2 .7 Thực trạng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ tại siêu thị Quế Lâm
2.2.11. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Sau khi phân tích nhân tốkhẳng định CFA, ta tiếp tục sửdụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thái độ của người tiêu dùng và ủng hộ của người tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được tiến hành bắt đầu từ
mô hình nghiên cứu ban đầu từ mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu đã qua phân tích nhân tố, sau đó từng bước hiệu chỉnh mô hình để có được một mô hình tốt hơn. Các
giảthuyết ban đầu:
H1a: Ý thức sức khỏe có thể tác động cùng chiều đến kiến thức của người tiêu dùng vềthực phẩm hữu cơ.
H1b: Mối quan tâm môi trường có thể tác động cùng chiều đến kiến thức của
người tiêu dùng vềthực phẩm hữu cơ.
H2a: Ý thức sức khỏe có thể tác động cùng chiều đến thái độ của người tiêu Trường Đại học Kinh tế Huế
dùng vềthực phẩm hữu cơ.
H2b: Mối quan tâm môi trường có thể tác động cùng chiều đến thái độ của
người tiêu dùng vềthực phẩm hữu cơ.
H3: Kiến thức của người tiêu dùng có thể tác động cùng chiều đến thái độ của
người tiêu dùng vềthực phẩm hữu cơ.
H4: Thái độ của người tiêu dùng có thể tác động cùng chiều đến ủng hộ phát triển sản phẩm hữu cơ của người tiêu dùng.
(Nguồn: Kết quảxửlý AMOS)
Hình 2.3: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1 chưa chuẩn hóa
(Nguồn: Kết quảxửlý AMOS)
Hình 2.4: Kết quả phân tích mô hình tuyến tính SEM lần 1 chuẩn hóa
Qua hình 2.4 ta có chỉ số Chi-square= 200.099; df=112; P= 0.000 có ý nghĩa
thống kê, Chi-square/df=1.792 nhỏ hơn 3; GFI=0.901, TLI=0.887; CFI= 0.907, RMSEA=0.039
Bảng 2.33: Các hệ số chưa chuẩn hóa lần 1
Các mối quan hệ Estimate SE CR P value KTTD <--- YTSK 0.279 0.099 2.794 0.005 KTTD <--- MQTMT 0.404 0.147 2.751 0.006 THAIDO <--- KTTD 0.324 0.124 2.609 0.009 THAIDO <--- YTSK 0.502 0.120 4.194 *** THAIDO <--- MQTMT 0.042 0.141 0.298 0.766 UHPT <--- THAIDO 0.277 0.072 3.870 *** (Nguồn: Kết quảxửlý AMOS)
Qua bảng 2.33 thì ta thấy các nhân tố ý thức sức khỏe và mối quan tâm môi
trường đều tác động cùng chiều đến kiến thức của người tiêu dùng; các nhân tố ý thức sức khỏe và mối quan tâm môi trường đều tác động cùng chiều đến thái độcủa người tiêu dùng; kiến thức cũng tác động cùng chiều đến thái độcủa người tiêu dùng; thái độ
cũng ảnh hưởng cùng chiều đến ủng hộ phát triển. Các hệ số p value nhỏ hơn hơn
0.05, tuy nhiên giá trịp value của mối quan tâmmôi trường lớn hơn 0.05, vậy nên loại biến môi trường ra khỏi mô hình. Theo kết quả trên thì giả thuyết H1b, H2b, H3, H4
được chấp nhận và loại giảthuyết H1a và H2a ra khỏi mô hình. Mô hình SEM sau khi loại biến môi trường
(Nguồn: Kết quảxửlý AMOS)
Hình 2.5: Kết quả phân tích mô hình tuyến tính SEM chưa chuẩn hóa
(Nguồn: Kết quảxửlý AMOS)
Hình 2.6: Kết quả phân tích mô hình tuyến tính SEM chuẩn hóa
Qua hình 2.6 thì thấy, sau khi loại biến môi trường ra khỏi mô hình thì ta thấy các chỉsốtốt lên hẳn,ta được chỉ sốChi-square= 143,885; df=86; P= 0.000 có ý nghĩa
thống kê, Chi-square/df=1.673 nhỏ hơn 3, GFI=0.915, CFI=0.933 đều lớn hơn 0.9 và đều xấp xỉ gần giá trị 1, TLI= 0.918, RMSEA=0.058
Bảng 2.34: Các hệ số hồi quy
Mối quan hệ Estimate SE CR P Hệ số đã
chuẩn hóa KTTD <--- YTSK 0.404 0.099 4.041 *** 0.400 THAIDO <--- KTTD 0.333 0.109 3.065 0.002 0.286 THAIDO <--- YTSK 0.512 0.119 4.288 *** 0.436 UHPT <--- THAIDO 0.273 0.071 3.820 *** 0.371 (Nguồn: Kết quảxửlý AMOS)
Sau khi tiến hành phân tích cấu trúc mô hình chưa chuẩn hóa lần 2 thì các yếu tốý thức sức khỏe tác động đến kiến thức, các yếu tốkiến thức và ý thức sức khỏe tác
động trực tiếp đến thái độ và thái độ tácđộng trực tiếp đếnủng hộphát triển. Các mối quan hệ này đều cùng chiều dương và đồng thời có giá trị p value đều nhỏ hơn 0.05
nên các hệ số có ý nghĩa thống kê. Do đó các giả thuyết H1b, H2b, H3, H4 vẫn được chấp nhận.
Dựa vào bảng 2.34 ta có ý thức sức khỏe có tác động cùng chiều khá mạnh đến
thái độ của người tiêu dùng có hệ số chuẩn hóa đạt 0.436 điều này có nghĩa là khi ý thức sức khỏe thay đổi một đơn vị thì thái độ của người tiêu dùng về thực phẩm hữu
cơ thay đổi cùng chiều 0.436 đơn vị. Ý thức sức khỏe có tác động cùng chiều dương đến kiến thức của người tiêu dùng và có hệsốchuẩn hóa đạt 0.400 điều này có nghĩa
là khi ý thức sức khỏe thay đổi 1 đơn vị thì kiến thức của người tiêu dùng thay đổi
0.400 đơn vị. Thái độ có tác động dương cùng chiều đến ủng hộphát triển và có hệsố
chuẩn hóa 0.371 điều này có nghĩa là khi thái độ tăng 1 đơn vị thì ủng hộ phát triển
tăng 0.371. Kiến thức có tác động cùng chiều dương đến thái độvà có hệsốchuẩn hóa
là 0.286 điều này có nghĩa là khi kiến thức tăng 1 đơn vịthì tháiđộ tăng 0.286đơn vị.