(1) Chỉtiêu doanh sốcho vay hộnông dân:
DSCV là tổng số tiền mà khách hàng vay được từ ngân hàng trong một giai
đoạn, thời kỳ.
DSCV phản ánh kết quảvềviệc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay với tốc
độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. DSCV càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt
động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại DSCV giảm thì chứng tỏ hoạt động của ngân hàng không tốt.
(2) Chỉtiêu doanh sốthu nợhộnông dân:
DSTN là tổng số tiền mà ngân hàng thu được nợ thì khách hàng trong 1 giai
đoạn, thời kỳ.
DSTN càng cao trong tương quan DSCV thì thểhiện chấtlượng tín dụng càng tốt. (3) Chỉtiêu tổng dư nợcho vay hộnông dân:
Dư nợlà tổng sốtiền vay của các hộvay còn nợtại ngân hàng.
Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tếtại một thời điểm.
Tổng dư nợthấp chứng tỏhoạt động tín dụng của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng khách hàng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ
công nhân viên thấp…
Mặc dù vậy, chỉ tiêu này cao thì chưa hẳn chất lượng khoản vay tốt. Song nếu tổng dư nợ tăng liên tục qua các năm thì lại cho thấy chiều hướng tăng lên của chất
lượng tín dụng.
(4) Tỷtrọng dư nợcho vay trung, dài hạn trên tổng nguồn vốn:
Dư nợcho vay trung và dài hạn phản ánh quy mô cho vay trung và dài hạn tại một thời điểm.Tỷtrọng dư nợcho vay trung và dài hạn cao chứng tỏkhả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của ngân hàng là tốt, tác động tốt tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn.
(5) Tỷtrọng dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản trên tổng dư nợ:
Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡan toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi khách hàng không thể
trả đượcnợ. Căn cứ vào giá trị của TSĐB mà khách hàng đưa ra, NHTM sẽ xác định
lượng vốn có thểcho vay tối đa.
.Tỷtrọng dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản trên tổng dư nợ càng cao thì cho thấy chất lượng tín dụngở ngân hàng càng đảm bảo.
Bên cạnh các chỉtiêu tuyệt đối, ngân hàng còn sửdụng các chỉ tiêu tương đối: (6) Nợ quá hạn: là khoản nợ quá thời hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng mà khách hàng không có khả năng trảnợvà không có lý do chínhđáng. Khi đó ngân hàng
sẽchuyển từtài khoản dư nợsang tài khoản nợquá hạn.
Tỷlệnợ quá hạn càng cao đồng nghĩa với việc các hộ nông dân làm ăn thua lỗ
và khó có khả năng thanh toán.
Tỷlệnợquá hạn hộnông dân = ư ợ ộ ô â ú ạ
ổ ư ợ ộ ô â × 100%
(7) Nợ xấu: là các khoản nợ quá hạn trả lãi và cả gốc lớn hơn 90 ngày, đồng thời quy định các ngân hàng thươTrường Đại học Kinh tế Huếng mại căn cứvào khả năng trảnợcủa khách hàng để
hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Nợ xấu được tổchức tín dụng phân
vào nhóm 3 đến nhóm 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước và Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 của Chủtịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
Tỷlệnợxấu = ổ ư ợ ấ
ổ ư ợ × 100%
(8) Trích lập quỹdựphòng rủi ro tín dụng:
Theo khoản 2 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNNBan hành Quy định về trích lập và sử dụng dự phòngđể xửlý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo đó Trích lập dự phòng rủi ro được định nghĩa là :
“Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể
xảy ra do khách hàng của tổchức tín dụng không thực hiện nghĩa vụtheo cam kết. Dự
phòng rủi ro được tính theo dư nợgốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổchức tín dụng. Dựphòng rủi ro bao gồm: Dựphòng cụthểvà Dựphòng chung. Cụthể:
+ “Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sởphân loại cụthểcác khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thểxảy ra.
+ “Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụthểvà
trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổchức tín dụng khi chất lượng các khoản nợsuy giảm.
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụnghộ nông dân:
Các nhân tố thuộc về ngân hàng: (1) Thương hiệu ngân hàng:
Đây là một trong những nhân tố đầu tiên mà mọi đối tượng khách hàng trong đó
có hộnông dân quan tâm khi quyết định vay vốn tại ngân hàng. Thương hiệu của ngân hàng rất quan trọng, góp phần thu hút khách hàng đến giao dịch. Bên cạnh các yếu tố
về lịch sử hình thành và phát triển, để danh tiếng ngân hàng ngày một phát triển và làm cho nhiTrường Đại học Kinh tế Huếều người biết đến thì ban lãnhđạo chi nhánh cần có những chính sách phát
triển thương hiệu của ngân hàng, nhằm củng cốlòng tin, nâng cao uy tín đối với khách hàng khi giao dịch.
