín dụng có vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế.NH cho vay có hiệu quả cũng có nghĩa là khách hàng sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao, qua đó
NH cũng có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Như vậy, nó góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế, nâng cao khả năng thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính
phủ.
1.4.4. Nguyên tắc Basel trong quản lý rủi ro tín dụng
Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa
ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảmbảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng.Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): Trong nội dung này,
ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro
tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong quá
trình hoạt động của NH(tỷ lệ nợ xấu,mức độ chấp nhận rủi ro...).Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này phát triển các chính sách,
thủ tục nhằm phát hiện, đo lường. Theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động
của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị
hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc):Các NH cần xác định rõ ràng các chỉ tiêu cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều
khoản và điều kiện cấp tín dụng...) NH cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng
loại khách hàng vay vốn để tạo ra các loạihình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể
so sánh và theo dõi trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH trong các lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau.NH phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng,các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộphận tiếp thị,bộ phận phân tích tín dụng và bộ
phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng
thời, cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến
thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá phê duyệt rủi ro tín
dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các
bên, đặc biệt cần có sự thận trọng và đánh giá hợp lý đối với khoản tín dụng cấp cho
các khách hàng có quan hệ.
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 Nguyên tắc):Các NH cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng,bao gồm hồ sơ cập nhật tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản hợp đồng vay...theo quy mô và mức độ phức tạp của
NH.Đồng thời, hệ thống này có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự
tuân thủ các thỏa thuận trong HĐTD của khách hàng...để phát hiện kịp thời những
khoản vay có vấn đề. NH cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng
xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của NH cần
chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.Trách nhiệm đối với các khoản
tín dụng này có thể giao cho tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp hai bộ phận
này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến
khích các NH phát triển và xây dựng hệ thống XHTDNB trong quản lý rủi ro tín dụng,
giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong tài sản tiềm năng rủi ro của NH.
Như vậy, trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có
một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín
dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận