Quan điểm của Hồ Chí Minh về Chuyên chính vô sản

Một phần của tài liệu Những luận điểm cơ bản của V.I.Lenin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân (Trang 40 - 44)

Hồ Chí Minh thấy được cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc CMVS, mà còn là một cuộc CM giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc thuộc địa và “mở ra trước mắt họ thời đại

cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.

Cách mạng tháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến phong trào CM trên thế giới nói chung và CMVN nói riêng. Hồ Chí Minh đã chỉ ra tính triệt để của CM tháng Mười và khẳng định cách mạng Việt Nam muốn thành công phải đi theo CM tháng Mười Nga “Muốn cứu nước và giải

phóng dân tộc không có con đường nào khác là cách mạng vô sản”.

Hồ Chí Minh khẳng định: CM muốn thắng lợi, trước hết phải có Đảng lãnh đạo, không có đảng chân chính lãnh đạo CM không thể thắng lợi. Đảng muốn vững phải có GCCN làm cốt. Người phân tích và cho rằng: “Những người giác ngộ và nhân dân ta đều nhận thấy: Làm CM thì sống, không làm CM thì chết. Đảng có vững, CM mới thành công, CMVN muốn thành công phải đi theo Chủ nghĩa Mác – Lênin.

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chính phủ (công – nông – trí).

Quan điểm là phải có thời kỳ học tập và nhận thức về cách mạng:

Công nhân và nông dân là "gốc" cách mạng, là đội quân chủ lực. Đây là sự phát triển về chất, quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cứu nước theo đường lối CMVS so với quan điểm cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản Hồ Chí Minh không những đưa lực lượng công - nông vào danh sách tập hợp, mà còn xếp vào LLCM quan trọng nhất.

Tuổi niên thiếu tiếp xúc với các văn thân yêu nước, Người sớm nhận thức hoàn cảnh hiểm nghèo của đất nước từ đó nung nấu ý chí đưa đất nước thoát khỏi nô lệ.

Không tán thành quan điểm cứu nước của Phan Bội Châu cho là “Đuổi

hổ cửa trước rước beo cửa sau” và Phan Châu Trinh “Xin giặc rủ lòng thương”.

Hồ Chí Minh phải đi ra nước ngoài để tìm con đường giải phóng dân tộc.

Con đường Hồ Chí Minh đã chọn là con đường cách mạng vô sản. Tại vì tất cả các con đường theo phong kiến, dân chủ tư sản đều thất bại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX , kể cả phong trào Quốc Dân Đảng.

Tháng 7 năm 1920, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đọc được "Sơ thảo

luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin, Người đã khẳng

định đây là con đường giải phóng dân tộc của nước ta.

Hồ Chí Minh đã vượt qua được hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà tư sản đương thời và người đã lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lênin với con đường CMVN.

Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước lên chủ nghĩa cộng sản.

Lực lượng cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân, nòng cốt là khối liên minh công – nông – trí, đây là điểm sáng tạo so với chủ nghĩa Mác.

Sự nghiệp cách mạng Viêt Nam là bộ phận của Cách mạng thế giới. Cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa, phụ thuộc có thể giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc. Cách mạng ở thuộc địa và chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cách mạng thuộc địa thành công có thể

hỗ trợ cho cách mạng chính quốc. Vì CNTB như hai vòi bạch tuộc bám chặt vào thuộc địa và trong nước.

Quan điểm nổi bật là con đường lãnh đạo phải do ĐCS.

Tại vì trước Hồ Chí Minh các nhà yêu nước không đưa ra được một con đường cách mạng, đường lối cách mạng.

