Từ năm 2010 đến nay, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tập trung triển khai thực
hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp để huy động nguồn vốn, mở rộng
các loại hình cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Trị tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng nhân sự của các chi nhánh, phòng giao dịch để đổi mới hiệu quả hoạt động trong huy động vốn và cho vay; tăng cườngTrường Đại học Kinh tế Huế
thành lập các tổ lưu động để thuận tiện giao dịch với bà con nông dânở khu vực vùng
sâu, vùng xa. Trong đầu tư tín dụng, , NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục bám sát các định hướng, chủ trương của tỉnh về quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phát triển
kinh tế nông nghiệp, qua đó chỉ đạo các chi nhánh trên địa bàn điều tra, khảo sátcụ thể
tình hình kinh tế - xã hội để xây dựng hồ sơ kinh tế của cấp xã, cấp huyện trên cơ sở
các chỉ tiêu cụ thể về nhu cầu vay vốn của từng ngành nghề; số vốn đã cho vay; số hộ đãđược vay/tổng số hộ có nhu cầu vay vốn; nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung hạn…để
triển khai rộng rãi. Chi nhánh chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội để
chuyển tải vốn đến hộ nông dân có mức vay nhỏ; Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng tập trung vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để tiếp tục đầu tư phát triển chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi; khai thác, chế biến thủy sản; xây dựng các vùng nguyên liệu sắn, rừng
trồng phục vụ công nghiệp chế biến… Đẩy mạnh đầu tư vốn cho các hộ nông dân và cá nhân có mô hình sản xuất hàng hóa phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của
từng vùng, miền nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình sản xuất kinh doanh, cơ
cấu cây trồng vật nuôi theo hướng gắn với thị trường, sản xuất các sản phẩm có giá trị
kinh tế cao. Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, kinh tế hộ để chế biến, nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp cho nông dân. Ưu tiên nguồn vốn cho các doanh nghiệp đang thực hiện mô
hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng
dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ. Mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn… Bên cạnh đó, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị
tiếp tục thực hiện tốt việc hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn vay.
Tổng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2015 của , NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị đạt 5.690 tỷ đồng, tăng 859 tỷ đồng so đầu năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân
giai đoạn 2010- 2015 đạt 17%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân đạt
4.150 tỷ đồng, chiếm 72% tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ dưnợ cho vay ngắn hạn 52%; tỷ
lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn 48%. Tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,17% trên tổng dư nợ
6.030 tỷ đồng, tăng 730 tỷ đồng so năm 2014, trong đó nguồn tiền gửi có tính ổn định
từ dân cư chiếm tỷ trọng 90%...
Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển “Tam nông”, điểm nổi bật
trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị là chưa để xảy ra tình trạng khách hàng có đủ điều kiện vay vốn mà không được vay vốn; cung ứng vốn tín
dụng phục vụ tốt các chủ trương lớn của tỉnh về nông nghiệp như phát triển cao su tiểu điền, cà phê, nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản, các chương trình tín dụng ưu đãi cho vay khắc phục thiên tai, cho vay phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nghèo
Đakrông, chương trình xây dựng nông thôn mới... Hoạt động tín dụng của
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Trị đã phát huy tốt hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp,
góp phần quan trọng giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động và làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng ở nông thôn.
Kinh nghiệm rút ra đối với NHNo&PTNT huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Triển khai kịp thời và nhanh chóng các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Nắm bắt nhu cầu về vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả, tuyên truyền về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đến khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, hộ nông dân và các tổchức chính trị - xã hội gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sửdụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng.
- Tập trung và ưu tiên nguồn vốn để mở rộng cho vay các chương trình, dự án trên địa bàn. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn và kỳ hạn trả nợ, áp dụng đúng quy định;
chủ động điều chỉnh giảm lãi suất chocác khoản vay cũ, thu nợ gốc trước, thu lãi sau... nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng.
