4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.4.6.4 Hạn mức tín dụng
NH còn tạo mối quan hệ lâu dài và thu nhập thông tin bằng cách phát hành hạn
mức tín dụng cho khách hàng thương mại. Điều này giúp các doanh nghiệp có được
nguồn tín dụng sẵn sàng khi cần, giúp NH dễ dàng thu thập thông tin, giảm thiểu chi
phí trong quá trình sàn lọc.
1.4.6.5 Nâng cao hiệu quả thẩm định và quản lý bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để quản lý rủi ro tín
dụng. Biện pháp bảo đảm tiền vay hữu hiệu nhất là sử dụng tài sản cầm cố, thế chấp. Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, NH có thể bán TSCĐ để bù lại những tổn thất của mình do khách hàng gây nên. Tuy nhiên, trong quy trình quản lý TSBĐ cần lưu ý giá trị có thể chuyển đổi thành tiền thực tế trên thị trường.
1.4.6.6 Bảo hiểm tín dụng
Trong hoạt động tín dụng, có những khách hàng vay mang nhiều rủi ro nhưng
lại là khách hàng tiềm năng. Để hạn chế rủi ro trong trường hợp này, NH có thể
chuyển giao rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro bằng cách thực hiện
bảo hiểm tín dụng.
1.4.6.7. Hạn chế cho vay
Phương án tiếp theo giúp NH hạn chế được sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là hạn chế tín dụng: NH sẽ từ chối cấp tín dụng ngay cả khi KH sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất theo yêu cầu hoặc cao hơn, hoặc chấp nhận cho vay nhưng hạn chế
mức cho vay so với nhu cầu của khách hàng.
1.4.6.8. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế của ngân hàng
Thứ nhất, nhận diện và phân loại rủi ro tín dụng. Nhận diện các dấu hiệu rủi ro
là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý rủi ro tín dụng.Trên
cơ sở dữ liệu thu thập được,tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn, tham khảo sự phát
triển của ngành nghề, mô hình chấm điểm, xếp loại từng khách hàng để có thể cảnh
báo sớm, nhận diện được rủi ro tín dụng tiềm ẩn.
Thứ hai, đánh giá và đo lường rủi ro. Đánh giá và đo lường rủi ro là quá trình xem xét và phân loại các rủi ro để phân biệt những nguyên nhân nào gây ra rủi ro chủ
yếu, loại rủi ro nào xuất hiện nhiều nhất, loại rủi ro nào gây mức độ tổn thất nặng nề
nhất... để tìm ra biện pháp quản lý phù hợp với từng loại rủi ro. Để đánh giá và đo lường rủi ro, người ta sử dụng mô hình chấm điểm tín dụng như: Mô hình điểm số Z- SCORE của ALTMAN,mô hình rủi ro tín dụng ZETA.
1.4.6.9 Lập quỹ dự phòng rủi ro
Quỹ dự phòng rủi ro tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho NH khi có rủi ro xay ra.
Do vậy,lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả năng chống rủi ro của NH, giúp NH có thể ổn định và phát triển được hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
1.4.7 Xử lý nợ có vấn đề
Nếu khách hàng không cam kết theo thỏa thuận trong HĐTD và theo cam kết
trên các giấy tờ nhận nợ,có thể xửlý như sau:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là việc NH điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng. Các NH tự quyết việc cơ cấu thời hạn trả
nợ, trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng vay.
Miễn, giảm lãi tiền vay: Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn
vay do nguyên nhân khách quan, dẫn đến khó khăn tài chính có thể làm đơn đề nghị
NH xem xét, giảmlãi tiền vay.
Chuyển nợ quá hạn: Nếu đến hạn trả nợ,khách hàng không trả được nợ và không
được chấp thuận cho điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, NH sẽ chuyển toàn bộ số
nợ gốc chưa trả của DN sang nợ quá hạn. Tuy nhiên lãi suất nợ qua suất nợ quá hạn
chỉ áp dụng cho các khoản nợ đến hạn trong thời gian chậm trả.
Trả nợ bằng xử lý TSBĐ: NH sẽ xử lý TSBĐ để thu hồi nợ khi khách hàng vay
không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. TSBĐ được xử lý theo các phương thức đã thỏa thuận trong HĐTD hoặc hợp đồng bảo đảm giữa NH và bên bảo đảm.
CHƯƠNG 2: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM–CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập
vào ngày 26 /4/ 1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Quá trình phát triển được trải qua các giai đoạn: Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng đầu tư và
Xây dựng Việt Nam. Từ 1990 đến 27/04/2012:Lấy tên Ngân hàng đầu tưvà Phát triển
Việt Nam.Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng Thương mại cổ
phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam .Tên gọi tắt: BIDV. Địa chỉ: BIDV Tower, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội .Điện thoại: 04.220.5544.Fax: 04.2220.0399 Email:Info@bidv.com.vn
2.1.1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế được cấp giấy
phép thành lập và hoạt động theo quyết định số 69/QĐ-NH5 ngày 27/03/1993 của Ngân hàng Nhà Nước và công văn số 621CV/UBND ngày 14/07/1993 của UBND tỉnh
về việc cho phép Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt tại chi nhánh
Thừa Thiên Huế.