Được xem là người bạn đồng hành của người nông dân, NHNo&PTNT luôn là lựa chọn hàng đầu của hộ nông dân, bởi cái tên của đã thể hiện rõ ràng đây là ngân
hàng phục vụ cho đời sống nông dânở các vùng nông thôn nhằm nâng cao đời sống và phát triển cho những người dân vùng nông thôn. Không những thế NHNo&PTNT là ngân hàng uy tín, nhận được nhiều sự tin tưởng từmọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là hộnông dân.
(2) Điều kiện cho vay:
NHNo&PTNT là nơi cho vay xem xét và giải quyết cho vay khi khách hàng có
đủ các điều kiện sau:
- Có năng luật pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.
- Mục đích sửdụng tiền vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trảnợtrong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụkhảthi và có hiệu quả. Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Những khách hàng muốn vay vốn thì không đủ điều kiện vay còn những khác
hàng đủ điều kiện vay lại không muốn vay. Đa phần các hộ nông dân gặp nhiều khó
khăn liên quan đến thiếu tài sản đảm bảo, thiếu phương án kinh doanh hoặc phương án
kinh doanh thật sựkhông rõ ràng, cụthể.
Nếu điều kiện cho vay phù hợp với các quy định của pháp luật mà người vay dễ
hiểu sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho nông dân tiếp cận vay vốn. Tuy nhiên, nếu điều kiện
cho vay quá đơn giản có thể tạo cơ hội dễ dàng cho nhiều đối tượng vay vốn nhưng
ngân hàng lại chịu một mức rủi ro cao, vì vậy điều kiện cho vay phải được tận dụng linh hoạt tùy theo từng vùng, từng khu vực.
Tùy thuộc vào từng nhóm hộnông dân, khu vực kinh tế mà đặt ra phương pháp
cho vay phù hợp. Phương pháp cho vay phù hợp sẽ hấp dẫn hộ nông dân quyết định vay vốn.Như vậy phương pháp cho vay phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng
và đối tượng sửdụng vốn vay của khách hàng. (4) Thủtục cho vay của NHNo&PTNT:
Thủ tục vay vốn càng đơn giản, càng rõ ràng thì các hộnông dân càng dễdàng tiếp cận ngân hàng để vay vốn. Bên cạnh các khó khăn khi không đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng, đa phần các hộnông dân vay vốn còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến thông tin tài chính kém minh bạch.
Để lượng khách hàng hộ nông dân ổn định và tăng trưởng, ngân hàng cần cải tiến thủ thục cho vay theo hướng đơn giản, gọn nhẹ nhưng đồng thời phải cung cấp
đầy đủ thông tin về sản phẩm vay vốn và phù hợp với trình độ khách hàng vay vốn. Nhân viên ngân hàng cũng cần hướng dẫn cụ thể, giải thích rõ ràng và chi tiết các thủ
tục cần có, điều khoản trong hợp đồng vay vốn hộnông dân. (5) Lãi suất cho vay:
Mức lãi cho vay do tổchức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với qui
định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Lãi suất, phí vay thấp là những lợi thếcạnh tranh trên thị trường trong việc giữ
chân khách hàng hiện hữu và thu hút khách hàng mới, đặc biệt là hộ nông dân. Căn cứ
trên lãi suất huy động vốn, chi phí hoạt động của ngân hàng để đề ra một biểu lãi suất cho vay phù hợp hơn là mọi cách tận thu khách hàng.
(6) Mức vốn vay, thời hạn cho vay: - Mức vốn vay:
NHNo&PTNT, nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (nếu khoản vay áp dụng đảm bảo bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam.
mà NHNo&PTNT có từng mức vay phù hợp. Lượng vốn đầu tư chỉ ở một mức nhất
định nào đó thì mới có kết quảtốt, lượng vốn lớn hơn có thể làm cho người nông dân gặp rắc rối trong việc quản lý, tỷtrọng vốn vay càng cao trong dựán thì khi có kết quả
rủi ro, sẽ gây nên vấn đề thua lỗ càng lớn. Còn đối với vốn vay không đáp ứng đủthì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không đạt hiệu quảtối đa.
- Thời hạn cho vay:
NHNo&PTNT, nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn
cứvào:
+ Chu kỳsản xuất, kinh doanh.
+ Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.
+ Khả năng trảnợcủa khách hàng.