- Thực hiện việc cho vay không có bảo đảm tài sản để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cTrường Đại học Kinh tế Huếận nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Tăng cường tìm hiểu khách hàng; tiếp thị khách hàng truyền thống, khách
hàng tiềm năng; tạo uy tín, xây dựng thương hiệu bằng đổi mới công tác phục vụ,
chỉnh đốn tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, nâng cao chất lượng công tác chăm
sóc khách hàng
- Kiện toàn, nâng cao chất lượngnhân sự của các chi nhánh, phòng giao dịch để đổi mới hiệu quả hoạt động trong huy động vốn và cho vay; tăng cường thành lập các
tổ lưu động để thuận tiện giao dịch với bà con nông dânở khu vực vùng sâu, vùng xa. - Chủ động phối hợp với các tổ chức chínhtrị - xã hội để chuyển tải vốn đến hộ
nông dân có mức vay nhỏ
- Đẩy mạnh đầu tư vốn cho các hộ nông dân và cá nhân có mô hình sản xuất hàng hóa phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của từng vùng, miền nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi
theo hướng gắn với thị trường, sản xuất các sản phẩm có giá trịkinh tếcao.
-Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, kinh tế hộ để chế biến, nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.
- Hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn
giản tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng là hộ nông dân trong tiếp cận vốn vay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN A LƯỚI
2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1.Đặc điểm cơ bản huyện A lưới
2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
A Lưới là một huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, là
căn cứ địa cách mạng của cả tỉnh, cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đồng bào các dân tộc A Lưới đã có nhiều tấm gương tiêu biểu như: Anh hùng liệt sỹ A Vầu, xã Hồng Kim; Anh hùng liệt sỹ Cu Lối, xã Hồng Nam,… Nhờ những đóng góp to lớn cho cách mạng mà đã
được Đảng, Nhà nước tuyên dương, phong tặnghuyện A Lưới danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 16 xã, thị trấn được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 08 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân, 12 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 19 tập thể anh hùng lực lượng vũ trang.
Đồng thời, huyện A Lưới là địa bàn sinh sống, tụ cư lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em: Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy trong các thung lũng dọc Trường Sơn, sát với nước bạn Lào anh em, đến năm 1976 huyện A Lưới được thành lập và có thêm 03 xã kinh tế mới Sơn Thủy, Phú Vinh, Hương Phong là đồng bào kinh lên xây dựng quê hương mới tại A Lưới.
Đến nay, sau 38 năm (1976- 2014) trưởng thành và phát triển, huyện A Lưới hôm nay đã thay da đổi thịt, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, kinh tế- xã hội đã có những bước phát triển và đã đạt được những kết quả quan trọng: Thu
nhập bình quânđầu người 14 triệu đồng/người/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 15%; tỷ lệ hộ nghèo còn 13,64%; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, xây dựng, như: Điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sinh hoạt,… nhờ vậy, đã có 100% thôn, bản có đường giao thông, 90% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% xã, thị
Đặc điểm tựnhiên:
- Ví trị địa lý
Địa giới huyện A Lưới được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16000'57'' đến
16027’ 30'' vĩ độ Bắc và từ 10700' 3’ đến 107030' 30'' kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định:
+ Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị);
+ Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;
+Phía Đông giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy; + Phía Tây giáp nướcCHDCND Lào.
Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị
trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam
đất nước; cách không xa quốc lộ 9- trục đường xuyên Á, có thể thông thương thuận lợi
với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo-Quảng Trị; đồng thời, Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông-Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Có 85 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 khẩu quốc tế A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Kutai (tỉnh SaLavan) liên thông với CHDCND Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợi thế để huyện mở rộng
hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.