Là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp 1) của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
phát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế (BIDV Thừa Thiên Huế) đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh - tế xã hội sau này của tỉnh Thừa Thiên Huế,
BIDV Thừa Thiên Huế có một 1 sở chính,2 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm:
Về trụ sở chính, trụ sở ngân hàng BIDV tại Huế: 41 Hùng Vương,Thành phố Huế.
Phòng giao dịch bao gồm: Phòng giao dịch BIDV Phú Bài: 1137 Nguyễn Tất
Thành - Phường Phú Bài - thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế và phòng giao dịch BIDV An Cựu: 171 Hùng Vương,thành phố Huế.
Quỹ tiết kiệm được phân chia ở 3 địa điểm bao gồm: Quỹ tiết kiệm BIDV Thành Nội: 154 Mai Thúc Loan, thành phố Huế, quỹ tiết kiệm Bến Ngự:22 Phan Bội Châu - thành phố Huế, quỹ tiết kiệm BIDV Nguyễn Trãi: 141 Nguyễn Trãi - thành phố Huế
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển (1993-2013), BIDV đã không ngừng
lớn mạnh về mọi mặt,với các sản phẩm và dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng và đãđạt những thành quả đáng khích lệ. Số lượng đội ngũ cán bộ, trình
độ lao động và các nguồn vốn, lợi nhuận thu được mỗi năm góp phần phát triển kinh tế
của tỉnh.
BIDV-Huế dẫn đầu các ngân hàng trong khu vực thực hiện chương trình hiện đại
hóa ngân hàng và là ngân hàng duy nhất áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001:2000,
phát triển chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ như: uy động vốn,cho vay, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, VISA... BIDV-Huế luôn
là chi nhánh làm việc có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng cao qua nhiều năm, luôn luôn sáng tạo trong quá trình làm việc, ứng dụng công nghệ luôn luôn thực hiện đầy đủ các
chức năng của ngân hàng thương mại.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
phát triển Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế
(Nguồn: Phòng tổchức- Hành chính BIDV)
Hình 2.1:Sơ đồ cơ cấu tổchức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổphần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế
Chú thích
: Quan hệtrực tuyến : Quan hệchức năng
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –chi nhánh Thừa Thiên Huế
Giám đốc:là người lãnh đạo cao nhất của chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo, quản lý,
điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh trước Tổng Giám đốc ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Bộphận điện toán Phòng Quản lý rủi ro QTK Thành Nội QTK Nguyến Trãi BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tài chính- Kếtoán Phòng tổchức- Hành chính Phòng Kếhoạch- tổng hợp Phòng Giao dịch khách hàng Phòng Quản trị tín dụng PGD Phú Bài PGĐ An Cựu QTK Phú Bài Phòng Quan hệkhách hàng
Các phó Giám đốc: gồm 1 Phó Giám Đốc Quan hệ khách hàng và 1 Phó Giám
đốc tác nghiệp.
Phòng kế hoạch - tổng hợp: Thu thập, tổng hợp số liệu về hoạt động kinh doanh. Đồng thời, chủ trì xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh.
Phòng Quản lý rủi ro: Quản lý tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng (thẩm định rủi ro tín dung, phát hiện các dấu hiệu rủi ro,đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng). Kiểm tra nội bộ, quản lý tác nghiệp và thị trường, chống tham nhũng.
Phòng giao dịch khách hàng: Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền,... các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa NH và khách hàng và khách hàng và các dịch vụ thanh toán khác. Ngoài ra còn có nghiệp vụ
giải ngân các HĐTD trên cơ sởhồ sơ đã duyệt.
Phòng Quản trị tín dụng: Có nhiệm vụgiải ngân đối với các khoản vay và hoạt
động cấp bảo lãnh cho khách hàng. Theo dõi nghiệp cụ liên quan đến khoản vay. Tiếp nhận, kiểm tra chứng từgiải ngân, hồ sơ tài trợ.
Phòng quan hệ Khách hàng: Thực hiện việc thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ khách hàng, trực tiếp tiếp thị, chăm sóc, duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng, gồm có phòng quan hệkhách hàng cá nhân và phòng quan hệkhách hàng doanh nghiệp.
