HÃNG CHUYÊN NGHÀNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp “Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện” doc (Trang 89 - 94)

II. Kế hoạch kiểm toán và nội dung kiểm toán.

HÃNG CHUYÊN NGHÀNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Khách hàng : Công ty X Người lập: Ngày:

Năm tài chính : 2006 Người soát xét: Ngày: 20/3/2007 CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI KHOẢN TIỀN

C10

Lưu ý: tất cả các công việc kiểm toán được thực hiện phải thể hiện rõ hoặc chỉ rõ ra các nội dung sau:

+ Mục tiêu các công việc đã thực hiện.

+ Các công việc được thực hiện đã nằm trong kế hoạch kiểm toán và phương pháp kiểm toán được chọn để kiểm tra.

+ Kết quả công việc kiểm toán. + Kết luận.

Mục tiêu:

Thông qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rà soát nhanh việc ghi chép chứng từ, sổ sách. Kiểm toán viên phải cân nhắc và lựa chọn mục tiêu kiểm toán . Mục tiêu phải đảm bảo cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, tính sở hữu và tính trình bày cụ thể là:

+ Các nghiệp vụ liên quan đến thu, chi tiền đều được ghi sổ và đúng số tiền trên chứng từ gốc.

+ Xác định xem số dư tiền mặt, tiền gửi hiện có phải thuộc về công ty và đã được ghi chép đầy đủ, chính xác.

+ Xác định xem việc trình bày tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có theo đúng luật định và chuẩn mực kế toán hay không?

Thủ tục kiểm toán Người t. hiện

Tham chiếu I Kiểm tra hệ thống kiểm soát

1. Kiểm tra quy chế chi tiêu; thẩm quyền phê duyệt; thủ tục kiểm kê; sổ sách kế toán và việc khoá sổ kế toán cuối kỳ.

2. Kiểm tra thủ tục phát hành séc, uỷ nhiệm chi, phân công, phân nhiệm, đối chiếu, xác nhận số dư, các quy định về lập quỹ báo cáo quỹ (ngày, tuần, tháng)

3. Thu thập, lập, và cập nhật các văn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ (lập sơ đồ tổ chức bằng hình vẽ hoặc bằng ghi chép), chính sách và quy trình kiểm soát, trình tự viết phiếu thu và phiếu chi, kiểm kê quỹ, trình tự quy trình rút tiền gửi ngân hàng, phương pháp hạch toán, và thủ tục đối chiếu số dư tiền gửi giữa sổ sách với sổ phụ ngân hàng.

4. Chọn một số phiếu thu, chi, biên bản kiểm kê quỹ tháng, bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng để kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Ghi chép cac sai sót phát hiện trên WP

V.An h V.An h C30 II Phân tích soát xét

1. Phân tích tỷ trọng của số dư tiền gửi trên tổng Tài sản: Tỷ trọng phát sinh trên Bảng cân đối tài khoản.

2. Phân tích số dư về tiền Việt Nam và Ngoại tệ. 3. Phân tích chu trình thu, chi tiền,…

4. Đánh giá HTKSNB và đưa ra phương pháp và phạm vi mẫu kiểm tra.

V. Anh

C40

III Kiểm tra chi tiết

1 Lập bảng tổng hợp và đối chiếu số dư với các sổ sách và báo cáo tài chính.

Kiểm tra số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

2 Thu nhập biên bản kiểm kê quĩ cuối năm. Đối chiếu

với quĩ tiền mặt, xác định nguyên nhân chênh lệch. V.An h

3 Thực hiện việc kiểm kê tiền mặt tại thời điểm kiểm toán. Lưu ý nếu quĩ bao gồm cả những chứng từ có giá như: Ngân phiếu, Trái phiếu hoặc vàng, bạc, đá quí thì phải kiểm tra chi tiết để xác định giá trị hợp lý: Xem những chứng từ mua bán có liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ kết quả kiểm kê để xác định số dư tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Yêu cầu giải trình nếu có sự chênh lệch.

4 So sánh số dư trên số quĩ và tiền gửi ngân hàng với Sổ cái tổng hợp.

5 Thực hiện thủ tục đối chiếu tài khoản tiền gửi ngân hàng:

Gửi thư xác nhận số dư TGNH.

Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư sổ phụ. Giải thích các khoản chênh lệch lớn (nếu có). Thu thập hoặc tiến hành đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng tại ngày lập bảng cân đối giữa Sổ cái.

V.An h

C220/1-5

Kiểm tra việc ghi chép và hạch toán các khoản thấu chi tiền gửi ngân hàng. Các khoản lãi phải trả đối với các khoản thấu chi và hồ sơ chứng từ về việc bảo lãnh hay phê duyệt các khoản thấu chi. Kiểm tra các tính hiện hữu của các tài sản thế chấp hay bảo lãnh ghi chép trên sổ sách, chứng từ của công ty.

6 Kiểm tra lại tất cả các khoản tiền gửi chưa được ghi chép vào ngày cuối kỳ với báo cáo ngân hàng sau ngày khoá sổ.

Kiểm tra tài khoản tiền đang chuyển N/A 7 Đối chiếu các séc về tài khoản tiền gửi và các khoản

khác (như chuyển khoản, các nghiệp vụ chuyển tiền giữa các đơn vị nội bộ và rút tiền gửi nhập quĩ) với sổ phụ ngân hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Kiểm tra các khoản tiền đó được ghi chép vào sổ phụ của tháng tiếp sau ngày khoá sổ.

ngày khoá sổ.

Kiểm tra sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng để đối chiếu các séc chuyển trả thanh toán cho nhà cung cấp tại ngày khoá sổ với sổ phụ tháng tiếp sau ngày khoá sổ. 8 Soát xét các khoản thu chi trước và sau ngày khoá sổ,

ghi chú các khoản lớn hoặc bất thường. Xác định xem chúng đã được ghi vào đúng kỳ hay không?

Có 9 Các thủ tục khác:

Xem xét việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán tại thời điểm báo cáo đối với các tài khoản tiền ngoại tệ. Đối chiếu với Sổ cái, kiểm tra việc tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá: đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ.

Xem xét việc kiểm soát áp dụng tỷ giá chuyển đổi đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Kiểm tra việc ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ đó trong kỳ. Xem xét và yêu cầu khách hàng đưa ra các bằng chứng của các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến bên thứ ba.

Chú ý các khoản thường ghi thiếu như lãi tiền gửi, lệ phí ngân hàng. Các khoản thu hoặc chi tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo Nợ hoặc báo Có của ngân hàng. Chú ý đến tính chất hợp pháp, hợp lý của chứng từ để đảm bảo các yếu tố cơ bản của chứng từ, có đầy đủ chứng từ gốc chứng minh hay không.

CPA HANOI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI

HANOI COMPANY PROFESSION OF AUDITING & ACCOUNTING LTD

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp “Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện” doc (Trang 89 - 94)