Đối với khách hàng là hộ nông dân thì cần theo dõi, nắm bắt được thông tin cá
nhân của khách hàng một cách kịp thời, chính xác về: Tuổi tác, trìnhđộ học vấn,…để có được đánh giá chính xác về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó hướng dẫn cho nông dân có các hình thức vay vốn hợp lý.
Xử lý nhanh gọn các khoản nợ quá hạn, nợ xấu: Trước hết NHNo&PTNT huyện A Lưới cần bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương từng năm và từng
giai đoạn để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả. Khi đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để có hướng đề xuất xử lý thích hợp. Nếu do nguyên nhân chủ quan, CBTD phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện
pháp như động viên khách hàng dùng nguồn vốn khác đểtrả nợ, tự xửlý tài sản đảm bảo để trả nợ. Nếu khách hàng vẫn không trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn
thể, chính quyền địa phương cũng như cơ quan pháp luật trong thu hồi nợxấu. Nếu do nguyên nhân khách quan, thì tuỳtừng trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ ngân hàng, động viên khách hàng tự xửlý tài sản bảo đảm trả nợ hết không có phương án nào khác. Trường hợp xử lý tài sản quá khó
khăn và đủ điều kiện thìđề nghị xửlý nợbằng nguồn dựphòng rủi ro.Tóm lại, thu hồi nợ xấu là công việc hết sức gian nan, mất nhiều thời gian, công sức đòi hỏi nhiều tâm huyết của cán bộ tín dụng nhưng cách tốt nhất vẫn là kiên trì bám trụ, thường xuyên lui lới nhắc nhở, động viên, đánh vào tâm lý của người vay vốn: “mưa dầm thấm đất”,
vì vậy nếu tích cực, kiên trì bám trụ đểthu nợsẽ đem lại kết quảnhất định.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
- Qua các sốliệu thực tế về hoạt động của chi nhánh có thểthấy hoạt động vay vốn của toàn huyện ngày càng được cải thiện và nâng cao, tuy nhiên số lượng các hộ
nông dân vay vốn lại thấp hơn nhiều so với những vùng kháctrên toàn nước ta. Vì thế NHNo&PTNT A Lưới cần cốgắng thật nhiều hơn nữa để lựa chọn được các giải pháp phù hợp nhằm thu hút đối tượng khách hàng là hộ nông dân, cải thiện đời sống người
dân, đưa huyện nhà từng bước phát triển.
- Nguồn lực ngân hàng: NHNo&PTNT huyện A Lưới đã chú trọng trong khâu tuyển chọn nhân lực, chủ yếu là những cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng. Nguồn nhân lực có trìnhđộcao tạo nên sức mạnh trong sự phát triển bền vững của ngân hàng
- Kết quả kinh doanh: NHNo&PTNT huyện A Lưới có tổng nguồn vốn huy động tăng qua từng năm. Tiền gửi dân cư là nguồn vốn tạo ra nhiều lợi nhuận cho
Ngân hàng, nguồn vốn này tăng mạnh chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, được đa số các khách hàng tin tưởng nên dùng vốn nhàn rỗi của mình gửi vào Ngân hàng để tìm lợi nhuận. Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện A Lưới khá cao và tăng dần qua các năm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Doanh số thu
nợ đạt kết quả tốt, điều này cho thấy cán bộ tín dụng đã làm tốt nhiệm vụ của mình,
đồng thời khách hàng có ý thức trả nợ. Dư nợ cho vay có TSĐB là chủ yếu trong cơ
cấu dư nợ NHNo&PTNT huyện A Lưới, cho thấy ngân hàng thận trọng trong hoạt động cho vay, giúp ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn
trong hoạt động kinh doanh. Nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay trung, dài hạn có số lượng cao, điều này xuất phát từ rủi ro vốn có của tín dụng trung, dài hạn, đó là thời
hạn cho vay càng dài thì rủi ro càng lớn. Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa trong cho
vay ngắn hạn, giảm thiểu rủi ro trong cho vay trung, dài hạn.
- Tình hình chất lượng tín dụng HND: Doanh số cho vay hộ nông dân còn thấp
trong tổng DSCV của NHNo&PTNT huyện A Lưới, tuy nhiên DSCV tăng qua từng năm, điều này cho thấy hộ nông dân tại địa bàn A Lưới tiếp cận vay vốn tại
NHNo&PTNT huyện A Lưới ngày càng nhiều, chứng tỏ NHNo&PTNT huyện A Lưới
mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và có hiệu quả, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho hộ nông dân trên địa bàn huyện A Lưới. Doanh số thu
nợ hộ nông dân thấp trong tương quan DSCV hộ nông dân, điều này là do dư nợ hộ
nông dân tại huyện A Lưới đa số là trung và dài hạn, tuy nhiên DSTN hộ nông dân tăng đều qua các năm, như vậy chứngtỏ chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT huyện A Lưới tăng, mỗi đội ngũ tín dụng đã chú ý quan tâm theo dõi, nhắc nhở nợ đến hạn cho khách hàng trên địa bàn mà mình được giao khoán. Nợ quá hạn hộ nông dân ở
NHNo&PTNT huyện A Lưới có tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ hộ nông dân và tăng giảm không đều qua các năm, nợ xấu giảm một cách rõ rệt,NHNo&PTNT huyện A Lưới đã chủ động trong việc xử lý nợ xấu nên bức tranh nợ xấu được cải thiện tích cực, ngân
hàng cần duy trì, khai thác các biện pháp sẵn cóvà phát huy nhằm tạo được uy tín giúp
hoạt dộng tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Chi phí dự phòng rủi ro được
NHNo&PTNT huyện A Lưới trích lập đầy đủ trong các năm, chi phí dự phòng rủi ro
được trích lập có tỷ trọng thấp dần qua từng năm. Điều này cho thấy công tác phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu có bước tiến triển trong những năm qua.
Như vậy, NHNo&PTNT huyệnA Lưới cần lựa chọn được các giải pháp phù hợp nhằm thu hút đối tượng khách hàng là hộ nông dân, cải thiện đời sống người dân, đưa
huyện nhà từng bước phát triển. Đồng thời, ngân hàng cần duy trì, khai thác các biện pháp sẵn có và phát huy nhằm tạo được uy tín giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn.
II. KIẾN NGHỊ