2.3.1 Bản chất của nhà nước chuyên chính vô sản.
Bản chất chuyên chính vô sản là đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh để giải phóng mình,giải phóng cả loài người khỏi bị áp bức bóc lột, đem lại lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Trước CCVS thì đã có sự tồn tại một số NNCC khác đó là:
Chuyên chính chủ nô thì có nhà nước chủ nô dân chủ dẫn đến sự ra đời nhà nước ATEN và nhà nước chủ nô quý tộc dẫn đến ra đời nhà nước SPAC.
Chuyên chính phong kiến chia thành hai nhà nước: thứ nhất là nhà nước phong kiến tập quyền dẫn tới xuất hiện Nhà Tần, thứ hai là nhà nước phong kiến phân quyền và ra đời nhà nước MOROCCO.
Chuyên chính tư sản: cũng có sự tồn tại hai nhà nước, thứ nhất là nhà nước cộng hòa và điển hình là Hoa Kỳ, thứ hai là nhà nước quân chủ Lập hiến và ra đời nhà nước Anh.
Qua đó tôi đã thấy được một số hình thức chuyên chính trước NNCCVS.
“Tuyên ngôn Đảng cộng sản” C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng, giai cấp vô sản dù sinh sống trong từng quốc gia, dân tộc khác nhau, nhưng về bản chất có tính quốc tế, là một lực lượng quốc tế, kẻ thù của cách mạng mỗi nước xét cho cùng, về bản chất, cũng là một lực lượng quốc tế”
[15,156].
Ở tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 – 1850” C.Mác đã chỉ rõ bản chất CCVS là liên minh công nông, trong đó giai cấp công nhân - thông qua đảng tiên phong của mình - giữ vai trò lãnh đạo.
Ở tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” C.Mác đã làm rõ bản chất của chuyên chính vô sản, thực chất nó là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh cuả những người sản xuất chống giai cấp chiếm hữu, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế.
2.3.2. Tính chất của nhà nước chuyên chính vô sản
Sau quá trình hình thành và phát triển, C.Mác và Ph.Ăngghen cho chúng ta thấy được rõ hơn tính chất của NNCCVS, C.Mác đã chứng minh cho tính chất cách mạng, tính chất triệt để của giai cấp công nhân.
Ở tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” C.Mác đã làm rõ tính chất của NNCCVS, công xã thể hiện tính chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính quốc tế.
Tính chất công nhân thể hiện ở chỗ là công cụ để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp công nhân; Tính chất nhân dân thể hiện ở mục đích đem lại lợi ích cho nhân dân lao động, ra đời, tồn tại là kết quả hành động cách mạng của toàn thể nhân dân lao động. Công xã là nhà nước kết hợp chặt chẽ dân chủ và tập trung. Tính chất quốc tế thể hiện ở chỗ công xã là kết quả hành động cách mạng của giai cấp vô sản quốc tế, là công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản quốc tế… “Giai cấp tư sản ngày càng xóa
bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất, về tài sản và về dân cư. Nó tụ tập dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất, và tích tụ tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của những thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị. Những địa phương độc lập, liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi những quan hệ liên minh và có những lợi
ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau, thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhất”[4, 605-606]
Về cơ cấu tổ chức phải thể hiện tính chất công nhân, tính nhân dân, tính quốc tế. Cơ cấu tổ chức này có đặc điểm là thể chế nhà nước tập trung quyền hành để hành động; các công cụ là (cảnh sát, quân đội…) là công cụ của dân, do dân, vì dân, các viên chức nhà nước phải là công nhân hoặc những đại biểu được công nhân thừa nhận, có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào, lương ngang với lương công nhân.
Vậy qua tính chất mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã nói tới thì tôi thấy có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện CCVS, nó sẽ tác động rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ của NNCCVS.