Sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Những luận điểm cơ bản của V.I.Lenin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân (Trang 44 - 49)

Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng cầm quyền tại Việt Nam theo Hiến pháp, đồng thời cũng là Đảng duy nhất được phép hoạt động. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức được công bố, Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy chủ

nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng.

Vì vậy, Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Nhà nước Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là "nhà nước xã hội chủ nghĩa; nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỉ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân" ("Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội").

Để có được sự vận dụng một cách đúng đắn và hoàn thiện nhất thì cần phải biết tìm tòi và bắt trước, phân tích và rút ra kinh nghiệm thì mới thấy được mặt tích cực và tiêu cực khi vận dụng vấn đề đó vào hiện tại. Cho nên sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng cần phải đảm bảo được các yếu tố trên thì mới có thể giành được thắng lợi và xây dựng đất nước.

Sự vận dụng của ĐVSVN, tôi chia làm hai giai đoạn đó là: Từ 1930 đến 1975 và từ 1975 đến nay.

Giai đoạn thứ nhất (1930 – 1975)

Đây là giai đoạn mà ĐCSVN đã vận dụng được các kinh nghiệm và rút ra bài học từ các cuộc đấu tranh đã diễn ra trước đó, ví dụ

“Cách mạng tháng Mười Nga”. Ở giai đoạn này có sự lãnh đạo của

ĐCSVN đứng đầu là Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của C.Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống quan điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, ĐCSVN đưa ra trong sự nghiệp lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc phải có sự liên minh Công – Nông – Trí.

Phải xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh vì đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho sự thành công.

Qua sự vận dụng đó, ĐCSVN đã thành công trong Cách Mạng tháng Tám năm 1945, chiến thắng thực dân Pháp năm 1954 và đế quốc Mỹ năm 1975.

Tóm lại trong giai đoạn (1930 – 1975) Đảng ta vận dụng và đưa ra các đường lối để đấu tranh chống phát xít, thực dân, đế quốc và các thế lực phản động để giành chính quyền về tay nhân dân, đất nước được độc lập.

Giai đoạn (1975- nay)

Giai đoạn này đất nước ta đã chiến thắng kẻ thù xâm lược và bắt đầu đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Cho nên ĐCSVN có vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận dụng và định hướng phát triển đất nước.

Cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh, để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phải xây dựng GCCN lớn mạnh gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đó là động lực chủ yếu phát triển đất nước. Đồng

thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân toàn thế giới.

Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, nhà nước và toàn xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người. Quan tâm giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc.

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao khối công – nông – trí; Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao ngang tầm với khu vực và quốc tế.

Đặc biệt, xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư xây dựng CNXH.

Tất cả nỗ lực đó nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả theo hướng xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tóm lại “Chuyên chính vô sản” của C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu là kho tàng quý giá để lại cho thế giới loài người mà sau này Lênin và Hồ Chí Minh là người kế tục hoàn hảo nhất. Đặc biệt là tư tưởng CCVS của C.Mác và Ph.Ăngghen hai ông đã nhiều lần nghiên cứu và phát triển.

Trong quá trình tìm hiểu các tác phẩm kinh điển của C.Mác và Ph.Ăngghen, tôi thấy được tiến trình ra đời và phát triển của chuyên chính vô sản thể hiện rõ nhiệm vụ, vai trò, tầm quan trọng trong quá trình đấu tranh. Từ đó thấy được tầm ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến xã hội của các nước và trên toàn thế giới. Nó góp phần cho các cuộc cách mạng trên thế giới đặc biệt là cách mạng ở Việt Nam.

Vậy Hồ Chí Minh và ĐCSVN đã vận dụng tư tưởng CCVS là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt bởi tư tưởng đó đã đưa đất nước ta được độc lập, tự do, đảm bảo cho dân được cơm ăn, áo mặc.

Đảng ta không ngừng nâng cao hiệu quả quản lí bảo đảm công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Những luận điểm cơ bản của V.I.Lenin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w