Phòng tài chính- Kế toán: Tổ chức thực hiện kiểm tra công tác hoạch toán kế
toán chi tiết, kếtoán tổng hợp và lập báo cáo tài chính thường niên của chi nhánh. Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý, thực hiện các chế độ chính sách có liên
quan đến người lao động. Thực hiện công tác hành chính ( quản lý con dấu,văn thư,in
ấn,lưu trữ, bảo mật...), công tác hậu cần.
Bộphận điện toán: Quản lý mạng, hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát lại chi nhánh, tổ chức vận hành hệthống thiết bị tin học và chương trình phần mềm, bảo mật thông tin, quản lý an toàn dữ liệu, quản lý duy trì hệthống thông tin, bảo trì máy
tính đảm bảo thông suốt mọi hoạt động của ngân hàng.
Các phòng giao dịch:
Phòng giao dịch An Cựu,Phú Bài: Thực hiện tất cả các giao dịch với khách
hàng như: Mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền cũng như các giao dịch ngoại tệkhách hàng. Cho vay cầm cố, chiết khấu các giấy tờcó giá, cấp tín dụng và bảo lãnh.
Quỹtiết kiệm Thành Nội, Nguyễn Trãi, Phú Bài: Thực hiện giao dịch với khách
hàng như: mởtài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trảkiều hối...
2.1.3 Tình hình lao động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Lao động là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi tổ chức công ty. Nguồn lao động có chất lượng cao sẽgiúp công ty phát triển và hoạt động lâu dài.
Ban lãnh đạo BIDV Huế rất quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho CBNV trong chi nhánh trong những năm vừa qua. Để thấy được điều đó,chúng ta nghiên cứu tình hình biến động về lao động của chi nhánh qua
bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.1 Tình hình laođộng của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV- chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017
Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % +/- % +/- +/- Tổngsố lao động 103 100 109 100 108 100 6 5,83 -1 -0,92 Theo giới tính Nam 47 45,63 45 41,28 45 41,7 -2 -4,26 0 0,00 Nữ 56 54,37 64 58,72 63 58,3 8 14,29 -1 -1,56 Theo trìnhđộ Trên Đại học 8 7,77 11 10,09 11 10,2 3 37,50 0 0,00 Đại học 90 87,38 92 84,40 91 84,3 2 2,22 -1 -1,09 Trung cấp, Cao đẳng 2 1,94 3 2,75 3 2,8 1 50,00 0 0,00
(Nguồn: Phòng Tổchức-Hành chính BIDV Thừa Thiên Huế)
Qua bảng sốliệu trên ta thấy tổng số lao động của BIDV Thừa Thiên Huếkhông
đồng đều qua các năm,cụthể: năm 2016 tăng 6 người so với năm 2015, tương ứng tỷ
lệlà 5,83%; năm 2017 tổng số lao động giảm 1 người so với năm 2016, tương ứng tỷ
lệ-0.92%. Chúng ta hãy xem xét chi tiết hơn sựbiến động của chi nhánh qua các tiêu chí sau:
Theo giới tính:
Năm 2015, CBNV nữ là 55 người, chiếm 54,63% trên tổng số CBNV, năm 2016
so với năm 2015 tăng 8 người tương ứng 14,29%.Năm 2017 giảm 1 CBNV nữso với
năm 2016 tương ứng tỷlệ-1,56%.
Trong khi đó số lượng CBNV nam chiếm khoảng 41%-45% tổng số CBNV. Nhìn chung qua các, số lượng CBNV nữ đều chiếm đa số trên tổng số CBNV. Điều
này cũng phù hợp vì đặc thù ngành ngân hàng thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với khách hàng,đòi hỏi sựkhéo léo nhẹnhàng, cẩn thận.
Tính đến cuối năm 2017, toàn chi nhánh có 11 người có trình độ trên Đại học chiếm 7,77% trên tổng sốCBNV. Trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ phần trăm
lớn trong tổng số CBNV. Cụ thể:Năm 2015 là 90 người,chiếm 87,38%; năm 2016 là 92 người, chiếm 84,4% ;năm 2017 là 91 người chiếm 84,3%; năm 2016 tăng 2 người so với năm 2015 tương ứng với 2,22%;năm 2017 so với 2016 giảm 1 người tương ứng -1,09%
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế
Một trong những vấn đềquan trọng trong kinh doanh là chỉ tiêu lợi nhuận.Đây là chỉ tiêu cơ bản đánh giá toàn bộkết quảhoạt động kinh doanh của một ngân hàng.
Lợi nhuận của BIDV Thừa Thiên Huế đều tăng qua các năm được thểhiện đầy đủqua bảng sốliệu 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Doanh thu,lợi nhuận của BIDV Huế giai đoạn 2015-2017
(Nguồn Phòng Tài chính-Kếtoán BIDV Thừa Thiên Huế)
Năm
Chỉ tiêu
2015 2016 2017
So sánh
2016/2015 2017/2016
Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %
Tổng thu 496.7 754. 4 857. 7 257.7 51,9 103.3 13,7