Về kinh tế: Cũng như các cuộc cách mạng xã hội từng diễn ra
trong lịch sử, chuyên chính vô sản là kết quả tất yếu của sự phát triển mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất lỗi thời kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất, đó là mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất. Điển hình là:
“Công nhân không còn con đường nào khác để mà lựa chọn nữa: hoặc chịu chết đói, hoặc phải tiến hành đấu tranh. Ngày 22 tháng sau, họ đã đáp lại bằng một cuộc khởi nghĩa rất lớn, trong đó trận giao chiến lớn đầu tiên đã diễn ra giữa giai cấp đối lập trong xã hội hiện đại. Đó là cuộc đấu tranh để duy trì, hoặc để tiêu diệt chế độ tư sản. Tấm màn ngụy trang cho nền cộng hòa bị xé toang [19,45]
Về xã hội: là mâu thuẫn giai cấp công nhân với giai cấp tư sản,
đây là mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa được.
Hơn nữa là cách mạng không thể diễn ra tự phát, nó là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại sự thống trị của giai cấp tư sản.
Sự ra đời tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” là tất yếu khách quan, tuyên ngôn đã đặt nền tảng tư tưởng cho vấn đề xây dựng và phát triển tư tưởng chuyên chính vô sản. Những tư tưởng đó có ý nghĩa thiết thực trong công tác xây dựng, tổ chức giải phóng giai cấp.
“Những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc
bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau” [4,598]
C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra sự phát triển của đại công nghiệp do giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa tạo ra là vũ khí mà nhờ nó, giai cấp tư sản có thể chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến, là nền tảng vật chất cơ bản để giai cấp tư sản xác lập và không ngừng củng cố, hoàn thiện địa vị thống trị của mình. Cũng chính sự phát triển ấy đã sản sinh, tôi luyện giai cấp công nhân.
Vấn đề chuyên chính vô sản trong cuộc cách mạng đấu tranh chống giai cấp tư sản là do C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra và xây dựng. Sau này đã được Lê Nin vận dụng phát triển trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, là nguyên lý căn bản trong lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Qua phân tích cơ cấu xã hội tư bản chủ nghĩa và quá trình đấu tranh cộng với những tác phẩm đã ra đời, từ sự tổn thất thất bại trong cuộc đấu tranh nên C.Mác và Ph.Ăngghen đã đúc rút lại và chỉ ra cần phải đưa ra các quan điểm chuyên chính vô sản.
Lợi ích giai cấp tư sản và vô sản là đối lập và không điều hòa được, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản là tất yếu sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản. Suy ra giai cấp vô sản phải hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình. “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một
thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể cái gì khác hơn là nền chuyên chính vô sản [5,47].
Việc thiết lập chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân “chưa thể biến CMTS thành CMXHCN được… Tuy vậy thắng lợi ấy có
một ý nghĩa rất to lớn dưới sự phát triển tương lai của nước Nga và của toàn thế giới nữa”[17, 59 ]. Ngoài thắng lợi ấy thì không có gì nâng lên được thật
nhanh nghị lực cách mạng của GCVS toàn thế giới, không có gì rút ngắn được thật nhiều con đường của giai cấp đó đi đến thắng lợi hoàn toàn.