Doanh số cho vay hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyệ nA Lưới

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 56 - 58)

Bảng 2.7: Doanh sốcho vay hộnông dân của NHNo&PTNT huyện A Lưới

giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉtiêu 2016 2017 2018 So sánh GT % GT % GT % 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1. Theo tài sản đảm bảo: Cho vay có TSĐB 8 38,1 10 37,04 15 42,86 2 25 5 50

Cho vay không có TSĐB 13 61,90 17 62,96 20 57,14 4 30,77 3 17,65 2. Theo thời hạn: Ngắn hạn 6 28,57 8 29,63 13 37,14 2 33,33 5 62,5 Trung,dài hạn 15 71,43 19 70,37 22 62,86 4 26,67 3 15,79 3. Theo mục đích sửdụng: Chănnuôi 11 52,38 13 48,15 19 54,29 2 18,18 6 46,15 Trồng trọt 5 23,81 8 29,63 10 28,57 3 60 2 25 Khác 5 23,81 6 22,22 6 17,14 1 20 - - Tổng DSCV HND 21 100 27 100 35 100 6 28,57 8 29,63

(Nguồn: Phòng Kinh doanh tín dụng)

Nhận xét: Nhìn chung, doanh số cho vay hộ nông dân tăng đều trong ba năm qua. Năm 2017 tăng 28,57% tương ứng với tăng 6 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tăng 29,63% tương ứng với tăng 8 tỷ đồng so với năm 2017. Điều này cho thấy hộnông dân tại địa bàn A Lưới tiếp cận vay vốn tại NHNo&PTNT huyện A Lưới ngày càng nhiều. Chứng tỏNHNo&PTNt huyện A Lưới là một ngân hàng có uy tín và ngày càng nhận được niềm tin từphía hộnông dân.

- Theo tài sản đảm bảo: DSCV không có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay hộ nông dân, và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tăng 30,77% hay tăng 4 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018, tăng 17,65% tương ứng với

tăng 3 tỷ đồng so với năm 2017. DSCV có TSĐB chiếm tỷ trọng thấp hơn và cũng tăng đều trong ba năm qua. Năm 2017 tăng 25% tương ứng với tăng 2 tỷ đồng so với

năm 2016. Năm 2018 tăng gấp đôi tương đương với tăng 5 tỷ đồng so với năm 2017. Điều này chứng tỏ NHNo&PTNT huyện A Lưới đang áp dụng chính sách của nhà

nước vềkhuyến khích vay vốn hộ nông dân một cách có hiệu quả. Tạo điều kiện cho

người nông dân dễdàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.

- Theo thời hạn: DSCV trung và dài hạn chiếm tỷtrọng lớn so với DSCV ngắn hạn trong tổng DSCV hộ nông dân và tăng qua các năm. Năm 2017 tăng 26,67% tương ứng với tăng 4 tỷ đồng so với năm 2017. Năm 2018 tăng 15,79% tương ứng với 3 tỷ đồng so với năm 2017. DSCV ngắn hạn có tỷtrọng thấp hơn và cũng tăng qua ba năm. Năm 2017 tăng 33,33% hay tăng 2 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tăng

62,5% hay 5 tỷ đồng so với năm 2017. Như vậy các hộ nông dân đã mạnh dạn vay vốn

để đầu tư vào các dựán sản xuất kinh doanh có thời hạn lâu dài.

- Theo mục đích sử dụng vốn: DSCV mục đích chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất so với mục đích trồng trọt và các mục đích khác và tăng trong ba năm qua. Năm 2017 tăng 18,18% hay tăng 2 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tăng 46,15% tương ứng với tăng 6 tỷ đồng so với năm 2017. DSCV mục đích trồng trọt vào có tỷ trọng bằng với các mục đích khác, đến năm 2017, DSCV mục đích trồng trọt tăng 60% tương ứng với 3 tỷ đồng so với năm 2016, trong khi đó DSCV mục đích khác chỉ tăng

20% với 1 tỷ đồng. Năm 2018, DSCV mục đích trồng trọt tăng 25% tương ứng với 2 tỷ đồng, DSCV mTrường Đại học Kinh tế Huếục đích khác giữ nguyên so với năm 2017. DSCV của các mục đích

sửdụng vốn của hộ nông dân đều tăng chứng tỏhộnông dân mạnh dạn đầu tư vào các

hoạt động sản xuất kinh doanh và có hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hộ nông dân trên địa bàn huyện A Lưới, đồng thời nâng cao doanh sốcho vay của NHNo&PTNT huyện A Lưới.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 56 - 58)