Kiểm tra chi tiết các loại tiền.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp “Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện” doc (Trang 32 - 36)

II. LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

4.2.Kiểm tra chi tiết các loại tiền.

4. Kiểm toán tiền.

4.2.Kiểm tra chi tiết các loại tiền.

Kiểm tra chi tiết đối với tiền mặt.

Các thủ tục khảo sát chi tiết đối với tiền mặt có thể được khái quát theo bảng sau đây:

Mục tiêu

Tính chính xác về kỹ thuật tính toán và ghi sổ kế toán tiền mặt.

Đối chiếu số liệu phát sinh thu, phát sinh chi giữa tài khoản tiền mặt (sổ cái) với số liệu ở các tài khoản (sổ cái) đối ứng có liên quan

Đối chiếu số liệu về số dư, số phát sinh trên sổ quỹ (của thủ quỹ) với sổ kế toán, đối chiếu số liệu trên nhật ký thu, chi tiền mặt với sổ cái tài khoản tiền mặt.

Tính toán lại số phát sinh, số dư tổng hợp trên sổ cái tài khoản tiền mặt. Các khoản tiền mặt thu, chi trình bày trên Báo cáo tài chính và trên bảng kê đều có căn cứ hợp lý.

Đối chiếu giữa các chứng từ thu, chi tiền mặt với các chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụ thu, chi và với sổ nhật ký thu, chi , sổ cái tài khoản tiền mặt.

Đối chiếu kiểm tra số liệu giữa sổ cái tiền mặt với sổ nhật ký (nhật ký chung, nhật ký thu, chi tiền,.) hoặc với bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ.

Đối chiếu kiểm tra số liệu của khoản mục tiền mặt trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ với số liệu trên sổ kế toán có liên quan (sổ cái và sổ chi tiết tiền mặt).

Sự đánh giá tính toán đúng đắn các khoản chi, đặc biệt là ngoại tệ và vàng bạc đá quý.

Kiểm tra việc ghi giá trị từng chứng từ vào sổ kế toán tiền mặt và sổ kế toán khác có liên quan. Đối chiếu việc ghi sổ phù hợp với các đối tượng thanh toán (thu, chi) tiền.

Rà soát lại (tính toán) việc tính toán quy đổi các khoản thu, chi tiền mặt là ngoại tệ và việc hạch toán vào các sổ liên quan (nhật ký, sổ chi tiêt ngoại tệ , sổ thanh toán…)

Tính toán lại và kiểm tra việc tính toán giá trị vàng bạc, đá quý nhập xuất, và tồn quỹ tiền mặt.

Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt đều được phản ánh vào sổ kế toán đầy đủ, kịp thời, đúng lúc.

Chọn mẫu theo thời gian và liệt kê các chứng từ phát sinh, từ đó đối chiếu bảng kê các chứng từ này với việc ghi sổ cùng kỳ để xác định sự đầy đủ của hạch toán. có thể kết hợp đối chiếu với việc ghi chép ở sổ kế toán liên quan (mua hàng, thanh toán …) để đề phòng sự bỏ sót hoặc ghi trùng.

Đối chiếu về ngày tháng của nghiệp vụ thu, chi tiền với ngày lập chứng từ thu, chi và với ngày ghi sổ kế toán.

quỹ và trên sổ kế toán tiền mặt.

Đối chiếu ngày ghi sổ nộp tiền vào ngân hàng và xác nhận tương ứng của ngân hàng.

Sự khai báo và trình bày các khoản thu, chi tiền mặt là đầy đủ và đúng đắn.

kiểm tra, đối chiếu với các biên bản, hợp đồng mua bán đại lý… về các khoản giảm giá, chiết khấu, hoa hồng, cho vay, đi vay… Kiểm tra sự phân biệt chi tiết, cụ thể trong hạch toán trên các sổ kế toán tiền mặt và sự trình bày công khai, đầy đủ, đúng đắn các khoản tiền mặt trên các bảng kê và trên các Báo cáo tài chính.

Kiểm tra chi tiết về tiền gửi ngân hàng

Các thủ tục kiểm tra chi tiết thông thường phổ biến đối với số tiền gửi ngân hàng về cơ bản cũng tương tự như kiểm toán tiền mặt ở trên. tuy nhiên nó cũng có những đặc điểm riêng đặc thù đối với tiền gửi ngân hàng như sau:

+Lập bảng kê chi tiết về tiền gửi ngân hàng và đối chiếu với số dư trong sổ cái, đối chiếu với số liệu của ngân hàng xác nhận.

+ Trong quá trình thực hiện, Kiểm toán viên có thể thu thập hoặc lập bảng kê chi tiết về các loại tiền gửi ngân hàng. Kiểm toán viên có thể thực hiện đối chiếu để xác nhận sự phù hợp về số liệu liên quan tới tiền gửi ngân hàng.

+ Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ và việc tính giá đối với vàng bạc, đá quý, kim loại quý gửi tại ngân hàng.

+ Kiểm tra việc tính toán và khoá sổ kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàng thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp sổ phụ của ngân hàng gửi cho đơn vị ở khoảng trước và sau ngày khoá sổ để đối chiếu với số liệu trên sổ của đơn vị nhằm phát hiện chênh lệch và tìm hiểu nguyên nhân.

+ Gửi thư xác nhận số tài khoản tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khoá sổ kế toán.

+ Khảo sát nghiệp vụ chuyển khoản bằng cách lập bảng liệt kê tất cả các loại khoản tiền gửi ngân hàng trong các nghiệp vụ chuyển khoản được thực hiện những ngày trước và sau ngày lập các báo cáo tài chính. Sau đó

đối chiếu với việc ghi sổ kế toán của từng nghiệp vụ đó có được ghi sổ kịp thời và đúng đắn hay không.

Kiểm tra chi tiết về tiền đang chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra chi tiết về tiền đang chuyển và số dư tiền đang chuyển chủ yếu thường thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

+ Lập bảng kê danh sách các khoản tiền đang chuyển liên ngân hàng cho tất cả các tài khoản liên quan để kiểm tra séc, uỷ nhiệm chi - đặc biệt vào những ngày cuối năm trước và những ngày đầu năm sau – nhằm xem xét các khoản tiền đó có được phản ánh chính xác hay không, có đúng với quy định của chế độ tài chính hay không.

+ Tính toán và đối chiếu kiểm tra với các khoản ngoại tệ được quy đổi và ghi sổ kế toán trong kỳ cũng như còn lại cuối kỳ (tại thời điểm lập Báo cáo tài chính).

+ Kết hợp với việc khảo sát đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng về nghiệp vụ và số dư tài khoản để xem xét tính hợp lý, tính trung thực của các nghiệp vụ và số dư có liên quan đến tiền đang chuyển.

+ Kiểm tra việc tính toán khoá sổ kế toán tài khoản tiền đang chuyển (TK 113) đảm bảo sự tổng hợp đúng kỳ cũng như tính chính xác, hợp lý của việc quy đổi ngoại tệ.

PHẦN II

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp “Nội dung phương pháp kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội thực hiện” doc (Trang 32 - 36)