+ Nguồn vốn cho vay của ngân hàng nông nghiệp
Các nhân tốthuộc vềhộnông dân (1) Phương án sản xuất kinh doanh:
Hộ nông dân có phương án sản xuất kinh doanh tốt, có khả năng đem lại hiệu quả, đồng thời tuân theo quy định của pháp luật sẽ dễ dàng vay được vốn
NHNo&PTNT. Tuy nhiên phương án ở đây không biểu hiện trên các con sốtrên trang giấy, nhiều hộ nông dân mặc dù trình độ văn hóa có hạn, nhưng lại có nhiều kinh nghiệm sản xuất được đút kết từ đời sống, từ thực tiễn trong nhiều năm, chính vì vậy nếu có được sự giúp đỡcủa cán bộtác nghiệp thì hộnông dân mới lập ra được một dự
án sản xuất kinh doanh có tính khảthi kết hợp giữa lý luận của các cán bộtác nghiệp và thực tiễn mà hộ nông dân đã trải qua.
(2) Khả năng đáp ứng những điều kiện do ngân hàng đặt ra:
Hộnông dân cần đáp ứng được những điều kiện cho vay của ngân hàng thì việc vay vốn mới diễn ra một cách dễ dàng, và ngược lại, khi không thỏa mãn được những
điều kiện, đa phần là do liên quan đến điều kiện tài sản thếchấp, điều kiện pháp lý của hộ nông dân,… Lúc này về phía ngân hàng cần có quy định riêng đặc thù cho đối
(3) Kiến thức, trìnhđộcủa chủhộ:
Chủ hộcó kiến thức, trình độ học vấn càng cao thì nông hộ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin vay vốn, dễdàng tiếp cận với khoa học kỹthuật,tư duy tính toán đầu tư hiệu quả hơn, khả năng đem lại thu nhập cao và hoàn trảnợ ngân hàng cao hơn
(4) Kết quảsản xuất kinh doanh của hộnông dân:
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân đạt một kết quả tốt, hiệu quả cao thì khiđó, chấtlượng tín dụng đang ổn định và phát triển, ngược lại, nếu hoạt
động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, gây lỗ vốn, rủi ro lớn cho hộ nông dân thì lúc nàyđó chính là nguy cơ đối với ngân hàng khi khách hàng không có khả năng
trảnợ, dẫn đến tình trạng quá hạn..
Yếu tốthị trường:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hộnông dân, thị trường tiêu thụsản có vai trò quan trọng. Nếu thị trường tiêu thụthuận lợi, hoạt động mua bán hiệu quả, hộnông dân có lời.Như vậy chứng tỏhoạt động tín dụng có hiệu quả.Ngược lại, thị trườngế ẩm thì người nông dân bịthua lỗ, hoạt động tín dụng không đạt được hiệu quả.
1.2. Thực tiễn nâng cao chất lượng tín dụng hộnông dânởmột số ngân hàng điển hình:
1.2.1. Kinh nghiệmNHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk:
NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kịp thời, đồng bộcác giải pháp để đưa
nguồn vốn nhanh chóng vào phục vụphát triển nông nghiệp, nông thôn như: chỉ đạo các
đơn vịtrực thuộc khảo sát nắm bắt tình hình KT-XH tại địa phương, nắm bắt nhu cầu về
vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổchức đoàn thểchính trị - xã hội các cấp đểtổchức thực hiện có hiệu quả
Nghị định 41; tuyên truyền về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đến khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hộnông dân và các tổchức chính trị - xã hội gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sửdụng các sản phẩm dịch vụcủa ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng; cho vay hạn mức tín dụng
đối với hộnông dân sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ; cho vay tái canh cà phê… Nhờ đó
mà khách hàng chủ động trong việc lập dựán, tiếp cận sớm được với nguồn vốn vay.
Đắk Lắk đạt 53.813 tỷ đồng, với 466.229 lượt khách hàng vay vốn, chiếm tỷ lệ 72% số khách hàng được tiếp cận vay vốn theo Nghị định 41 trên địa bàn (toàn tỉnh có
hơn 30 tổchức tín dụng cùng thực hiện chính sách tín dụng này). Doanh sốthu nợ là 44.344 tỷ đồng, dư nợ cho vay theo Nghị định 41 đạt 9.469 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tăng so với thời điểm 30/6/2010 là 2.313 tỷ đồng. tạo điều kiện cho khách hàng khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; cơ cấu kinh tếchuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân được quan tâm đầu tư đúng mức, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng
trăm ngàn hộ nông dân địa phương.
1.2.2. Kinh nghiệm NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa:
Trong nhiều năm qua, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa luôn xác định nhiệm vụ được giao là: Kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước,
bảo tồn và phát triển nguồn vốn...
Thực hiện nhiệm vụ được giao, ngay từ năm 2014, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tích cực triển khai thực hiện các giải pháp để