-Địa hình
A Lưới là huyện miền núi, nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy
Trường Sơn Bắc, có độ cao trung bình 600-800 m so với mặt nước biển, độ dốc trung
bình 20-250. Địa hình A Lưới gồm haiphần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
- Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, có các đỉnh cao
làĐộng Ngai 1.774 m ở giáp giới huyện Phong Điền, đỉnh Cô Pung 1.615 m, Re Lao 1.487 m, Tam Voi 1.224 m v.v. Đây là vùng thượng nguồn của ba con sông lớn là
sông Đa Krông, sông Bồ và song Tả Trạch đổ về vùng đồng bằng của hai tỉnh Quảng
- Phần phía Tây Trường Sơn, địa hình có độ cao trung bình 600 m so mặt nước
biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng
78.300 ha. Thung lũng A Lưới có địa hình tương đối bằng phẳng với chiều dài trên 30
km, đây là địa bàn tập trung đông dân cư của huyện.
- Khí hậu:
A Lưới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
chuyển tiếp giữamiền Bắc và miền Nam.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C- 25oC. Nhiệt độ cao nhất khoảng
34oC- 36oC, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 7oC- 12oC.
+ Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900- 5800 mm.
+ Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86-88%.
+ Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốc hơi lớn gâyra khô hạn kéo dài.
- Thủy văn
A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 sông chảy
sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sông chảy sang phía Việt Nam là sông Đa
Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch (nhánh tả của sông Hương). Ngoài ra A Lưới còn có mạng lưới các suối phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện.Phần lớn sông suối có độ
dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, thường bị sạt lở vào mùa mưa, gây khó khăn
cho xây dựng cầu, đường và đi lại. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
+ Hiện trạng đất đang sử dụng
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện A Lưới là 1.224,63 km2, trong đó:
Đất nông nghiệp:Diện tích 114.052,58 ha, chiếm 93,1% tổng diện tích tự nhiên, được sử dụng vTrường Đại học Kinh tế Huếào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Đất phi nông nghiệp:Diệntích 4.997,99 ha, bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất
tôn giáo-tín ngưỡng, đất nghĩa trang-nghĩa địa và sông suối, mặt nước chuyên dùng.
Đất chưa sử dụng:Toàn huyện còn 3.413,03 hađất chưa sử dụng, chiếm 2,78%
diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở những vùng ít có
điều kiện thuận lợi về tưới và giao thông đi lại khó khăn.
+ Đặc điểm thổ nhưỡng.
Đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn A Lưới khá đa dạng, một số nhóm đất chiếm
diện tích lớn bao gồm: 1) Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), chiếm
63% diện tích của huyện; 2) Nhóm đất feralit vàng trên đá cát (Fc), chiếm 28%; 3) Các nhóm đất khác, chiếm diện tích 9%.
-Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt:Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn huyện A Lưới là hệ thống các sông và mạng lưới các khe suối. Trong phạm vi
huyện A Lưới có các sông chính là sông A Sáp, A Lin, Tà Rình,Đakrông, sông Bồ.
Nguồn nước ngầm:Mực nước ngầm của các khu vực trong huyện khá cao. Qua
khảo sát thực tế cho thấy các giếng đào của dân cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu
từ 4 m trở lên.
- Tài nguyên rừng:
A Lưới có diện tích đất lâm nghiệp lớn 107.849,63 ha, trong đó diện tích đất
rừng sản xuất có 45.903,28 ha, đất rừng phòng hộ 46.322,34 ha, rừng đặc dụng
15.489,10 ha; đất rừng tự nhiên là 86.647,16 ha, đất rừng trồng là 15.858,79 ha. Trữ lượng gỗ khoảng 6-7 triệu m3, với nhiều loại gỗ quí như lim, gõ, sến, mun, vàng tâm, dổi, kiền, tùng v.v. và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, luồng, lồ ô, mây... Động
vật rừng đa dạng và có một số loài như sao la, chồn hương, mang, nai...thuộc nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
- Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện A Lưới tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trữ lượng
lớn có thể khai thác theo quy mô công nghiệp, trong đó đáng kể nhất là các mỏ cao