Quan điểm tiếp theo: cách mạng là sự nghiệp của toàn dân cộng với nòng cốt là liên minh công – nông – trí và phong trào cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh còn nêu cả tầng lớp trí thức. Điều này chứng tỏ rằng, Hồ Chí Minh nắm chắc đặc điểm xã hội Việt Nam, đánh giá cao vai trò của trí thức. Xây dựng khối liên minh công - nông - trí không có nghĩa chỉ là xây dựng các tổ chức đơn lẻ đó mà là có sự phối hợp chung. Điều này cần có đường lối, chủ trương và chính sách chung. Tăng cường vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam và vai trò quản lý của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân có nghĩa là để xây dựng thắng lợi khối liên minh công - nông - trí, đìều có ý nghĩa cốt tử để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Cách mạng là công việc của cả dân chúng không phải của riêng ai. CMVS ở thuộc địa và chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phải đoàn kết quốc tế đánh đuổi kẻ thù chung là CNĐQ. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc. Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh. Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản chính quốc. Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc

vào CMVS ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác - Lênin, đã được thắng lợi của CMVN chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

Tiếp là: Tiểu tư sản là "bầu bạn" của cách mạng. Trong tiểu tư sản, Hồ Chí Minh chia ra tiểu tư sản trí thức, học sinh và tiểu tư sản là tiểu chủ, tiểu thương (nhà buôn nhỏ). Đây là lực lượng mà Đại hội VI Quốc tế cộng sản gạt ra ngoài LLCM. Ở Việt Nam, tiểu tư sản đóng vai trò không nhỏ trong việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, trong việc tham gia các phong trào cách mạng và thậm chí trải qua các cuộc "thử lửa" của các phong trào cách mạng, họ đã trở thành lực lượng kiên trung, nhiều người trở thành những nhà cách mạng tiền bối, những cán bộ chủ chốt, cốt cán của ĐCS Việt Nam và Nhà nước ta sau này. Địa chủ vừa và nhỏ cũng là một lực lượng cần tập hợp. Nếu không tập hợp được họ thì chí ít phải làm cho họ trung lập.

Tư sản dân tộc, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cũng được tập hợp vào trận tuyến đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Tất cả những lực lượng như địa chủ, phú nông, tư sản dân tộc, về mặt lý luận chung, đều là những đối tượng của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN. Nhưng ở Việt Nam, họ đều có chung một điểm tương đồng, "một mẫu số chung" là yêu cầu giành ĐLDT và trên thực tế họ đã sẵn sàng cùng với công nông đứng lên trong cuộc đấu tranh vì ĐLDT. Cho nên, trong quá trình cách mạng ở Việt Nam, nếu không tập hợp được lực lượng này vào một mặt trận dân tộc thống nhất thì sẽ không tạo ra được sức mạnh tổng hợp thật sự hùng hậu.

Quan điểm nữa là: Phải tiến hành bạo lực cách mạng, vì sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Bạo lực cách mạng cũng là bạo lực quần chúng. Hệ thống của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu

tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Bạo lực cách mạng phải gắn với hòa bình (Dĩ bất biến ứng vạn biến).

Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của C.Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống quan điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Qua đó có thể thấy được sự sáng tạo của Người trong việc xác định LLCM so với những quan điểm của Đại hội VI QTCS đã từng chi phối rất mạnh đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung và đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc nói riêng, cuối những năm 20 đầu những năm 30 thế kỷ này. Nhìn một cách tổng quát, trong quan điểm xây dựng LLCM, Hồ Chí Minh đề cập lực lượng của cả dân tộc. Biên độ tập hợp LLCM của Hồ Chí Minh rất rộng, rộng đến mức tưởng chừng như là phi giai cấp. Chẳng hạn, Hồ Chí Minh đã đề cập LLCM Việt Nam là đồng bào, những người cùng một bọc của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết dân tộc Việt Nam; là những "con Rồng cháu Tiên", nghĩa là tất cả những người Việt Nam không phân biệt đảng phái chính trị, tôn giáo, giàu nghèo, gái trai, dân tộc... Có lúc Hồ Chí Minh nói rõ hơn là trừ bọn Việt gian phản quốc, song nếu có những người lầm đường lạc lối mà muốn quay trở lại con đường cách mạng thì cách mạng sẵn sàng tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Những luận điểm cơ bản của V.I.Lenin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w